Trung tâm chăm sóc Verbist ở Oulan-Bator, niềm hy vọng của các trẻ em nghèo
Được các nhà truyền giáo Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria khánh thành năm 1995, trung tâm tiếp nhận khoảng 50 trẻ em nghèo ở Oulan-Bator. Đó là một trong những dấu ấn đầu tiên của việc phúc âm hóa bằng công việc bác ái.
Trung tâm chăm sóc Verbist ở Ulaanbaatar, niềm hy vọng của các trẻ em nghèo
Được các nhà truyền giáo Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria khánh thành năm 1995, trung tâm tiếp nhận khoảng 50 trẻ em nghèo của Oulan-Bator. Đây là một trong những dấu ấn của việc “truyền giáo qua đức ái”, điểm nổi bật của Giáo hội công giáo Mông Cổ.
vaticannews.va, Olivier Bonnel, Đặc phái viên ở Oulan-Bator, Mông Cổ
Trẻ em được chăm sóc tại Trung tâm Chăm sóc Verbist.
Từ một tòa nhà gạch rộng lớn vô hồn phát ra tiếng cười đùa vui vẻ của trẻ em. Chính tại đây, gần ba mươi năm trước, Tu hội Truyền giáo Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria (CICM) đã mở trung tâm tiếp nhận dành cho những trẻ em nghèo nhất ở Oulan-Bator. Có khoảng 50 em, từ 2 đến 18 tuổi, hầu hết các em là trẻ mồ côi. Tòa nhà bốn tầng được chia thành phòng chơi, phòng học, phòng ăn và ký túc xá nhỏ.
Năm 1994, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền Mông Cổ, cộng đoàn đã có được trung tâm này, Hai năm trước, Tu hội Truyền giáo CICM gởi ba linh mục đầu tiên đến Mông Cổ, thực hiện giấc mơ của nhà sáng lập người Bỉ Théophile Verbist, người đã qua đời vì bệnh thương hàn năm 1868 tại Laohugou, Nội Mông Cổ.
Linh mục Charles Phutuka, bề trên Tu hội Truyền giáo CICM đến Mông Cổ trong chuyến tông du của Đức Phanxicô giải thích: “Trung tâm này rất có ý nghĩa với cộng đoàn vì Trung tâm đánh dấu những bước đi đầu tiên của chúng tôi ở Mông Cổ. Giống như nhà sáng lập Hội dòng, chúng tôi quan tâm đến những em bé không có gì để ăn”. Theo linh mục Phutuka, Trung tâm Chăm sóc Verbist là ví dụ về việc phục vụ qua các công việc từ thiện, không chỉ với các trẻ em mồ côi mà còn với toàn xã hội Mông Cổ.
Linh mục Charles Phukuta, bề trên tổng quyền của Dòng Thừa Sai Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ (CICM)
Một thử thách hàng ngày
Từ đầu thế kỷ 20, các nhà truyền giáo của Tu hội Truyền giáo “đã mong muốn thực hiện những bước đi cụ thể để phát triển công việc của Tu hội, nhưng hoàn cảnh chính trị lúc đó không cho phép chúng tôi làm.” Cha muốn nói đến sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ và chủ nghĩa vô thần của Quốc gia vào đầu những năm 1920. Một nhà tâm lý học trẻ tuổi làm việc tại Trung tâm Chăm sóc Verbist cho biết, với đại dịch Covid, những năm vừa qua thật khó khăn, ngày càng có nhiều trẻ em phải ra đường sống.
Các trẻ em ở đây hầu hết sống ở thủ đô, nhưng cũng có một số em ở các vùng xa xôi hẻo lánh đến. Khi biết có hoàn cảnh khó khăn của các em, chính quyền báo cho chúng tôi để chúng tôi tiếp nhận. Linh mục Charles cho biết: “Điều đáng mừng hiện nay là số trẻ em giao cho chúng tôi đang giảm, có nghĩa tình trạng nghèo đói trong nước đang giảm đi một chút, dù chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc để làm.”
Một lớp học tại Trung tâm chăm sóc Verbist
Năm 1996, chính phủ Mông Cổ đã làm nhẹ bớt gánh nặng cho các hội dòng truyền giáo nước ngoài, họ cấp “giấy phép vĩnh viễn cho các hoạt động tôn giáo”, nhưng năm 2009, tình trạng này đã thay đổi. Các nhà truyền giáo có mặt ở đây, bây giờ phải làm đơn xin phép hàng năm cho các hoạt động tôn giáo và từ thiện của họ. Một sợi dây thòng lọng đè nặng trên các công việc đang phát triển. Cha Charles giải thích: “Chúng tôi hy vọng chuyến đi của Đức Phanxicô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những vấn đề này, vì đôi khi rất khó để làm việc khi phải gia hạn thị thực hoặc giấy phép làm việc cứ ba hoặc sáu tháng một lần. Tôi hy vọng đối thoại sẽ tiếp tục giữa Giáo hội và chính quyền để công việc của các cộng đồng chúng tôi được thuận lợi, dù chúng tôi là quốc tịch nào.”
Trung tâm chăm sóc Verbist ở Oulan-Bator
Dù với những thách thức này, Trung tâm Chăm sóc Verbist vẫn là nơi nói lên tinh thần từ thiện được cộng đồng mong muốn: “Đó là việc truyền giáo không phải bằng chiêu dụ hay bằng lời nói hung hăng, nhưng bằng lối sống của chúng ta, bằng thái độ của chúng ta với người anh em của mình.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch