Sự thật và tình bạn là cần thiết để chống lại văn hóa loại bỏ

105

Sự thật và tình bạn là cần thiết để chống lại văn hóa loại bỏ

tempi.it, Rodolfo Casadei, 2023-08-21

Tranh luận trong Cuộc họp ở Rimini với Sergio Belardinelli, François-Xavier Bellamy và Joseph Weiler. “Trong thời đại chủ nghĩa tương đối này, cần có can đảm để tiếp tục đặt sự thật làm trọng tâm.”

Ba diễn giả rõ ràng có quan điểm tiêu cực về hiện tượng này, ông Joseph Weiler bày tỏ quan điểm của ông trong phần khai mạc.

Sự khiêu khích của ông Joseph Weiler

Ông Weiler đưa ra một danh sách của những tẩy xóa kỳ lạ nhất trong thế giới Anglo-Saxon, từ những bức tượng của Christopher Columbus bị dỡ bỏ ở Mỹ với danh nghĩa chống lại chế độ phụ hệ, cho đến nhà văn J.K. Rowling bị loại ra khỏi các cuộc gặp gỡ với các thợ gốm – chính bà là người đã tạo ra nhân vật này của Harry Potter – vì đã nhấn mạnh việc một người đàn ông cảm thấy mình là phụ nữ thì không thể được xem là phụ nữ. Bà cho thấy việc “hủy bỏ văn hóa” là họ hàng gần với sự đúng đắn về chính trị của những năm 1970, được cứu khỏi thùng rác lịch sử nhờ sức mạnh của mạng xã hội, thứ đã cho chúng ta “quá khứ một chiều và tẩy trùng lịch sử”.

Ông Weiler đưa ra hai lời khiêu khích: 1) dễ dàng lên án “văn hóa hủy bỏ” khi nói đến những bức tượng của Christopher Columbus hay một quyển sách có tựa đề Châu Âu Kitô giáo (L’Europe chrétienne, do ông viết) mà Feltrinelli từ chối xuất bản vì cho rằng “xa lạ với đường hướng của nhà xuất bản”; nhưng khi một ngôi làng nhỏ ở Áo muốn dựng tượng cho một trong những sĩ quan có trách nhiệm về vụ thảm sát Marzabotto, liệu chúng ta có muốn phá bỏ nó không? 2) Vì lợi ích hòa bình xã hội, đôi khi cần phải nghĩ đến xúc cảm của những thiểu số đã thực sự đau khổ dưới bàn tay của một số nhân vật. Hòa bình xã hội đôi khi có giá trị hơn những cân nhắc rất có giá trị khác.

Những hành động khiêu khích tiêu biểu, được thực hiện trước đó – để không gây ấn tượng là thù nghịch với quyền tự do ngôn luận – bằng việc tuyên bố đức tin vào cụm từ nổi tiếng được cho là của Voltaire (người chưa bao giờ tuyên bố, trong khi ông Weiler xem là thật): “Tôi không đồng ý với bạn, nhưng tôi sẽ làm tất cả để bạn có quyền bày tỏ quan điểm của mình”. Điều đáng tiếc là những giải pháp được đưa ra cho những tình thế tiến thoái lưỡng nan của những trường hợp tế nhị nhất đặt ra đều không được chấp nhận: “Nếu chúng ta là những người theo chủ nghĩa hợp hiến, chúng ta không thể không nhắc đến Carl Schmitt trong các tác phẩm của chúng ta, nhưng chúng ta phải luôn nói rõ ông ta là một tên quốc xã; những bức tượng của George Washington vẫn tốt, nhưng chúng ta nên thêm một tấm bảng giải thích ông ấy cũng là người có nô lệ”.

Hai yếu tố đằng sau văn hóa hủy bỏ

François-Xavier Bellamy, nghị sĩ Âu châu và là nhà trí thức Pháp, có một quan điểm khác, dùng tự do để thách thức tiêu đề của sự kiện nhân danh nội dung của một trong những cuốn sách nổi tiếng của ông, ‘Những người bị tước quyền thừa kế’ (Les déhérités, ‘Tôi không đồng ý rằng giải pháp thay thế để hủy bỏ văn hóa là xây dựng văn hóa: giải pháp thay thế là truyền tải văn hóa, vấn đề của chúng ta là cuộc khủng hoảng truyền tải văn hóa’). Theo ông, văn hóa hủy bỏ xuất phát từ hai yếu tố, một là đạo đức và một là triết học: sự thiếu khiêm tốn và chủ nghĩa tương đối đã xóa bỏ sự thật.

“Khi còn trẻ, tôi đã đọc một quyển sách kêu gọi mọi người ngừng nghiên cứu Aristotle vì triết gia Hy Lạp đã viết ‘một số người sinh ra đã là nô lệ’. Về phần tôi, tôi nghĩ rằng nếu một bộ óc vĩ đại như Aristotle, một nhà tư tưởng, người đã để lại một di sản vẫn còn là điểm tham chiếu, đã có thể nêu ra một quan niệm sai lầm như vậy, thì có thể tôi cũng cảm thấy an toàn trong một ý tưởng hoàn toàn sai lầm. Điều này giúp tôi khiêm tốn: tôi không phải là người nắm giữ sự thật, chắc chắn đôi khi tôi cũng cần được sửa chữa, cũng như triết gia Socrate mong muốn khi đối thoại với nhà ngụy biện Gorgias. Sẽ là tốt nếu thỉnh thoảng, khi đối diện với các chính trị gia có khuynh hướng trái ngược nhau, một trong số họ nói: ‘Tôi xin cám ơn, tôi đã phạm sai lầm và khi nói chuyện với bạn, tôi đã nhận ra sai lầm của tôi’. Đây sẽ là một cách tìm lại ý nghĩa cho đời sống công cộng.”

“Nguyên nhân thứ hai của việc hủy bỏ văn hóa là thuyết tương đối. Là nhà giáo, tôi thấy các học sinh tin chắc sự thật không tồn tại, bởi vì mỗi người đều có sự thật riêng của mình. Nhưng nếu tôi không tin vào sự tồn tại của sự thật, tôi sẽ có khuynh hướng ngăn chặn người khác bày tỏ ý kiến của họ khác với ý kiến của tôi, vì tôi sẽ nghĩ không ai có thể thuyết phục người khác về giá trị quan điểm của mình, vì không có gì là đúng cả. Nếu tôi không thực sự chắc chắn về ý tưởng của tôi, vì tôi nghĩ rằng sự thật không tồn tại, thì tôi cảm thấy mong manh và tôi làm cho đối phương im lặng để không phải đối đầu với họ. Nhưng sự thật vẫn ở đó, không ngụy biện nào có thể làm cho nó biến mất; nếu một nửa căn phòng này tin vào sự tồn tại của Chúa còn nửa kia không tin, thì cả hai nửa đều không thể đúng: người này đúng và người khác sai”.

Văn hóa hủy bỏ và sự thật

Chủ đề về sự thật đặc biệt thúc đẩy ông Belardinelli, người gần như lạc đề: “Phe cánh tả theo chủ nghĩa tự do của Mỹ lần đầu tiên ăn mừng kỷ nguyên hậu sự thật, sau đó họ phát hiện ra những người như ông Trump và Putin rất thành thạo khi dùng mạng xã hội để đưa ra thông điệp của họ, vì thế cần phải thiết lập lại sự thật để chiến đấu chống tin giả. Nhưng họ đã vội vã đến mức nghi ngờ và hướng tới chế độ chuyên quyền. Là người theo chủ nghĩa tự do, tôi cho rằng trong một xã hội tự do và bình đẳng, một sai lầm được chia sẻ còn tốt hơn là sự thật bị vũ lực áp đặt”.

Đây không phải là nghịch lý duy nhất được giáo sư đề xuất, ông cũng trích dẫn lời của triết gia Hannah Arendt: “Ngược với sự thật không phải là giả dối, nhưng dối trá có chủ ý. Tình bạn tốt hơn là công lý, vì khi có tình bạn thì không cần công lý; mặt khác, khi có công lý thì cũng cần có tình bạn”.

Ông Bellamy nói: “Trong thời đại của thuyết tương đối, cần có can đảm để tiếp tục đặt sự thật làm trọng tâm. Thuyết tương đối rất thoải mái: bạn sống trong thế giới của những điều chắc chắn của riêng bạn mà không phải đối đầu với bất kỳ ai, vì đó sẽ là một việc làm vô ích. Trả lời ai đó và nói với họ rằng họ sai đòi hỏi lòng dũng cảm. Như Charles Peguy đã nói, bạn phải có can đảm để nói những gì bạn nhìn thấy, nhưng trước hết bạn hãy can đảm để nhìn thấy những gì bạn nhìn thấy. Thuyết tương đối từ chối nhìn nhận thực tế.” Và ông Bellamy kết thúc bằng cách đọc thuộc lòng bằng tiếng Pháp, mười dòng nổi tiếng trong phần cuối của quyển Chính thống giáo của G.K. Chesterton (“Chúng ta sẽ rút kiếm ra để chứng minh rằng  những chiếc lá trong rừng vẫn xanh trong mùa hè. Chúng ta sẽ được dẫn dắt để bảo vệ không chỉ những đức tính đáng kinh ngạc của cuộc sống con người, nhưng một điều còn đáng kinh ngạc hơn, đó là vũ trụ bao la và bất khả thi này đang đối đầu với chúng ta. Chúng ta sẽ chiến đấu cho những điều kỳ diệu hữu hình cũng như vô hình. Chúng ta sẽ chiêm ngưỡng những ngọn cỏ và bầu trời không thể có được với một lòng dũng cảm kỳ lạ. Chúng ta sẽ nằm trong số những người đã thấy nhưng vẫn tin.”) Chúng ta nhớ rằng trong tác phẩm Những người bị tước quyền thừa kế, cựu giáo sư ca ngợi những những bài thơ đã học thuộc lòng, và chúng tôi hiểu tất cả mọi thứ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch