Chúng ta có nên “bỏ” nước Nga không?
Trên trang Facebook của nhà báo Yves Hamant, 2022-04-20
Điện ảnh gia Krymov dàn dựng “Boris”, một dàn dựng đương đại kiệt tác “Boris Godunov” của Pushkin.
Câu hỏi này dày vò tâm trí tôi. Đặc biệt là vì tôi có nhiều bạn bè rất thân ở Nga. Tôi có những mối quan hệ lâu đời với họ, những mối quan hệ đã được duy trì từ thời xô viết, trong nghịch cảnh xô viết. Rõ ràng là họ chống lại cuộc chiến phi lý này, họ bị cuộc chiến làm cho bầm dập, tan nát. Một hoặc hai người để lòng mình buông những lời bất xứng. Nhưng, sau khi nói “a” thì họ nói “b”. Tôi hiểu điều này ở Liên Xô. Đây là điều mà tác giả George Orwell (tác phẩm nổi tiếng 1984) gọi là “suy nghĩ kép”, trên thực tế, nó có nghĩa là nói một điều trong khi suy nghĩ điều khác. Đó là điều không thể giải quyết được về mặt tâm lý. Vì vậy, rốt cùng suy nghĩ như mình nói. Vấn đề bất hòa nhận thức. Tôi tiếc cho họ. Phải có can đảm để thoát ra khỏi những bàn tán xung quanh. Im lặng là đã phản kháng. Phải đọc “Đừng sống với nói dối” (Ne pas vivre selon le mensonge) của Solzhenitsyn. Bây giờ phải làm gí? Ở lại hay đi?
Tôi cũng có bạn ở Ukraine. Ít hơn ở Nga, mới hơn, nhưng không phải là không thân. Phải nói, trong quá trình học tiếng Nga của tôi tại Đại học, Ukraine không hề tồn tại. Ukraine vắng bóng trong văn hóa slavơ-pháp. Tôi đã phải mất rất nhiều nỗ lực để thoát ra một Ukraine khỏi lịch sử Nga được dạy. Tôi đã làm trong sức có thể nhất của tôi. Năm 1988, khi chúng tôi kỷ niệm thiên niên kỷ lễ rửa tội của Kyiv, tôi đã viết một số bài báo, phải thừa nhận là không hoàn hảo. Hôm nay, tôi không thể không cảm nhận tình đoàn kết với những người Ukraine, những người mà Putin từ chối quyền tồn tại không những về mặt lịch sử mà cả về mặt thể lý. Ý định diệt chủng đã được chứng minh trong một số văn bản do Putin ký.
Tôi đọc tất cả những gì có được trên mạng, những gì người Nga và người Ukraine viết. Tôi thu thập. Tôi tiếp tục suy nghĩ của tôi, tôi vẫn chưa xử lý để giải thích một cách dứt khoát.
Đêm qua, trong những cơn mất ngủ tái phát, tôi đã xem cuộc phỏng vấn làm tôi rất xúc động. Của đạo diễn người Nga, Dimitri Krymov. Phải nói những năm gần đây tôi không theo dõi nhiều đời sống sân khấu Nga. Tôi không biết Krymov, tôi không biết ông là con trai của đạo diễn Anatoli Efros và nhà phê bình sân khấu Natalia Krymova, người mà tôi đã tiếp tại nhà khi tôi còn giữ chức vụ ở Mátxcơva. Lúc đó, có hai giám đốc lớn ở Mátxcơva, ông Yury Lyubimov và ông Anatoly Efros. Tôi thích cả hai, nhưng Efros ít nổi tiếng hơn, ít tác động bên ngoài hơn, ông hướng nội hơn, tôi đã muốn làm cho ông được biết ở Pháp. Tất nhiên, họ ghét nhau.
Điện ảnh gia Krymov dàn dựng “Boris”, một dàn dựng đương đại về “Boris Godunov” của Pushkin, một cách diễn giải quá hiện đại, quá phù hợp với các sự kiện hiện tại. Ông hiểu vở kịch của ông từ nay bị lên án. Ông được mời đến Hoa Kỳ và quyết định ở lại đó vào lúc này, ông tự hỏi mình có thể làm gì ở đất nước của mình ngày hôm nay, trong tư cách là nghệ sĩ. Cuộc chiến này đối với ông là sự sụp đổ đạo đức tuyệt đối của nước Nga. Văn hóa Nga không liên quan gì đến thảm họa, nhưng nó chưa thâm nhập đủ vào xã hội và nó hoàn toàn xa lạ với những người đang cầm quyền, tương tự như Yacha trong “Vườn anh đào” (La Cerisaie) của Chekhov, một bà hầu trẻ cơ hội, thô lỗ và hoàn toàn vô đạo đức.
Ông thu dọn hành lý và để lại mọi thứ ở đó. Ông sẽ cố gắng giữ liên lạc với các diễn viên, với các học trò của ông. Chờ.
Khi nghe Krymov nói, tôi nghĩ chặng Đàng Thánh giá ở Đấu trường Colosseo la mã mong muốn là biểu tượng cảm hóa và đã làm tốn nhiều giấy mực, nghịch lý thay đã không còn ở tầm cao của bi kịch Nga.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Đức Phanxicô chọn địa chính trị nhân từ