Ôi Chúa ơi! Thức ăn vô hình là cần thiết, còn cần thiết hơn cả thức ăn cho dạ dày

401

 

Ôi Chúa ơi! Thức ăn vô hình là cần thiết, còn cần thiết hơn cả thức ăn cho dạ dày

Bài tập 37

Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)

Để có được sự khẳng định về một cuộc sống biện minh này, nhà văn Kafka tuôn ra một tập hợp để làm sáng tỏ. Ông bắt đầu đoạn văn của mình với câu hỏi về “các phương tiện thiêng liêng tồn tại”. Rõ ràng, trong cuộc sống hàng ngày, “con người làm việc để nuôi ăn nuôi mặc cho mình”. Tuy nhiên, vẻ bề ngoài này bị đánh lừa, nó không được hoàn chỉnh. Phải có một cái gì khác để sống.

Với mỗi món ăn hữu hình thì con người cần ăn một món ăn vô hình, với mỗi chiếc áo hữu hình con người cần có một chiếc áo vô hình. Đây là một biện minh cho mọi người.

Những gì nuôi dưỡng con người không nuôi dưỡng một cách trọn vẹn. Cần một loại thức ăn khác, thức ăn thiêng liêng, thức ăn vô hình. Loại thực ăn này cũng như loại thức ăn kia là thức ăn cần thiết mỗi ngày. Ẩn sĩ du thực biết loại thực phẩm biện minh này không phải là loại thực phẩm ma thuật dùng một lần cho mãi mãi. Biện minh cho bản thân là một hoạt động liên tục, thường xuyên, luôn tái diễn. Ngày nào có đủ thực phẩm dinh dưỡng và thực phẩm thiêng liêng cho ngày đó. Kinh Lạy Cha đã nói với chúng ta: “Xin ban cho chúng con lương thực hàng ngày”. Lương thực cho cái bụng, cho quả tim. Lương thực cho cái miệng và cho tinh thần. Lương thực cho dạ dày và cho tâm hồn. Lương thực mỗi ngày. Hoạt động biện minh này (để biện minh cho tôi, mang đến công lý và lý do để cho tôi sống, để tôi đứng lên) được ăn từ ngụm này tiếp ngụm kia. Khi nào? Khi bụng tôi kêu đói, khi sự trần truồng phải được che. Khi tôi phải ăn, phải mặc. Mỗi khi tôi ăn, tôi mặc. Mỗi lần như vậy, giống như mặt trái, mặt phải của cùng một thực tế, điều hữu hình và vô hình phải ở với nhau. Điều này và điều kia. Cái hữu hình đối với cái vô hình. Lương thực phải bổ ích – theo nghĩa nó phải thường xuyên nuôi dưỡng thể xác và tâm hồn. Nhưng làm sao để chất liệu hữu hình và vô hình làm việc ăn khớp với nhau?

Dường như, Kafka nói với chúng ta, con người tiếp tục sự hiện hữu của mình dưới những lời biện minh sau khi sự việc đã xảy ra, nhưng đây chỉ là hiệu ứng phản chiếu của tâm lý học, trên thực tế con người xây dựng đời mình trên những biện minh của nó. Đúng là mỗi người phải đủ sức biện minh cho cuộc sống của mình (hoặc cho cái chết của mình, cũng tương tự như nhau), con người không thoát được nhiệm vụ này.

Vì thế một số người, về khía cạnh tâm lý nghĩ rằng các biện minh đến vào thời gian thứ nhì, và do đó – sau khi sự việc đã xảy ra, các biện minh này sẽ tùy tiện, không bắt buộc, cũng như món đồ trang trí. Nhưng, Kafka nói với chúng ta, đó là không nhận ra công việc phi thường và liên tục của các “phương tiện thiêng liêng cho sự tồn tại” – những gì làm việc trong chúng ta và chúng ta hiến mình. Chỉ xem con người thuần ở khía cạnh tâm lý là giảm thiểu con người ở giai đoạn xây dựng một hậu nghiệm với một tâm hệ đến sau đó, như những cấp cứu đầu tiên sau tai nạn giao thông để xác định, bồi thường, sửa chữa hoặc biện minh cho những gì đã làm. Tâm lý là một chuyện, thiêng liêng là một chuyện khác. Hay đúng hơn, vì điều này được hành động quá thường xuyên, nên chúng ta không nên đặt thiêng liêng vào chung một giỏ với tâm lý học. Chúng ta cũng thường ném thiêng liêng vào lãnh vực tâm lý. Tại sao? Để không muốn biết đến cái gì là thiêng liêng, để sợ cái gì là thiêng liêng, để ngại sức mạnh của thiêng liêng và nhầm lẫn nó với tôn giáo.

Nhu cầu biện minh cho mình là nhu cầu thiêng liêng – ngay cả khi nó được an ủi bằng mọi phương tiện tâm lý. Kafka giúp chúng ta hình dung nó theo cách đó. Làm thế nào để nhìn vào nội tâm, vào bên ngoài của chính mình để tìm lý do sống, nếu không phải là đi tìm chúng trong các nguồn lực thiêng liêng của mình đó sao? Chúng ta phải làm gì ngày qua ngày, nếu nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả mọi người, nhiệm vụ cho phép chúng ta thức dậy trong niềm vui và đi ngủ trong yên bình, nếu không phải là biện minh cho mình? Đâu là trách vụ quan trọng nhất trong tất cả trách vụ, trách vụ giúp chúng ta tỉnh thức trong hân hoan, giúp chúng ta ngủ trong bình an, nếu không phải đó là việc “biện minh cho cuộc sống của mình”, và như thế cho cả cái chết của mình đó sao? Không ai thoát khỏi công việc này. Những ai thoát được cuối cùng họ ở phía hữu hình hơn là phía vô hình. Họ bù đắp. Họ để mình bị chế độ độc tài của điều hữu hình, của lương thực hữu hình thực phẩm hữu hình và quần áo hữu hình thống trị. Họ không cách nào chấp nhận cái bóng vô hình của mình.

Điều hữu hình càng ở đó thì điều vô hình càng bị xóa mờ. Nhu cầu về những điều vô hình càng giảm, thì thức ăn và áo quần càng hiển hiện rõ và lớn. Do đó, trong cái hữu hình phải có một sự thiếu hụt giúp để nó có thể đón nhận phần vô hình. Nếu ở trong cái hữu hình, khát khao điều vô hình đã biến mất, thì điều vô hình sẽ không thể được tiếp nhận. Làm thế nào để nói?

Có những giai đoạn mà điều hữu hình, với tính kiêu ngạo của nó, nghĩ rằng mình có thể tự đủ cho mình. Giống như con ếch tự mãn muốn to bằng con bò.  Vì thế chúng ta chứng kiến điều hữu hình bị mập phì ra. Cũng có những giai đoạn khác, hiếm hoi hơn, có tính cách thiêng liêng hơn, khi cái hữu hình và cái vô hình biết rằng chúng phụ thuộc vào nhau. Chúng đối thoại với nhau. Chúng gọi cho nhau. Biết rằng chúng là một loại sinh đôi không thể thiếu nhau. Tám mươi nhà thờ chính tòa ở Pháp được xây bằng đá với các ước mơ vô tận. Leo một bức tường và lên trời là những bước đi lên giống nhau và độc đáo. Mở không gian ra cho ánh sáng là mở không gian ra cho thần thánh.

Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng

Hoặc cái hữu hình chiếm hết chỗ, trải rộng, lan rộng, tràn lan khắp nơi và sau đó chúng ta chứng kiến sự bão hòa của cái hữu hình, kết thúc bằng cách không còn nhận thấy gì ngoài chính mình; hoặc cái hữu hình thấy mình mồ côi điều vô hình, nó có thể lấp đầy một phần của thực tại, nhưng không phải tất cả thực tại, và nó nuôi dưỡng trong nó, giống như điều cần thiết dính sát nhau, một nơi nó sẽ nhận, trong chỗ trống rỗng này phần sinh đôi vô hình của nó.

Cần phải tìm lại thăng bằng: vừa hữu hình và vô hình, không phải chỉ một cái. Làm thế nào tìm được sự thăng bằng này? Làm thế nào chấp nhận phần vô hình hiện diện trong mọi thứ và trong tất cả mọi người?

Đừng sợ điều vô hình

Điều vô hình làm chúng ta sợ. Chúng ta muốn mình có thể không cần đến nó. Và hầu hết thời gian, nó bị lãng quên, gạt sang một bên, bị xem chẳng có giá trị gì. Rốt cuộc, tại sao phải bận tâm về những gì chúng ta không thể nhìn thấy? Chỉ có những kẻ u mê, những kẻ mộng mơ, những nhà thơ mới cố gắng nhìn vào phần vô hình của thế giới. Như đa số nhân loại, nếu chúng ta để cho mình, như các nhà thơ cũng có khả năng nhìn thấy những gì thoạt nhìn không thấy và vẫn còn ở đàng sau bí mật của thế giới! Nhìn thấy cái vô hình, đoán nó hoặc có một ý tưởng về nó làm cho chúng ta nhẹ nhõm với phần nổi bật của thực tế mà nếu không thì sẽ phẳng lặng. Mỗi lần tôi nhìn một chuyện gì, một cảm xúc gợi lên trong tôi, một cuộc gặp áp đặt lên tôi, tại sao tôi không cố gắng nhìn vào phần vô hình của nó? Làm thế nào để không ngạc nhiên? Kinh ngạc là phản ứng dẫn chúng ta đến trong một khoảng không gian khác của thực tại – với phần vô hình của nó?

Những gì là hữu hình cũng là vô hình

Vì vậy, để nhìn thế giới, sự vật và hành động của chúng ta trong hai chiều kích, chúng ta phải nhìn ở phần hữu hình và phần vô hình. Không có gì là phẳng lặng, nếu không, thì đó là những gì chúng ta hiểu nhanh, quá nhanh. Mọi thứ đều có hai, ba, bốn hoặc năm chiều kích nếu chúng ta dành thì giờ để đi tìm chúng. Nếu phải chờ thì chúng ta phải chờ. Tại sao chúng ta không dùng thì giờ để chờ? Vì sao chúng ta từ chối không đoán phần vô hình này? Nếu chỉ cần để cho phần vô hình chín muồi trong cái hữu hình thì chúng ta phải chờ. Chờ là một đức tính. Tại sao lại từ chối chờ?

Thức ăn thiêng liêng tiếp thêm sinh lực

Có đủ để bằng lòng với những niềm vui nho nhỏ khi chúng ta phát hiện những dấu vết vô hình và chúng ta để nó chín mùi không? Không. Tất nhiên. Nhìn thế giới như nhà thơ nhìn giúp chúng ta thấy thế giới một cách khác, nhưng nhất là biến đổi phần vô hình này thành thức ăn. Chúng ta sống nhờ những gì nuôi dưỡng dạ dày, nhưng nhất là nhờ những gì nuôi dưỡng dạ dày tinh thần. Chúng ta có hai cái bụng. Hai dạ dày cho “miếng ăn hữu hình” và cho “miếng ăn vô hình” Vì sao chúng ta không nghĩ về hai dạ dày này? Ở điểm này, tôi mê thức ăn cho cơ thể đến mức quên thức ăn cho tinh thần sao? Mỗi món ăn phù hợp với phần ẩn giấu của nó, phần thức ăn thiêng liêng này. Tại sao lại quên nó?

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Một cuộc sống không biện minh không phải là một cuộc sống