Tổng giám mục Michel Aupetit ra đi cho thấy một khủng hoảng sâu đậm trong Giáo hội công giáo Pháp

451

Tổng giám mục Michel Aupetit ra đi cho thấy một khủng hoảng sâu đậm trong Giáo hội công giáo Pháp

Lại thêm một vụ”: Việc tổng giám mục Michel Aupetit ra đi cho thấy một khủng hoảng sâu đậm trong Giáo hội công giáo Pháp. Đức Phanxicô chấp nhận để tổng giám mục Michel Aupetit từ chức được công bố ngày 2 tháng 2, cho thấy thêm một tình tiết mới của cuộc khủng hoảng mà giáo phận Paris đã trải qua trong vài năm vừa qua. Một tình trạng bất ổn cho thấy sự bất ổn này càng lớn hơn, ảnh hưởng đến toàn Giáo hội Pháp.

lavie.fr, Youna Rivallain, 2021-12-03

Thánh lễ trong tuần ở giáo xứ Thánh Phanxicô Salê, quận 17, Paris. Vị chủ tế cảnh báo: “Cuối thánh lễ sẽ có một nữ ký giả đến hỏi về việc ra đi của giám mục Aupetit. Nếu anh chị em muốn nói xin anh chị em cứ tự nhiên, nhưng xin anh chị em đừng nghĩ mình phải bắt buộc nói.”

Trên vỉa hè ở cửa ra vào nhà thờ, giáo dân đứng chung quanh nữ ký giả. Một bà nói: “Chúng tôi biết nói gì đây, nếu không muốn nói là chúng tôi rất rất buồn.” Trong nhóm nhỏ giáo dân, một số tin ngài “vô tội” và đổ lỗi “bối cảnh” hiện nay cho giới truyền thông. Một số khác ít thuyết phục hơn, họ thú nhận: “Chúng tôi chỉ biết một phần của sự kiện.” Nhưng những gì nổi lên từ các cuộc thảo luận là một nỗi thất vọng, nhất là có một mệt mỏi nào đó: “Lại thêm một vụ nữa!”

“Các phương pháp của Giáo hội không thay đổi, không có gì là rõ ràng”.

Khi nhận tin giáo hoàng chấp nhận để tổng giám mục Michel Aupetit từ chức, ông Jean-Louis Schlegel, nhà xã hội học về các tôn giáo, cũng cảm thấy chán ngấy. Đặc biệt ông lấy làm tiếc về sự thiếu minh bạch của thể chế: “Thêm một lần nữa, Rôma đưa ra quyết định mà không có một lời giải thích nào, vì vậy sau một đêm, mọi người đều trở thành nhà vatican học. Tôi nghe nhiều cách diễn giải khác nhau để biện minh cho sự ra đi của tổng giám mục.” Mệt mỏi, ông quan sát: “Các cách làm của Giáo hội không thay đổi, không có gì rõ ràng.”

Bài đọc thêm: Đức Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của tổng giám mục Michel Aupetit, giáo phận Paris

Đồng tác giả quyển tiểu luận Bên tả Chúa Kitô (À la gauche du Christ, nhà xuất bản Seuil, 2012), tác giả Jean-Louis Schlegel lo ngại cho vụ này, hai tháng sau khi báo cáo Sauvé được công bố, có thể ghi thêm vào bản tổng kết của một số người công giáo quá mệt mỏi sau một chuỗi các vụ trong nội bộ các giám mục: “Giáo hội đang dần mất uy tín đối với giáo dân và với xã hội. Liên tiếp các vụ bê bối tạo hình ảnh của một thể chế yếu kém, không có khả năng tự cải cách, đầy rẫy những phân chia. Tôi có cảm giác rằng chúng ta đã sai.”

Bi quan, nhà xã hội học trích dẫn Thượng hội đồng về tính đồng nghị và ảnh hưởng của Giáo triều La Mã: “Thượng hội đồng sẽ là một thất vọng lớn, giống như Thượng Hội đồng vùng Amazon, vì Rôma đã quyết định không thay đổi bất cứ điều gì.”

Các giám mục không được chọn vì khả năng quản lý của họ

Nhà báo René Poujol, cựu giám đốc tuần báo Pèlerin xem cuộc khủng hoảng ở giáo phận Paris là mối lo chung cho toàn thể Giáo hội Pháp. Theo ông, việc giám mục Michel Aupetit từ chức là ba vấn đề trong nội tình các giám mục. Ông giải thích: “Điều này đầu tiên đặt ra là việc chọn giám mục. Trong một thời gian dài, các linh mục được chọn làm giám mục là người của cầu nguyện, trung thành với giáo lý của Giáo hội và giáo hoàng.” Nhưng ông lấy làm tiếc, có một số giám mục, dù là người của cầu nguyện và trung thành, họ không có khả năng điều hành một giáo phận. “Nhất là trong thời điểm giông bão như bây giờ.”

Nhà báo cũng đặt về vấn đề quy trọng trách của giám mục trong giáo phận của mình. Trọng trách này có quá nặng không, đặc biệt là ở những giáo phận lớn như giáo phận Paris? “Giáo dân mong chờ một giám mục phải là tâm hồn của giáo dân, họ phải làm cho giáo dân tiến lên. Không phải chỉ quản lý nhân sự, vấn đề nhân viên, vấn đề tài chính của giáo phận mình… Phải xem lại lịch trình làm việc!”

Bắt đầu từ một trong những khuyến nghị của Ủy ban Ciase, yêu cầu tách quyền lực thứ trật và quyền lực quản trị của giám mục, khuyến nghị nhấn mạnh đến thực tế, “trong tương lai chúng ta sẽ không tìm được các giám mục, nếu chúng ta không bớt trách vụ cho họ, nếu họ không thay đổi não trạng và không để mình bớt trách vụ.”

“Sự chai cứng của tính nhạy cảm giữa người công giáo”

Trong vụ khủng hoảng ở giáo phận Paris, nhà báo René Poujol cũng nhận thấy sự thiếu tham gia của dân Chúa trong việc lựa chọn giám mục,  việc lựa chọn này bị áp đặt từ trên cao: “Nhiều giáo sĩ đã không thấy giáo dân không còn ở trong tình trạng thuộc về kitô giáo nữa. Người tín hữu cũng là người công dân, trong đời sống công dân của họ, họ hiểu thế nào là phân chia quyền lực, tranh luận và tham vấn… nhưng khi bước vào nhà thờ, họ thấy mình như trẻ con vì cha xứ có tất cả mọi quyền hành, trên cha xứ là giám mục. Theo ông, một ghi nhận rõ ràng: hệ thống thứ bậc tập trung của Giáo hội nằm ở cuối đường. Thậm chí ông còn nói đến một “sự sụp đổ lớn.”

Đứng trước sự sụp đổ này, sự bất ổn của người công giáo Pháp có thể bị tăng thêm do sợ tranh luận và do sự bực bội của các “phe” khác nhau trong Giáo hội Pháp. Một mặt, người công giáo quá mệt mỏi, thậm chí thất vọng vì các cuộc khủng hoảng nội bộ, họ có thể buông tay và rời Giáo hội; mặt khác, họ có thể giải thích mỗi vụ bê bối là một cuộc tấn công vào tổ chức, họ nghi ngờ giới truyền thông và có xu hướng co cụm lại.

Điều này đặt ra vấn đề về vai trò của giám mục, ông René Poujol nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ đi đến sự chai cứng của tính nhạy cảm giữa người công giáo. Trong bối cảnh này, giám mục, với sứ mệnh canh sự hiệp thông, đối thoại và hiệp nhất, không nhất thiết phải luôn ở trong tình thế phải làm như vậy. Chúng ta không thể giải quyết mọi vấn đề bằng cách ăn chay cầu nguyện; tuy nhiên, đó thường là giải pháp duy nhất mà các giám mục đưa ra cho chúng ta.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Các lý do cho quyết định chấp nhận tổng giám mục Aupetit từ chức của Đức Phanxicô

Giám mục Michel Aupetit: “Tôi xin giao chức vụ của tôi trong tay giáo hoàng để giữ gìn giáo phận”