Giữa Đức Phanxicô và nước Pháp: “Bỏ thì thương, vương thì tội”

131

Giữa Đức Phanxicô và nước Pháp: “Bỏ thì thương, vương thì tội”

lepoint.fr, Jérôme Cordelier, đặc phái viên tại Rôma, 2023-09-21

00Quyền lực của giáo hoàng (4/4). Dù có mối quan hệ tốt với tổng thống Emmanuel Macron nhưng chưa bao giờ Đức Phanxicô cho thấy ngài gắn bó nhiều với nước Pháp như các giáo hoàng tiền nhiệm của ngài.

Là người mê bóng đá, ngài đã đặt mục tiêu khi đến ngôi đền của môn thể thao vua này, để đặt chân lên đất Pháp. Đội Thế vận Marseille (OM) đang trong cơn khủng hoảng, Đức Phanxicô sẽ cử hành thánh lễ tại sân vận động Vélodrome ở Marseille ngày thứ bảy 23 tháng 9 và một buổi cầu nguyện ở nhà thờ Đức Mẹ Gìn giữ chiều thứ sáu 22 tháng 9 khi ngài đến Marseille, để tỏ lòng tôn kính những người di cư, ngài sẽ có bài phát biểu ở dinh Pharo và đi xe giáo hoàng trên đại lộ Prado, cuối cùng người Marseille có được điều mà không một thành phố nào của nước Pháp có được: Đức Phanxicô đến Marseille!

Một chiến thắng dành cho ông Jean-Claude Gaudin, cựu thị trưởng thành phố và cựu tổng giám mục Pontier, những người đã làm việc ở hậu trường trong nhiều năm cho chuyến đi và bây giờ được tổng giám mục Jean-Marc Aveline vừa được phong hồng y thực hiện. Chuyến đi cuối cùng của một giáo hoàng đến thành phố biển này là chuyến đi của Đức Clement VII… vào năm 1533! 

Đức Phanxicô và các Quốc gia nhỏ

Lần cuối cùng Đức Phanxicô đặt chân lên nước Pháp là năm 2014 tại Strasbourg, để phát biểu trước Nghị Viện châu Âu, khi đó ngài không đến cầu nguyện ở nhà thờ chính tòa, điều làm cho ngài bị chỉ trích mạnh. Vì, chúng ta biết, ngài nói ngài không đến Pháp mà đến Marseille, ưu tiên của ngài là ủng hộ các quốc gia nhỏ, họ đấu tranh để được lắng nghe trong sự hòa hợp của các quốc gia, hơn là các quốc gia xưa cổ.

Tại Marseille, chuyến đi mang tính chính trị của Đức Phanxicô

Vì thế ở Strabourg cũng như ở Marseille, đây không phải là chuyến đi  cấp Nhà Nước. Không như Đức Bênêđíctô XVI đã hai lần tôn vinh nước Pháp với sự hiện diện của ngài, với bài phát biểu trước giới tinh hoa Pháp tại Viện Bernardins năm 2008 vẫn còn được ghi nhớ. Hay Đức Gioan-Phaolô II, giáo hoàng đi khắp thế giới, đã đến Pháp không dưới… tám lần! Đó là không kể Đức Gioan XXIII từng là sứ thần Tòa thánh tại Paris và nhất là Đức Phaolô VI, người nói tiếng Pháp và rất chuộng văn hóa Pháp.

Còn Đức Jorge Bergoglio sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 ở Buenos Aires, dù xuất thân từ một gia đình người Ý nhập cư, nhưng ngài ít nuôi dưỡng tinh thần châu Âu như các tiền nhiệm của ngài, với Đức Bênêđictô XVI, ngài dựa vào châu Âu để biến nguồn gốc kitô giáo trở thành một thách thức trong triều của ngài. Chắc chắn, qua quá trình đào tạo của ngài, Đức Phanxicô hiểu truyền thống trí tuệ lâu đời của các tu sĩ Dòng Tên người Pháp, những người, qua các tác phẩm của họ được truyền trên toàn thế giới, và đặc biệt thần học gia Henri de Lubac được đánh giá cao, nhà kháng chiến vĩ đại trong mạng lưới Nhân Chứng Kitô, bị cấm dưới thời Đức Piô XII, sau đó được Đức Gioan XXIII phục hồi, giáo hoàng đã bổ nhiệm ngài làm chuyên gia tại Công đồng Vatican II và trở thành hồng y cùng với Đức Gioan Phaolô II. Có vẻ như Đức Phanxicô đã đọc Lubac.

“Di cư phải là một lựa chọn tự do”: Đức Phanxicô, giáo hoàng tiên tri của Lampedusa

Đức Phanxicô, giáo hoàng tiên tri tại Lampedusa, một nhà vatican học dày kinh nghiệm nói: “Tôi cũng đã thấy những tấm thiệp do chính tay ngài viết bằng tiếng Pháp.” Nhưng, phải nói người Nam Mỹ này, giám mục của người nghèo, giáo hoàng đứng đầu một Giáo hội công giáo có một lực lượng mạnh mẽ ở châu Phi và châu Á, tập trung vào những nơi bị rạn nứt – mà ngài gọi là vùng ngoại vi -, cho thấy ngài khá xa với đất nước Thiên chúa giáo lâu đời Pháp này.

 Sự khó hiểu của người công giáo Pháp

Đức Gioan-Phaolô II được Tổng thống Chirac và phu nhân Bernadette tiếp đón tại sân bay Tarbes, trước chuyến thăm Lộ Đức của ngài ngày 14 tháng 8 năm 2004. – PATRICK KOVARIK / AFP / PATRICK KOVARIK/AFP

Đức Phanxicô được mời đến Pháp nhiều lần nhưng ngài luôn từ chối lời mời. Đến mức làm mất lòng cộng đồng công giáo vẫn còn sống trong hoài niệm của nước được cho là “vận động viên của Chúa”…

Đức Gioan-Phaolô II năm 1980 đã nói câu nói nổi tiếng: “Nước Pháp, bạn thực hiện lời hứa của bạn khi rửa tội chưa?”. Hay nhà thần học sâu sắc và chăm chú Bênêđictô XVI. Một cộng đồng đang sống trong  thời điểm tế nhị: những kitô hữu này không phải lúc nào cũng cảm thấy thoải mái ở Pháp năm 2023, họ ngày càng thấy mình bị chủ nghĩa thế tục loại ra khỏi các cuộc tranh luận công khai vì chủ nghĩa thế tục thô bạo, vì cuộc chiến chống chủ nghĩa hồi giáo, vì chủ nghĩa cấp tiến hống hách.

Người công giáo thường phải chịu đựng việc đi ngược lại xu hướng của xã hội Pháp. Và không phải lúc nào họ cũng hiểu được giáo hoàng của họ, người luôn cởi mở đặt câu hỏi về các giáo điều và truyền thống Giáo hội, và không thích các vụ bê bối lạm dụng tình dục – chúng ta nhớ, trong số những chuyện khác, ngài chưa bao giờ tiếp các đại diện của ủy ban do ông Jean-Marc Sauvé làm chủ tịch (Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp, Ciase) đã đưa ra ánh sáng quy mô khủng khiếp các vụ bê bối tình dục trong Giáo hội Pháp. Khi Thượng Hội đồng Giám mục càng đến gần để thảo luận về tương lai Giáo hội công giáo, trong phiên họp đầu tiên diễn ra vào đầu tháng 10 tại Rôma, thì những lo ngại càng gia tăng.

Đức Phanxicô: nhà cách mạng ở Vatican

Một nhà vatican học nói tiếng Pháp ở Rôma nhận xét: “Nhiều tín hữu đang gặp khủng hoảng và cảm thấy không thoải mái. Họ lo ngại thượng hội đồng này đưa nhiều chiều ngang vào việc quản trị Giáo hội hơn, từ dưới lên trên, sẽ phá vỡ cơ cấu giáo hội và làm suy yếu các huấn quyền. Liệu ngài có vui khi phá bỏ tòa nhà đã hỗ trợ Giáo hội suốt hai ngàn năm không?”

Hai tân hồng y người Pháp 

Đức Phanxicô vẫn gởi các tín hiệu đến Pháp, tháng 10 sắp tới ngài sẽ công bố phần tiếp theo của thông điệp Laudato si’ (2015) sao cho phù hợp với cuộc họp COP21 ở Paris, bằng cách gởi giày của ngài đến Quảng trường nước Cộng hòa để chống việc cấm tuần hành vì khí hậu, hoặc tháng 7 năm 2016 khi xảy ra vụ thảm sát linh mục Hamel, ngài tuyên bố linh mục Hamel là “người tử đạo”, ngài tiếp gia đình các nạn nhân của vụ tấn công Nice năm 2016.

Sự hiện diện của Pháp tại Vatican chắc chắn không còn hiển hiện như trước, nhưng nó vẫn tồn tại, dù theo một cách lặng lẽ: trong các bộ, trong các cơ quan có trách nhiệm đưa các hoạt động của giáo hoàng ra công chúng, như nữ tu Nathalie Becquart trong thượng hội đồng; ở các nơi chủ chốt lịch sử như các nhà thờ Thánh Lu-i người Pháp và Trinité-des-Monts, các di tích của Rôma gom lại trong “những nơi mộ đạo của nước Pháp ở Rôma và Loreto” do linh mục Đa Minh Renaud Escande vừa được chỉ định.

Hơn nữa, Đức Phanxicô vừa phong hai hồng y Pháp, giám mục Christophe Pierre, nhà ngoại giao trước đây là sứ thần ở Mỹ và giám mục François-Xavier Bustillo, giám mục Ajaccio. Cả hai sẽ nhậm chức ngày 30 tháng 9. Với hồng y Jean-Marc Aveline được bổ nhiệm năm ngoái, nâng số lượng hồng y người Pháp lên sáu – nhưng hồng y André Vingt-Trois, 80 tuổi, đã vượt quá giới hạn độ tuổi để có thể bầu giáo hoàng tiếp theo.

Một yếu tố thuận lợi khác, đó là sự thân tình giữa Đức Phanxicô và tổng thống Macron, cựu sinh viên Dòng Tên, ông đã gặp Đức Phanxicô nhiều lần, thường ôm ngài và xưng hô thân mật với ngài. Một nhà vatican học lâu năm nhận xét: “Dù chênh lệch tuổi tác nhưng hai nhà lãnh đạo đều giống nhau trong cách cai trị. Emmanuel Macron hỏi ý kiến nhiều cố vấn cấp quốc gia nhưng quyền lực vẫn tập trung trong tay ông; Đức Phanxicô tổ chức các thượng hội đồng, liên tục nhắc mình muốn có chiều ngang và đối thoại trong chính quyền Giáo hội, nhưng ngài quyết định một mình. Và chưa bao giờ cò nhiều tự sắc như vậy với Đức Phanxicô, (sắc lệnh giáo hoàng có hiệu lực pháp luật ngay lập tức) theo phong cách riêng của ngài.

Tổng thống Emmanuel Macron cũng có vai trò của ông trong việc cổ vũ Đức Phanxicô đến Marseille, nơi được tổng thống xem là “thành phố trái tim”. Một năm trước, ngày 24 tháng 10 năm 2022, trên chuyến bay đưa ông từ Rôma về Paris sau khi gặp Đức Phanxicô, ông thì thầm với chúng tôi: “Tôi cá, giáo hoàng sẽ đi Marseille.”

Marta An Nguyễn dịch

Đức Phanxicô chiến đấu hết mình để đón nhận người di cư