Phong tân hồng y McElroy: một “vố nặng” cho các giám mục Hoa Kỳ
lanuovabq.it. Nico Spuntoni, 2022-05-30
Trong số 21 tân hồng y được công bố hôm qua, Đức Phanxicô đã phong hồng y cho tổng giám mục Robert Walter McElroy người Mỹ, giáo phận San Diego. Về chủ đề khai trừ các chính trị gia công giáo khỏi Bí tích Thánh Thể vì ủng hộ sự lựa chọn, giám mục McElroy đã cáo buộc các đồng hữu khai thác vấn đề này “vì mục đích chính trị”. Là một vố nặng cho các giám mục Hoa Kỳ mà tổng giám mục chủ tịch Gomez ở trong kế hoạch.
Hôm qua sau khi đọc Kinh Nữ vương Hòa bình tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã thông báo ngày 27 tháng 8 sẽ có công nghị phong 21 tân hồng y.
Hai ngày tiếp theo, ngày 29 và 30 tháng 8, sẽ có cuộc họp tất cả hồng y để thảo luận về tông hiến Anh em hãy rao giảng Tin Mừng, Praedicate Evangelium có hiệu lực ngày 5 tháng 6. Một dịp đặc biệt để có cuộc họp giữa Đức Phanxicô và Hồng y đoàn đã không diễn ra từ vài năm nay.
Cuối tháng 8, số hồng y do Đức Phanxicô phong từ năm 2013 lên đến 122 hồng y. Số hồng y cử tri sẽ tăng lên 133 người, vượt quá giới hạn mà Thánh Phaolô VI mong muốn trong Mật nghị ngày 5 tháng 11-1973 và được Thánh Gioan Phaolô II tái xác nhận trong tông huấn Toàn thể Đoàn chiên Chúa, Universi Dominici gregis, “trong bối cảnh lịch sử hiện nay, chiều kích phổ quát của Giáo hội được thể hiện đầy đủ với một Hội đồng gồm 120 cử tri”.
Việc phong các tân hồng y đã được làm từ năm 2014 đến năm 2020, trung bình mỗi năm một lần và chỉ dừng lại vào năm 2021. Một số hồng y có tên trong danh sách là chuyện đương nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên và bàn cãi: giám mục Arthur Roche, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, và giám mục Lazare You Heung-sik, Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ. Cũng vậy với giám mục Fernando Vérgez Alzaga, Ủy ban giáo hoàng về Quốc gia thành Vatican và Chủ tịch Phủ Thống đốc Quốc gia, Một dự đoán khác được nhiều người đoán là giám mục Paulo Cezar Costa, tổng giám mục Brasília.
Nhưng trong danh sách, như đã thành thông lệ từ chín năm nay, không thiếu những điều bất ngờ.
Lần đầu tiên kể từ khi được bầu chọn, Đức Phanxicô đã phong một giám mục Pháp làm hồng y: tổng giám mục Jean-Marc Aveline, giáo phận Marseille. Một giám mục có đường lối giống đường lối của Đức Phanxicô, đặc biệt về người di cư, tính hiệp hành và đối thoại giữa các tôn giáo. Trong danh sách được chọn có hồng y Leonardo Ulrich Steiner, người thừa kế một trong những thần học gia nổi tiếng nhất về thần học giải phóng, Đức ông Pedro Casaldàliga Pla.
Cũng cần lưu ý, thêm một lần nữa Đức Phanxicô đã không chọn một giám mục Đức nào để phong hồng y. Còn các giám mục Ý thì không có tên của tổng giám mục Mario Delpini, giáo phận Milan. Có tin đồn lan truyền gần đây cho rằng giám mục giáo phận Milan không có tên trong danh sách vì ngài bị buộc tội trong việc xử lý các vụ ấu dâm trong tổng giáo phận trong quá khứ, điều mà ngài phủ nhận.
Một người Ý khác, giám mục Giorgio Marengo, 48 tuổi là Giám quản Tông Tòa Ulan-Bator, Mông Cổ, hồng y trẻ nhất Hồng y đoàn. Giám mục đã ở Rôma trong thời gian gần đây, ngày thứ bảy 28 tháng 5, ngài có mặt trong phái đoàn Phật giáo từ Mông Cổ đến gặp giáo hoàng nhân kỷ niệm 30 năm Giáo hội công giáo có mặt ở Mông cổ. Biết đâu Đức Phanxicô đã quyết định sau cuộc họp này!
Hai tân hồng y của châu Phi, cả hai là người gốc phương Tây, là giám mục ở Ghana và Nigeria. Giám mục Richard Kuuia Baawobr, giáo phận Wa từ năm 2016 và thành viên của Hội đồng Tòa Thánh về Hiệp nhất các Kitô hữu từ năm 2020, là người Ghana. Ngài nổi tiếng trong nước vì dấn thân giúp người bị bệnh tâm thần, thường bị gia đình bỏ rơi và xã hội phân biệt đối xử. Ngài bị phương Tây chỉ trích vì đã công khai cảm ơn Chủ tịch Quốc hội, Alban Sumana Kingsford Bagbin, vì theo ngài, Quốc hội đã trả lời rõ ràng cho Cao ủy Úc và những người khác rằng hôn nhân cao quý theo thông tục của Ghana là giữa một người nam và người nữ chứ không giữa cộng đồng LGBT. Năm 2016, ngay khi được bổ nhiệm làm giám mục, ngài đã tháp tùng một phái đoàn gồm các tu sĩ Dòng trắng gặp Đức Phanxicô, Đức Phanxicô đã nói đùa rằng cách tốt nhất để phế truất một bề trên tổng quyền là phong cho họ làm giám mục. Ngài đã từng làm bề trên tổng quyền cho đến gần đây.
Giám mục Peter Ebere Okpaleke người Nigeria, là người mà Đức Phanxicô thành lập giáo phận mới Ekwulobia, ở phía đông nam của đất nước, để phong ngài làm giám mục đầu tiên sau một cuộc nổi loạn của giáo sĩ và giáo dân địa phương chống lại việc bổ nhiệm giám mục làm người đứng đầu giáo phận Ahiara – do Đức Bênêđíctô XVI thành lập năm 2012 – đã bùng nổ vì lý do dân tộc. Sự bế tắc kéo dài sáu năm và Đức Phanxicô đã có quan điểm ủng hộ giám mục rõ ràng, đến mức tháng 6 năm 2017, ngài ra lệnh cho tất cả các linh mục trong giáo phận, trong vòng 30 ngày viết cho ngài một lá thư cam kết chấp nhận việc bổ nhiệm giám mục Okpaleke và xin lỗi ngài. Hình phạt: ngưng chức linh mục. Cú đấm của giáo hoàng không đủ để dẹp tan cuộc nổi loạn, 200 lá thư gởi về Nhà Thánh Marta bày tỏ sự tuân phục bằng lời, nhưng đồng thời nhắc lại sự khó khăn khi chấp nhận việc bổ nhiệm. Đối diện với lần nói “không” quá nhiều lần này, Đức Phanxicô quyết định không tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh điển và chấp nhận để giám mục Okpaleke từ chức, sau đó ngài được đổi về Ekwulobia.
Còn tại Hoa Kỳ, Đức Phanxicô đã đi ngược lại xu hướng thịnh hành trong giới giám mục Hoa Kỳ, ngài trao mũ đỏ cho giám mục Robert Walter McElroy. Về vấn đề loại Bí tích Thánh Thể khỏi các chính trị gia công giáo ủng hộ sự lựa chọn, một chủ đề nóng bỏng sau khi tổng thống Joe Biden được bầu, giám mục giáo phận San Diego có lập trường cụ thể, ngài cho rằng hành động này sẽ có “hậu quả cực kỳ hủy hoại”, cáo buộc các đồng hữu của ngài khai thác vấn đề “vì mục đích chính trị”. Việc giám mục McElroy được phong hồng y có thể được hiểu đây là xác nhận ngầm lời của ông Biden, trong cuộc trò chuyện của ông và Đức Phanxicô tại Vatican, ngài đã nói ngài “rất vui” khi ông được tiếp tục rước lễ. Đây chắc chắn là “một cái tát” vào mặt Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ mà chủ tịch là tổng giám mục José Horacio Gómez, một lần nữa không ở trong danh sách phong hồng y.
Ở châu Á, Đức Phanxicô bổ nhiệm các tân hồng y Filipe Neri António Sebastião do Rosário Ferrão, giáo phận Goa và Damão, Anthony Poola, giáo phận Hyderabad, Ấn Độ, William Goh Seng Chye ở Singapore và Virgílio do Carmo da Silva ở Đông Timor.
Giám mục Virgílio do Carmo da Silva, thuộc Dòng Salê, nổi bật vì cam kết của ngài với vấn đề thiết thân của giáo hoàng trong thời kỳ đại dịch: kêu gọi phân phối vắc xin công bằng hơn ở các nước kém phát triển. Ngài là người đầu tiên chích ngừa và cùng với Bộ Y tế địa phương thuyết phục người dân của đất nước nhỏ bé ở Đông Nam Á này tiêm phòng.
Ở Nam Mỹ, Paraguay là tổng giám mục Adalberto Martínez Flores, giáo phận Asunción vài tháng gần đây và là chủ tịch Hội đồng Giám mục. Ngài nổi bật trong chuyến đi của Đức Phanxicô đến Paraguay năm 2015. Ngài chịu trách nhiệm về mục vụ xã hội của giáo phận.
Ngoài 16 tân hồng y cử tri, Đức Phanxicô hong 5 hồng y đã ngoài 80 tuổi như thế các ngài sẽ không bầu giáo hoàng vì đã quá hạn tuổi.
Giám mục Arrigo Miglio, hình ảnh của Tuần lễ xã hội. 80 tuổi, cựu tổng giám mục giáo phận Cagliari, miền nam Sardinia, là một trong những người tổ chức chuyến thăm của Đức Phanxicô ở khu vực này năm 2013. Chủ tịch hội đồng khoa học của Tuần lễ xã hội Ý, ngài đứng trong nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực xã hội.
Linh mục Gianfranco Ghirlanda, nhà giáo luật nổi tiếng ở Rôma, 80 tuổi, là người duy nhất trong số 21 vị hồng y được phong không phải là giám mục hay giám chức cao cấp. Linh mục Dòng Tên, cựu viện trưởng Giáo hoàng Học viện Gregorian ở Rôma từ năm 2004 đến năm 2010.
Giám mục Fortunato Frezza, 80 tuổi, đã dành phần lớn cuộc đời để làm việc trong các dịch vụ của Vatican. Lần đầu tiên làm việc tại Ban Tổng thư ký, từ năm 1983, ngài được bổ nhiệm làm kinh sĩ của Đền thờ Thánh Phêrô.
Giám mục Jorge Enrique Jiménez Carvajal, Colombia, 80 tuổi, ngài đã giữ nhiều trách nhiệm ở lục địa Mỹ la-tinh. Sau khi học ở thủ đô Bogota, và nghiên cứu triết học, ngài là bề trên của dòng Thánh Eudes ở Colombia và là thư ký của Liên đoàn tôn giáo Mỹ la-tinh. Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Mỹ la-tinh (Celam) từ năm 1999 đến 2003, ngài là tổng giám mục Cartagena từ năm 2005 đến năm 2021.
Giám mục Lucas Van Looy, 80 tuổi, nhà truyền giáo lâu năm, nổi bật với quá trình đào tạo của ngài và sau đó là sứ mệnh của ngài tại Hàn Quốc, nơi dòng Salê của ngài gởi ngài đến. Sau khi là nhà giáo, tuyên úy sinh viên, trách nhiệm về mục vụ giới trẻ, năm 2013 ngài được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Ghent, nước Bỉ. Ngài làm việc cho đến khi nghỉ hưu năm 2019.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: 21 tân hồng y được Đức Phanxicô bổ nhiệm là ai?