Có phải Giáo hội sẽ luôn “đi trễ tàu không?”
fr.aleteia.org, Pierre Vivarès, 2022-02-11
Trong các cuộc tranh luận xã hội, đạo công giáo làm sợ, như thể đạo là một hệ thống chính trị giết tự do. Linh mục Pierre Vivarès, quản nhiệm giáo xứ Thánh Phaolô ở Paris, nhận thấy tính độc hại của lời chỉ trích này cũng làm cho một số người công giáo sợ. Nếu họ ý thức thông điệp của họ chỉ đơn thuần loan báo về việc ai là Người và ai là Chúa, thì họ sẽ được tự do hơn. Sức mạnh của sự thật chỉ áp đặt bằng chính sự thật.
Đạo công giáo khó chấp nhận tính hiện đại, và chỉ với cái giá sau một cuộc đấu tranh lâu dài, đại đa số người công giáo mới cảm thấy bình đẳng với thế giới hiện đại. Tôi hiểu, tính hiện đại là di sản của Thời đại Khai sáng bắt nguồn từ thời Phục hưng, với việc tuyên bố Nhân quyền, tự do lương tâm, dân chủ, quyền tự chủ và nâng cao giá trị khoa học cho đến khi chấp nhận nghiên cứu khoa học cho các lĩnh vực đức tin (khảo cổ học, ngôn ngữ học, phê bình văn bản, khoa cổ tự học.)
Công đồng Vatican II là cao điểm của sự căng thẳng này, thậm chí đôi khi cuộc chiến này là cuộc chiến giữa những người ủng hộ chấp nhận và những người phản đối chủ nghĩa tương đối, trong bối cảnh các cuộc tranh cãi về vấn đề la-mã, dân chủ và chủ nghĩa hiện đại. Nghịch lý thay, sau hai thế kỷ lưỡng lự, Công đồng bây giờ như bị lỗi thời bởi làn sóng phủ nhận hiện tại đối với những câu hỏi cơ bản liên quan đến định nghĩa về con người và thực tại của đức tin công giáo. Như thể đạo công giáo luôn trễ chuyến tàu Lịch sử và chỉ ở trong thế phản động, đối lập với những “tiến bộ” của xã hội, như một thể chế chỉ có thể hiểu những gì thực sự đã xảy ra sau hai thế kỷ. Một số người cho rằng cần phải giữ vững lập trường ban đầu của chúng ta vì dù sao chúng ta cũng luôn trễ tàu, một số người khác cho rằng chúng ta phải chạy theo tân-hiện đại như nhiều cộng đồng tin lành vẫn làm và do đó tự đặt mình vĩnh viễn hòa nhịp với xã hội theo mọi yêu sách của nó.
Trên thực tế, nhiều người sợ một cách vô thức, rằng đạo công giáo lại trở thành một hệ thống chặt chẽ, một kitô giáo với tất cả những gì điều này mang trong mình nỗi nhớ nhung tiêu cực…
Rất nhiều người mong chờ đạo công giáo đương thời tuyên bố ủng hộ tự do tình dục, khả năng sinh sản dưới mọi hình thức, tự do giới tính, bình đẳng nam nữ trong các chức tư tế, dĩ nhiên là cho các linh mục giáo phận lập gia đình và không nói gì về việc phá thai, an tử hoặc các loại phù phép di truyền khác nhau. Trên thực tế, chúng ta làm sao để đạo công giáo không nói gì thêm về bất cứ điều gì và rằng, trong hoạt động hàng ngày và hữu hình của mình, đạo công giáo như tất cả mọi người: vectơ của chủ nghĩa tự do bình đẳng, trong đó luật duy nhất sẽ là luật ham muốn cá nhân.
Đạo công giáo không phải là một hệ thống
Cuối cùng, người ta sẽ nhận biết nơi đạo công giáo một chức năng xã hội trong việc chăm sóc những người nghèo nhất hoặc vai trò trung gian ngoại giao đây đó trên hành tinh, nhưng nếu cuối cùng đạo công giáo trở thành một tổ chức phi chính phủ từ thiện lớn, thì như thế sẽ hoàn hảo. Trên thực tế, nhiều người sợ một cách vô thức, đạo công giáo sẽ trở thành một hệ thống nhất quán, một cộng đoàn kitô hữu, với tất cả những gì mà điều này mang lại một hoài niệm tiêu cực (chủ nghĩa chuyên chế hoàng gia, tòa án dị giáo, cưỡng bức cải đạo, chủ nghĩa thực dân, từ chối tự do cá nhân và dân chủ). Việc bác bỏ đạo công giáo là nỗi sợ cổ xưa về sự khinh miệt các quyền tự do cá nhân và tập thể, trong khi nghịch lý là kitô giáo được sinh ra từ các cuộc đàn áp chống lại quyền tự do thờ phượng, chống lương tâm cá nhân và tập thể của những tín hữu kitô đầu tiên.
Vậy mà đạo công giáo không phải là một hệ thống chính trị, kinh tế hoặc xã hội và không tán thành bất kỳ hệ thống nào trong số đó. Phúc Âm không đề cao bất kỳ hình thức chính phủ nào, bất kỳ hình thức quản lý kinh tế cụ thể nào, bất kỳ tổ chức nào của xã hội. Những chuyện này không phải là chủ đề trong Tin Mừng. Giáo hội cảnh báo chống lại các hệ thống xấu xa cố hữu, chẳng hạn chủ nghĩa đức quốc xã hoặc chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng không tuyên bố hình thức chính phủ này hay hình thức chính phủ kia là tốt nhất. Trong các vấn đề kinh tế, Giáo hội khẳng định quyền sở hữu tài sản cá nhân chống lại chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng tố cáo chủ nghĩa tư bản dã man bóc lột những người nghèo nhất. Chúng ta có thể kê một danh sách dài các quan điểm cảnh báo này về một số hình thức sinh thái, kinh tế, chính trị hoặc nghiên cứu khoa học mà con người thấy mình bị lợi dụng, buôn bán, bị giết hoặc bị thao túng.
Chúng ta không cần phải là một lực lượng có ảnh hưởng, để “có trọng lượng” trong các cuộc tranh luận, để nhử mồi, để chơi trò may rủi nghĩ rằng mình láu hơn người khác.
Tuy nhiên, những người đương thời của chúng ta mang trong tâm trí họ một loại đấu tranh văn hóa (kulturkampf, đấu tranh văn hóa giữa đế quốc Đức và la-mã vào thế kỷ 19) chống Giáo hội nhân danh tinh thần Khai sáng và sự độc ác của một số người, chống lại đạo công giáo chỉ là một điều viển vông hơn là mối nguy hiểm thực sự của chỉ 2% người công giáo Pháp giữ đạo. Nếu chúng ta nhận thức được, chúng ta không đòi hỏi bất kỳ hình thức quyền lực cụ thể nào và bản chất của thông điệp của chúng ta là thông báo về việc loan báo ai là Người và ai là Chúa, thì chúng ta sẽ có thể tự do: tự do nói khi chúng ta cảm thấy muốn nói mà không sợ bị vạ tuyệt thông do tư duy đương thời, tự do phân định trong thế giới, mà chúng ta là những gì có thể bị lấy đi và những gì phải bị bỏ lại, sau những nghiên cứu và khám phá của các nhà tư tưởng cùng thời với chúng ta.
Ai muốn nghe thì nghe!
Lời nói của chúng ta được cảm nhận như một mong muốn nắm quyền và ngược với những người không nghĩ như chúng ta: chúng ta không cần phải là một thế lực có ảnh hưởng, để “cân” trong các cuộc tranh luận, không chơi trò nhử mồi, không chơi trò may rủi nghĩ rằng mình láu hơn người khác. Chúng ta nói những gì chúng ta nghĩ, một cách bình tĩnh, điềm tĩnh, về tất cả các chủ đề, theo nhân chủng học của chúng ta. Đó là cuộc tranh luận về ý tưởng với những người không cùng đức tin với chúng ta và sức mạnh của sự thật chỉ được áp đặt qua chính sự thật. Ai muốn nghe thì nghe! Những kẻ chống đối Chúa Kitô trong Tin Mừng, người do thái, người rôma muốn làm cho Người biến mất khỏi bối cảnh chính trị và xã hội để có được hòa bình: họ đã thành công… trong hai ngày! Điều sẽ thể hiện xác tín nội tâm chúng ta sẽ là sự bình an và dịu dàng của chúng ta khi rao truyền Ngài là Đấng mà chúng ta tin tưởng và những gì chúng ta tin là thiết yếu với con người.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch