Trong lòng Giáo triều: Cải cách nguồn nhân lực, dưới chân núi
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-08-05
Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến với các nhân viên Vatican tháng 12 năm 2018. Evandro Inetti / Zuma / Réa
3.000 nhân viên của Tòa thánh phụ thuộc vào hệ thống quản lý nhân sự có từ nhiều thập kỷ trước. Để khắc phục điều này, Đức Phanxicô quyết định thành lập Ban Nhân sự Giáo triều hoàn toàn mới. Cỗ máy, đắm mình trong Giáo triều la-mã, bài thứ năm (5/5)
Khi được hỏi có bao nhiêu người làm việc hàng ngày ở Vatican, Đức Gioan XXIII trả lời ngay: “Khoảng một nửa.” Có lẽ đó là ngụy ngôn, nhưng ngụy ngôn lúc nào cũng nở rộ: đầu hè chúng tôi vẫn còn nghe kể, một viên chức ngoại giao Tòa Thánh lách giữa hai cánh cửa. Nghiêm trọng đối với nhân viên, lời dí dỏm nhằm mục đích trêu trên tất cả các tổ chức của Giáo triều.
Nhà Thánh Marta, phòng 201, một văn phòng khác của Đức Phanxicô
Có vẻ ngạc nhiên nhưng Vatican không có bộ phận nhân sự trung tâm. Luôn luôn hay gần như vậy, mỗi bộ quản lý nhân viên riêng của mình, theo ngân sách được phân bố cho họ. Vì một lý do truyền thống, việc tuyển dụng chỉ truyền miệng: không có bản mô tả công việc nào được viết. Một giám chức tại chức từ mười năm nay nhớ lại những ngày đầu của mình ở Giáo triều: “Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, tôi thậm chí không biết việc tôi sẽ làm là gì. Cấp trên của tôi đã liên lạc với Vatican, họ chỉ đơn giản nói với ông là họ cần tôi.”
“Cách quản lý kiểu người cha gia đình”
Khi nói đến quản lý nhân sự, Vatican đã đi một chặng đường dài. Năm 1972, chỉ dưới thời Đức Phaolô VI, quốc gia nhỏ nhất thế giới này mới chính thức áp dụng luật lao động, cũng như một thang lương không có một ngoại lệ nào: trả lương theo mười cấp bậc, 3.000 nhân viên Tòa Thánh (vì chúng tôi biết số lượng…) được trả từ 1.200 đến 3.500 âu kim mỗi tháng, không phải chịu thuế. Ngoài tiền lương, còn có tiền thưởng thâm niên, số tiền này trên nguyên tắc thay đổi hai năm một lần.
Vì sao họ làm việc ở Giáo triều
Toàn bộ nhân viên – nửa tu sĩ, nửa thế tục – được làm việc suốt đời. Các quy tắc thăng chức vô cùng cứng nhắc: với người đã leo lên một cấp độ, họ không thể vượt qua cấp độ tiếp theo trước bảy năm! Một người sành hệ thống cho biết: “Đó là cách quản lý theo kiểu người cha gia đình.” Thậm chí, trong những tháng đầu triều giáo hoàng Phanxicô, chi phí tiền lương tăng vọt không kiểm soát đã thuyết phục ngài đóng băng việc tuyển dụng mới cũng như tăng lương và thưởng. Mọi thứ đã bị chặn lại từ năm 2014.
“Một thiên tài”
Đó là hệ quả nhờ nhận thức của một người, hồng y George Pell. Năm 2013, hồng y người Úc được Đức Phanxicô giao cho cho một trong những dự án tế nhị nhất triều giáo hoàng vừa bắt đầu: cải cách tài chính. Bị loại sau vụ tố cáo vì tội ấu dâm – sau đó hồng y được trắng án – hồng y tạo ấn tượng tại Ban Kinh tế Vatican. Bức chân dung của hồng y vẫn còn được treo hơi khuất một chút trong hành lang trên tầng ba của Dinh Tông tòa. Giáo hoàng đánh giá rất cao về hồng y, vài năm sau ngài nói hồng y là “một thiên tài”.
Khi bắt đầu nhiệm vụ của mình, hồng y so sánh mình như cầu thủ bóng bầu dục bị ném vào trận. Khác với thói quen và phong tục kín đáo của Vatican, George Pell bắt tay vào việc kiểm toán khổng lồ. Ngài sử dụng dịch vụ của một đội quân tư vấn. Các công ty Anglo-Saxon lớn xem xét kỹ lưỡng các tài khoản. Hồng y nêu bật những rối loạn chức năng sâu xa, bắt đầu từ cơ chế lương mà ngài cho là hoàn toàn cổ xưa. Ngài xác quyết: phải xem xét lại toàn diện việc quản lý nhân sự của Giáo triều la-mã. Tương tự như mười hai công việc của Hercule.
Các nhà kinh tế học này thì thầm vào tai Đức Phanxicô
Sử dụng các công ty tư vấn
Đã 8 năm qua, hồng y George Pell không còn tại vị, nhưng Đức Phanxicô chưa bao giờ cân nhắc lại các biện pháp kinh tế quyết liệt đã được quyết định vào thời điểm đó. Ngài giao cho linh mục Dòng Tên người Tây Ban Nha, Juan Antonio Guerrero, giám sát việc thực hiện của họ. Chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh tế của Tòa thánh, cựu nhà truyền giáo ở Mozambique này làm tốt công việc dù ngài nổi tiếng là người “chi tiêu mạnh”. Tuy nhiên, có những kẻ hở. Kể từ khi siết đinh ốc năm 2014, việc nhờ đến các công ty tư vấn đã tăng lên gấp bội: các cơ quan truyền thông hoặc các chuyên gia trong tổ chức đã có mặt tại nhiều bộ. Sự hiện diện của họ tạo căng thẳng giữa các nhân viên, trong khi việc tuyển dụng vẫn bị cấm và mọi người đều nghi ngờ tiền lương của các chuyên gia tư vấn bên ngoài này phần lớn vượt quá thang lương của Vatican.
Đức Phanxicô và linh mục Dòng Tên người Tây Ban Nha Juan Antonio Guerrero, phụ trách các vấn đề kinh tế Tòa thánh, vào tháng 1 năm 2020. / VATICAN MEDIA
Gặp tân Bộ trưởng Kinh tế, linh mục Dòng Tên Juan Antonio Guerrero Alves
Các phát triển khác đang thành hình, có khả năng mạnh hơn nhiều. Trong chính Ban Thư ký Kinh tế – nơi sau khi đi qua Cổng Thánh Anà phải đi vòng tòa tháp hùng vĩ của Ngân hàng Vatican – sẽ thiết lập “Ban Giám đốc Nhân sự Tòa thánh” hoàn toàn mới. Gần đây Đức Phanxicô đã công bố việc thiết lập này. Ban sẽ có chín cộng tác viên, nhiệm vụ của họ được xác định như sau: tạo “đối thoại và cộng tác với các cơ quan liên hệ, với tất cả những gì liên quan đến vị trí và quản lý công việc của nhân viên và cộng tác viên của các cơ sở tuân theo luật riêng của Tòa Thánh”. Ba dòng cho một cuộc cách mạng.
“Không có văn hóa nguồn nhân lực”
Một linh mục ở Giáo triều nói: “Trong bộ của tôi, có một phụ nữ mua vé máy bay từ ba mươi năm. Bà làm việc y như ngày bà mới đến. Chưa bao giờ bà được đào tạo, phát triển hoặc đặt mục tiêu cho bà.” Việc không có quản lý nhân sự chung, dù là tu sĩ hay giáo dân đã tạo lên những bình luận gay gắt ở mọi nơi. Một nhân viên người Ý làm việc ở đây bốn mươi năm xác nhận: “Không có một văn hóa về nguồn nhân lực nào ở Vatican. Không đánh giá kỹ năng.”
Gần đây mọi thứ đã thay đổi. Từ tháng 11 năm 2021, cấp trên được yêu cầu đánh giá cấp dưới của họ, những người này tự đánh giá khả năng để có một trao đổi về tầm nhìn của họ. Một nhân viên tự hỏi: “Nhưng nếu cả hai không tương hợp, thì điều gì sẽ xảy ra?” Ông nói tiếp có vẻ hơi khó chịu: “Điều này cho thấy vì các chương trình thăng cấp bị chận nên rồi cũng không giúp được gì nhiều…”
Thưởng cho người xứng đáng nhất
Cuộc cải cách này hứa hẹn làm lay động các thói quen. Trong một thư gởi vào đầu tháng 6 cho tất cả những người đứng đầu các bộ ở Giáo triều, linh mục Guerrero phụ trách các vấn đề kinh tế, đã tuyên bố lá bài chủ: “Sẽ cần phải tăng cường tính chuyên nghiệp và khuyến khích sự uyển chuyển, nhưng cũng để có được các kỹ năng từ bên ngoài bằng cách thuê nhân viên ý thức thế nào là làm việc cho Tòa Thánh.” Phá vỡ một điều cấm kỵ, tu sĩ Dòng Tên Tây Ban Nha đưa ra giả thuyết về tiền thưởng cho những người xứng đáng nhất: “Để tăng động lực cho nhân viên, kèm với lương cố định của hệ thống, một khả năng thưởng cho những người xứng đáng dựa trên hệ thống đánh giá sẽ được nghiên cứu.” Linh mục hứa sẽ “giúp các cơ quan khác nhau của Tòa Thánh thực hiện con đường tăng trưởng và sự nghiệp, với các chương trình đào tạo.”
Giáo hoàng và chiến tranh, ngoại giao tay không 4/5
Chỉ việc viết từ “sự nghiệp” là tự nó đã là một điều mới lạ. Cho đến lúc này, Giáo triều từ chối không dùng từ này. Rất đơn giản vì khái niệm này không có ở đây. Ít nhất là không chính thức. Các linh mục và tu sĩ ở đây là để phục vụ và sẽ trở về đất nước sau khi làm xong sứ mệnh. Gần đây, nhiệm kỳ được giới hạn năm năm, chỉ được gia hạn một lần. Một cấp trên của ban quản trị chính quyền Vatican rất vui mừng. Như thế đặt mọi thứ vào đúng vị trí của chúng. Vì cuối cùng, “sứ mệnh của một linh mục hay một tu sĩ vượt xa tất cả những gì họ có thể làm trong Giáo triều”.
———–
“Ngân hàng Vatican”
Trụ sở Viện Công trình Tôn giáo (IOR) ở trong tòa tháp bên cạnh Dinh tông tòa. Được biết đến nhiều hơn qua tên gọi “Ngân hàng Vatican”, IOR được thành lập năm 1929 khi Hiệp định Lateran được ký kết, quản lý nguồn tài chính do Ý cấp cho Tòa thánh để đền bù cho các Quốc gia giáo hoàng. Hiện tại, Ngân hàng quản lý hàng ngàn tài khoản và giám đốc là ông Jean-Baptiste de Franssu người Pháp. Kể từ khi bắt đầu triều giáo hoàng Phanxicô, việc quản lý ngân hàng được thực hành một cách đặc biệt. Chẳng hạn hiện nay không được dùng tên giả để mở tài khoản, cách đây vài năm có thể làm được. Ngân hàng cũng bị các cơ quan quốc tế giám sát, đặc biệt là các cơ quan quốc tế như Moneyval, vốn phụ thuộc vào Hội đồng Châu Âu.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Sơ Cécile Renouard: “Kinh tế Phanxicô, khí thế của ngày mai”