Ukraine, cánh cửa ngoại giao hẹp
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Phó Tổng biên tập, 2024-11-17
Ngày chúa nhật 17 tháng 11, gần ngày thứ 1.000, cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục phủ tên lửa đầy bầu trời trong cuộc tấn công lớn vào hạ tầng cơ sở năng lượng.
Người dân Ukraine không quên đêm tháng 2 năm 2022 khi Vladimir Putin ra lệnh tấn công nước láng giềng phía tây của họ, cuộc tiến công thần tốc của ông trên khắp đất nước và nỗi sợ hoàng phát sinh từ đó: chiến tranh đã quay trở lại châu Âu! Gần ba năm sau, giao tranh hàng ngày vẫn tiếp diễn ở mặt trận trong khi ở hậu phương, người dân Ukraine đã phải chịu đựng hơn bao giờ hết hậu quả của một cuộc chiến mà không ai nhìn thấy kết quả.
Chính trong bối cảnh đó, cách đây vài ngày, Tổng thống Zelensky đã nêu ra khả năng kết thúc chiến tranh thông bằng con đường ngoại giao. Cùng lúc, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo ông đã nói chuyện với Tổng thống Nga. Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo phương Tây lên tiếng làm cho Ukraine lo lắng. Berlin trả lời ngay lập tức: “Sẽ không có gì được quyết định nếu không có Kiev!”
Chúng tôi biết con đường ngoại giao này rất hẹp và một nền hòa bình nhờ thương thuyết không được dẫn đến việc Nga sáp nhập một phần đất nước. Người Ukraine, một quốc gia bị tấn công đang tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa, phải xác định xem nền hòa bình này phải được đàm phán với Moscow trong những điều kiện nào. Nhưng chúng ta có thể vui mừng vì khả năng này, điều đã được Đức Phanxicô nhiều lần kêu gọi, đang được đề cập. Cộng đồng quốc tế phải hỗ trợ quá trình chấm dứt bạo lực này để ngăn không cho nước mắt và máu chảy lâu hơn nữa.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch