Tính tốt, tính xấu theo giáo huấn của Đức Phanxicô: Sức mạnh và Bất nhất (2-7)
Câu chuyện ngụ ngôn về Sức mạnh tại Tu viện Saint Jerome ở Granada, Tây Ban Nha. © Manuel Cohen | Aurimages
fr.aleteia.org, Agnès Pinard Legry, 2021-08-17
Trong quyển sách phỏng vấn với linh mục Marco Pozza, tuyên úy nhà tù Pađua (Ý), Đức Phanxicô nhắc lại bảy nhân đức dẫn đến sự cứu rỗi và bảy tính xấu tương ứng dẫn đến mất linh hồn. Ngài giải thích: “Có những người đức hạnh, nhưng cũng có những người xấu xa, nhưng phần lớn chúng ta pha trộn cả tính tốt lẫn tính xấu.” Một số người giỏi về một đức tính nhưng lại có một điểm yếu khác. Vì chúng ta tất cả đều dễ bị tổn thương.”
Hôm nay chúng ta nói đến Sức mạnh và Bất nhất (2/7)
Sức mạnh thường bị hiểu lầm, đức tính sức mạnh là đối lập với sự tàn bạo hoặc kiêu ngạo về ý tưởng. Đó không phải là sức mạnh, vì sức mạnh không phải là dùng bạo lực để thanh toán, nhưng sức mạnh là giúp đảm đương và chịu đựng, không sợ hãi hay nản lòng. Đức Phanxicô nói trong quyển sách Tính tốt, tính xấu: “Món quà của sức mạnh là khả năng đứng dậy. Hoặc để bản thân được giúp đỡ để đứng dậy.”
Thật không may, trên đường đi của mình, sức mạnh thường đi kèm theo với tính hay thay đổi. Đức Phanxicô giải thích thêm chi tiết: “tính hay thay đổi là chữ ‘nhưng’, Luôn có một cái phanh: ngày mai, tôi sẽ làm điều đó, ngày mai… Đó là một chuỗi những chữ “nhưng, nhưng,” hoặc “ngày mai, ngày mai, ngày mai”… “Nhưng chuỗi ‘không phải hôm nay, có thể ngày mai’ làm suy yếu cuộc sống: tính bất nhất dẫn đến sự yếu kém của tự do và sự thiếu kiên định, cuối cùng sẽ rơi vào tay của những tính xấu thống trị nó.” Người không kiên định không tiến lên phía trước, người đó không có can đảm để thực hiện ý chí hoặc lý tưởng và biến nó thành cụ thể ngày hôm nay.
Sức mạnh của nhà tiên tri là khả năng nói những điều mạnh mẽ khi cần thiết, để thương tiếc cho một dân tộc đã từ bỏ phục vụ cho sự thật, để cầu nguyện khi nhìn vào mắt Chúa.
Làm thế nào để sống nhân đức sức mạnh trong Giáo hội? Đức Phanxicô đảm bảo: “Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta cần lời tiên tri đúng. Và lời tiên tri thực sự rất cụ thể: những người, qua chứng từ của họ, họ cho thấy Tin Mừng là điều có thể thực hiện được. Sức mạnh của nhà tiên tri là khả năng nói những điều mạnh mẽ khi cần thiết, để thương tiếc cho một dân tộc đã từ bỏ phục vụ cho sự thật, cầu nguyện trong khi nhìn vào mắt Chúa.” Như vậy, mỗi người chúng ta được mời gọi để trở nên viên đá sống động của Chúa Kitô, giống như ông Simon đã được biến thành Phêrô. Đức Phanxicô kết luận: “Tính hay thay đổi – thực tế là chán nản, mất đi cái nhìn tổng quan về cuộc sống, thực tế là sống trong những ngăn kín – là những yếu tố cản trở chúng ta thực hiện lời tiên tri của mình.”
Tính tốt, tính xấu, Phỏng vấn. Marco Pozza, Giáo hoàng Phanxicô, nhà xuất bản Edb, tháng 6 năm 2021.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Tính tốt, tính xấu theo giáo huấn của Đức Phanxicô: Công lý và Bất công (1-7)