Bị từ chối cấp thị thực để đi Ngày Thế Giới Trẻ: “Giới trẻ châu Phi cảm thấy mình là con mồ côi”

136

Bị từ chối cấp thị thực để đi Ngày Thế Giới Trẻ: “Giới trẻ châu Phi cảm thấy mình là con mồ côi”

africa.la-croix.com, Maryse Adjo Quashie, Charles Ayétan, 2023-08-10

Bà Maryse Quashie là giảng viên về khoa học giáo dục tại Đại học Lomé, Togo, Phi châu.

Trên diễn đàn này, bà lên tiếng tố cáo sự thờ ơ của Giáo hội trước việc chính quyền Bồ Đào Nha từ chối cấp thị thực cho các bạn trẻ Phi châu muốn tham dự Ngày Thế Giới Trẻ.

Giống như con mồ côi: đây là cảm giác của các bạn trẻ châu Phi đã không thể đi Lisbon dự Đại hội Giới trẻ Thế giới từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 8, chỉ vì họ bị từ chối cấp thị thực vào Bồ Đào Nha.

Nhưng vì sao chỉ vài trăm bạn trẻ châu Phi bị từ chối không được chung vui cùng với các bạn trẻ khác trên toàn thế giới, để có kinh nghiệm độc đáo về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu qua anh em của họ đến từ khắp nơi trên thế giới?

Trên thực tế, các bạn trẻ này không giận chính quyền Bồ Đào Nha, nhưng giận Giáo hội của họ, đã không quan tâm đến họ, không làm gì để giúp họ tham dự một sự kiện do chính họ tổ chức. Đúng vậy, chính quyền Bồ Đào Nha cũng như tất cả chính quyền các nước phương Tây, họ có cùng một thái độ dựa trên nỗi sợ: chuyện gì sẽ xảy ra nếu một số thanh niên châu Phi nhân cơ hội này ở lại phương Tây? Vì nếu có việc từ chối thị thực, thì vì sao Giáo hội và các sứ quán Tây phương không trao đổi vấn đề này với nhau? Vì sao người châu Phi đã cố gắng không ngừng, để rồi phải chịu tủi nhục, cuối cùng bị từ chối mà không một lời giải thích?

Tại sao chúng ta nói về những ngày giới trẻ “thế giới” nếu cánh cửa đóng lại với người châu Phi?

Đúng vậy, các bạn trẻ châu Phi cảm thấy mình như con mồ côi, nếu đúng là có nhiều bạn trẻ trên thế giới không thể đến Lisbon vì thiếu phương tiện tài chính hoặc do những trở ngại khác nhau, thì vì sao lại có những người bị từ chối vì visa không được thị thực? Tại sao chúng ta nói về Ngày ‘Thế giới’ trẻ nếu cánh cửa đóng lại với người trẻ châu Phi? Liệu chúng ta có nên lên đường, băng qua sa mạc, chịu nhục nhã và hành hạ ở Libya, ở Tunisia, dám lên những con thuyền không an toàn, mạo hiểm chết trên biển, lên bờ ở vùng đất thù địch, trước khi đến Lisbon không?

Đúng, người trẻ châu Phi cảm thấy mình như con mồ côi, vì một số một ít người sẽ rút tỉa ở đây lợi ích qua các chia sẻ, họ sẽ đem những lợi ích này về cho đất nước họ, cho Giáo hội địa phương để mang lại một thế giới mới, trong khi người ta lại để cho những người khác được ở lại phương Tây để thành người giao hàng, người đổ rác, người giúp việc nhà, người chăm sóc sức khỏe, công nhân nông nghiệp, những chuyện này sẽ làm lợi ích cho người phương Tây sao?

Đúng, người trẻ châu Phi đã cảm thấy mồ côi, họ không được an ủi khi, vì một loại âm mưu quốc tế được che đậy dưới vỏ bọc đạo đức giả, với cái cớ ngụy biện là bảo vệ nền dân chủ, người ta quyết định đưa Tây Phi vào lửa và máu bằng một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Chúng tôi đã không thể mang những lo lắng và đau khổ của mình đến Lisbon, chúng tôi đã không thể nghe trực tiếp lời của Đức Phanxicô: “Đừng sợ!”

Những người trẻ châu Phi cảm thấy mình như trẻ mồ côi vì cuối cùng họ nghĩ họ không thuộc về một tình huynh đệ do Chúa Giêsu thiết lập. Nếu không, thì làm sao anh em của họ có thể chịu được khi nhìn thấy cả một thế hệ trẻ bị tước mất tương lai trong nhiều thập kỷ vì sự giàu có dưới tầng hầm của họ, nhưng trên hết là vì người châu Phi và những người không phải người châu Phi bị thúc đẩy bởi sức hút của lợi nhuận và sự bảo vệ của những lợi ích ích kỷ?

Cuối cùng, họ sẽ trở thành những đứa trẻ mồ côi thực sự nếu tiếng khóc đau đớn của họ, như thường lệ, thậm chí không được nghe thấy: cũng như cái chai bị ném xuống biển, cùng với những người anh em của họ ở vùng biển Địa Trung Hải.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch