Việc bắt giữ Hồng y Zen làm suy yếu chế độ Bắc Kinh 

216

 Việc bắt giữ Hồng y Zen làm suy yếu chế độ Bắc Kinh

settimananews.it, Francesco Sici, 2022-05-11

Trong bối cảnh khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine và các biện pháp quyết liệt để chống lại Covid, Đảng Cộng sản Trung Quốc thấy mình ở trong thế yếu. Nghịch lý thay, tình huống này lại có thể tạo cơ hội cho phép Tòa thánh “tìm kiếm đối thoại và thông hiểu với Bắc Kinh”.

Vào thời điểm này, việc bắt giữ giám mục danh dự của Hồng Kông đã gây ra phản đối kịch liệt của quốc tế. Sự nổi tiếng của hồng y và tuổi cao của ngài, 90 tuổi, dường như đã làm cho ngài ở ngoài tầm của bất cứ một cuộc tấn công thể lý nào đối với ngài. Việc bắt giữ hồng y Zen không những làm suy yếu vị thế quốc tế của Bắc Kinh, mà còn không mang một lợi thế nào cho Trung Quốc, hoàn toàn ngược lại là khác. Tình trạng của ngài tạo bối rối lớn ở Vatican cũng như ở Trung Quốc. Hồng y Zen là người chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận năm 2018 giữa Tòa thánh và Trung Quốc, và trong ba năm rưỡi qua, dù có những bước phát triển cụ thể trong quan hệ tuy chậm chạp, hồng y đã đứng bên lề trong cuộc tranh luận nội bộ của Giáo hội về Trung Quốc.

Hôm nay, việc bắt giữ ngài đưa ngài trở lại trọng tâm và đã mang lại cho ngài một bối cảnh làm Giáo hội gặp rắc rối và bối rối. Giáo hoàng đã cố gắng giữ vững lập trường về cuộc xung đột ở Ukraine, ngăn nỗ lực của Giáo hội chính thống Nga nhằm biến cuộc xâm lược thành cuộc thánh chiến. Tòa thánh đã kiên quyết bảo vệ thỏa thuận với Trung Quốc, ngay cả khi chính quyền Hoa Kỳ của Tổng thống Donald Trump gây áp lực rất lớn về vấn đề này.

Bây giờ với việc bắt giữ này đã làm phức tạp mọi thứ cho Tòa thánh và tạo một vấn đề mới với một việc tưởng như đã được giải quyết. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng mới này cho thấy cần thiết và kịp thời như thế nào để có một thỏa thuận. Ngày nay, nhờ thỏa thuận nên ít nhất cũng có một kênh liên lạc và số phận của hàng triệu người công giáo Trung Quốc được hưởng một chế độ bảo vệ. Nếu không thì rủi ro sẽ làm cho họ phải đối diện với những lựa chọn khó khăn của những năm 1950, từ bỏ đức tin hoặc từ bỏ là công dân Trung Quốc.

Điều đó nói lên, không rõ vì sao Bắc Kinh lại quyết định vụ bắt giữ này vào lúc này. Bắc Kinh đã sai lầm khi tin vào lời tuyên truyền của Nga về một chiến thắng dễ dàng của Mátxcơva ở Ukraine, và điều này đang tạo ra bối rối ở trong và ngoài nước.

Bắc Kinh đang phải đối mặt với thách thức lớn của Covid, hàng chục thành phố và hàng trăm triệu dân bị đóng cửa toàn bộ và một phần, và với suy thoái kinh tế chưa từng có trong lịch sử gần đây.

Vào thời điểm này, việc bắt giữ một người lớn tuổi như ngài không phải là điều khôn ngoan vì ngài không thể quá nguy hiểm, ngài chỉ trở nên nguy hiểm sau vụ bắt giữ này.

Nói cách khác, Bắc Kinh dường như đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc đối mặt với tất cả những thách thức và rủi ro này, và lại thường xuyên xảy ra trong những tình huống như vậy, họ mắc nhiều sai lầm hơn mức cần thiết.

Trong những điều kiện này có lẽ còn hơn thế nữa, Tòa thánh phải tìm cách đối thoại và tìm sự thông cảm với Bắc Kinh. Nếu Giáo hội không nói với những người mắc lỗi và không biết hoặc có lẽ không nhìn thấy điều đó, thì Giáo hội phải nói với ai?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Video hồng y Joseph Zen rời đồn cảnh sát sau khi bị bắt. Hồng y được tại ngoại.