Israel-Hamas: vì sao cuối cùng Đức Phanxicô nhận tiếp gia đình các con tin Israel

37

Israel-Hamas: vì sao cuối cùng Đức Phanxicô nhận tiếp gia đình các con tin Israel

Ngày thứ tư 22 tháng 11, Đức Phanxicô sẽ tiếp riêng các gia đình con tin Israel và tiếp riêng phái đoàn thân nhân của những người Palestine sống ở Dải Gaza.

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2023-11-21

Từ một tháng rưỡi nay, một cách có hệ thống, Đức Phanxicô nêu lên tình hình ở Trung Đông, hai lần một tuần, vào cuối buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày thứ tư và vào giờ Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật. Đức Phanxicô trong giờ Kinh Truyền Tin ngày 8 tháng 10 / RICCARDO DE LUCA/ANADOLU/AFP

Các cuộc gặp được tổ chức ở Nhà Thánh Marta, nơi Đức Phanxicô có các cuộc họp kín đáo nhất của ngài. Nhưng lần này, ngày thứ tư 22 tháng 11, mọi cặp mắt sẽ tập trung vào ngôi nhà trông như khách sạn ở nội thành Vatican, nơi ngài sống và làm việc từ 10 năm nay.

Tại đây, trước buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày thứ tư, ngài  sẽ tiếp khoảng 20 người thân các con tin Israel bị giam giữ ở Gaza kể từ ngày xảy ra cuộc tấn công của Hamas vào Israel 7 tháng 10. Sau đó cách vài chục mét, tại một phòng khách nhỏ nằm phía sau Hội trường Phaolô VI, ngài sẽ gặp phái đoàn gia đình Palestine sống ở Gaza, hiện đang bị quân đội Israel bắn phá.

Từ một tháng rưỡi nay, một cách hệ thống, Đức Phanxicô nêu lên tình hình ở Trung Đông, hai lần một tuần, vào cuối buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày thứ tư và vào giờ Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật. Ngài tăng cường kêu gọi hòa bình và ngừng bắn, kêu gọi thả con tin Israel, kêu gọi mở các hành lang nhân đạo ở Dải Gaza. Như trong nhiều thập kỷ qua, Vatican luôn bảo vệ một giải pháp cho hai Quốc gia.

Đất Thánh, Đức Phanxicô lên tiếng: “Xin ngưng bắn! Xin dừng lại!”

Về phần hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, ngay từ đầu cuộc xung đột, ngài lên án toàn diện và kiên quyết với cuộc tấn công vào Israel của Hamas và đảm bảo “những ai bị tấn công có quyền bảo vệ và phải tôn trọng tiêu chuẩn phản ứng tương xứng”.

Giám mục Bonny viết trên phương tiện truyền thông Bỉ: “Hỡi các bạn do thái, tôi không thể im lặng được nữa”

Nhưng cho đến nay, Đức Phanxicô luôn từ chối yêu cầu của các gia đình con tin Israel xin gặp ngài. Dù một số bên trung gian ủng hộ nhu cầu này: đại sứ quán Israel tại Tòa thánh, đại sứ quán Hoa Kỳ, cũng như Hội nghị các Giáo sĩ do thái châu Âu, được Đức Phanxicô tiếp ngày 6 tháng 11 tại Dinh tông tòa.

 Các mối liên hệ cấp cao “không được tích cực”

Những người lãnh đạo cộng đồng do thái đến từ khắp châu Âu, ban đầu đã nhận được sự đồng ý của Vatican để cho các gia đình con tin đi cùng. Nhưng sau đó Phủ giáo hoàng, cơ quan có nhiệm vụ tổ chức các cuộc tiếp kiến đã cho họ biết có thay đổi: gia đình các con tin không được đi cùng.

Nếu Đức Phanxicô miễn cưỡng là vì ngài sợ trở thành đối tượng bị lợi dụng về mặt chính trị. Một nguồn tin ngoại giao cho báo La Croix biết “các cuộc tiếp xúc cấp cao” chắc chắn đã diễn ra giữa Vatican và chính phủ Israel, nhưng “không được tích cực”. Trên thực tế, trong chốn riêng tư, giáo hoàng rất gay gắt với những hành động của thủ tướng Benjamin Netanyahu, ngài cho rằng Israel không thể “đáp trả khủng bố bằng khủng bố”, tấn công Dải Gaza như nước này đang làm.

Các chữ được dùng trong thông cáo báo chí ngắn gọn được Vatican công bố ngày 17 tháng 11, xác nhận có cuộc gặp với các gia đình con tin, đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất phi chính trị – “hoàn toàn nhân đạo” – của cuộc gặp này. Cũng như một cuộc gặp được tổ chức song song với “các gia đình người Palestine đau khổ vì cuộc xung đột ở Gaza”. Và với điều kiện tiếp nhóm Palestine, cuối cùng Đức Phanxicô đồng ý gặp các gia đình con tin Israel.

Lá thư từ gia đình con tin 

Sự miễn cưỡng của ngài được thể hiện rõ ngày 6 tháng 11 khi ngài tiếp các giáo sĩ do thái châu Âu. Hôm đó tại Dinh tông tòa, ngài bỏ bài phát biểu soạn sẵn với lý do ngài cảm thấy không được khỏe. Hụt hơi, ngài phát bài diễn văn cho các giáo sĩ và chào từng người một. Nhân cơ hội họ đưa cho ngài thư viết tiếng Anh và Tây Ban Nha có chữ ký của đại diện các gia đình con tin xin ngài dùng ảnh hưởng của ngài để giải thoát họ, báo La Croix có thể tham khảo.

Nhưng việc ngài không phát biểu đã gây nhiều lo ngại, vì hiếm khi ngài lấy lý do vì sức khỏe. Vài giờ sau ngài vui vẻ khỏe khoắn tiếp 7.000 trẻ em chờ ngài ở Hội trường Phaolô VI.

Trong riêng tư vào buổi tối, các giáo sĩ do thái không giấu được bất bình. Vài ngày sau, một số nguồn tin Vatican xác nhận với báo La Croix, việc này thực sự đúng như vậy. Một nguồn tin nói: “Ngài không phát biểu vì tình hình chính trị. Ngài không muốn bị cho là quá thiên vị người Israel. Mọi lời nói đều có thể bị hiểu là ngài ủng hộ ông Netanyahu. Nếu như vậy thì sẽ tạo rủi ro thực sự cho người công giáo thiểu số ở một số quốc gia hồi giáo, các nhà thờ của họ có nguy cơ bị tấn công.”

Ở Vatican, nơi có ký ức lâu dài, chúng ta nhớ năm 2006, một câu ngắn trích từ bài phát biểu về tôn giáo và bạo lực của Đức Bênêđíctô XVI tại Regensburg, đã tạo một làn sóng bạo lực chống các tín hữu kitô ở một số quốc gia, đặc biệt là ở Palestine và Iraq, cũng như ở Somalia, một nữ tu đã bị sát hại. 

“Đặc thù của Tòa thánh là không hy sinh ai”

Sự hết sức thận trọng này đối với Israel đi đôi với thực tế, ngoại giao của Vatican có truyền thống giữ “tất cả các kênh mở” để có thể thảo luận với mọi người. Vì thế không có việc lánh xa người Palestine, khi một số nhà ngoại giao của Dinh tông tòa mơ ước được tham dự hòa giải, đặc biệt là để giải thoát các con tin. Một nhà lãnh đạo kitô giáo tại chỗ cho biết: “Đặc thù của Tòa thánh là không hy sinh ai. Vatican quan tâm đến người dân tại chỗ và liên hệ với tất cả các bên trong cuộc chiến này.”

Tại Rôma, Đức Phanxicô xem cuộc chiến này là một trong những vấn đề hàng đầu của ngài. Ngài thường xuyên gọi cho linh mục Gabriel Romanelli ở Gaza, quốc tịch Argentina, cũng như các nữ tu có tu viện nằm trong dải đất bị Israel tấn công. Ngài duy trì liên lạc chặt chẽ với hồng y Pierbattista Pizzaballa, thượng phụ la-tinh của Giêrusalem. Một nhà ngoại giao châu Âu làm việc ở Rôma cho biết: “Vatican luôn lo lắng khi trẻ em, khi con tin bị đe dọa, họ bị đau khổ dưới làn bom đạn. Nhưng lần này là tất cả tín hữu kitô sống ở phía Palestine.”

Tại Dinh tông tòa, một số người lo sợ không còn tín hữu kitô ở  Gaza: tất cả các giáo pháo cọng lại, họ chỉ còn khoảng một ngàn tín hữu sống ở đó. Một số đã sụt giảm trước khi chiến tranh bùng nổ, vì năm 2007 đã có 7.000 người ở đó khi Hamas nắm quyền. Nhưng Vatican cũng lo lắng với Bờ Tây Dải, nơi tín hữu kitô tiếp tục giảm sút.

Cuộc họp quyết định vào đầu tháng 12

Đầu tháng 12 Đức Phanxicô sẽ đi Dubai tham dự cuộc họp khí hậu COP28, tại đây ngài sẽ gặp các nguyên thủ quốc gia và chính phủ trên khắp thế giới. Một cơ hội để giải quyết các vấn đề về khí hậu nhưng cũng là để đề cập đến những xung đột đang diễn ra.

Vào giữa tháng 11, Phủ Quốc vụ khanh thông báo cho tất cả các sứ quán biết, giáo hoàng sẵn sàng tiếp đón tại Dubai tất cả những ai muốn nói chuyện với ngài. Danh sách các cuộc họp này vẫn chưa được Vatican công bố.

Đề xuất này là một phần của truyền thống ngoại giao của Vatican, vốn có nguyên tắc không bao giờ loại trừ bất kỳ người đối thoại nào khi tiến hành các cuộc thảo luận hoặc đàm phán ở cấp độ quốc tế.

Chiến tranh Israel-Hamas: tia hy vọng cho con tin

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Các con tôi đang bị Hamas bắt làm con tin. Xin đưa tôi đến Gaza để tôi gặp các con tôi

Một video quá đau lòng. Cách đây sáu tuần, Hamas đăng video này: một em bé Israel họ bắt làm con tin. Em bị các em bé Palestine chế giễu: “Ima! Ima! Mẹ ơi! Mẹ ơi! bằng tiếng do thái”. Em bé này vẫn còn ở trong tay Hamas.