Jean-Claude Guillebaud: “Dịu dàng là một dự án mang tính cách mạng”
Trong nhiều năm, tác giả Jean-Claude Guillebaud điều tra tình trạng rối loạn của xã hội đương thời. Nhà báo người Pháp với tài năng đa dạng đã lấy lại niềm tin, và năm 2021 ông trở lại không giấu giếm với một khảo luận viết về sự dịu dàng.
cath.ch, Angélique Tasiaux, 2021-03-22
Không phải ngay lập tức là có thể đi thẳng vào vấn đề dịu dàng, nhưng đúng hơn là một trạng thái của bối cảnh đương thời. Tác giả Jean-Claude Guillebaud có cái nhìn sắc nét về một thời đại mà “sự thờ ơ với các quyền chủ yếu nhất của con người đã thắng thế” trên toàn thế giới.
Một cách minh họa, ông thấy sự thay đổi ý nghĩa nơi những chiếc xe đẩy là biểu hiện của một trạng thái có tính khái quát… Thật vậy, trẻ em đi từ trạng thái chú ý đến người đẩy mình qua trạng thái hướng về vũ trụ bên ngoài. Ngay từ khi còn rất nhỏ, “chúng ta đẩy trẻ con về hướng về thế giới và hướng về cuộc phiêu lưu đơn độc”. Năng động này không phải là không đáng kể trong một xã hội đang bị vỡ mộng: “Không tưởng của sự tự-xây dựng đã lật đổ thế giới chúng ta”. “Chúng tôi” tập thể đã nhường chỗ cho chủ nghĩa cá nhân của ngôi thứ nhất số ít.
Trên cái gì ông phán xét thế giới hoài nghi của chúng ta?
Jean-Claude Guillebaud: Đó là chủ nghĩa hoài nghi phòng trà, kiểu say sưa nghênh ngang cho rằng chúng ta có thể sống một mình, không cần người khác. Thật phi lý. Chúng ta nói chuyện với nhau nhờ một liên kết: ngôn ngữ chúng ta đã học và cho phép chúng ta giao tiếp. Ngay cả sự tồn tại của chúng ta được tạo ra từ nhiều kết nối hơn bất cứ thứ gì khác. Sự thu mình vào chính mình, cắt đứt với thực tế, với người khác, với lòng quảng đại làm chúng ta thành trẻ mồ côi, thành người bệnh nặng.
Cuộc chạy đua vì lợi nhuận bây giờ được “dựng lên như một đức tính”
Chúng ta đang sống một cái gì đó rất quá đáng. Chúng ta nhận ra điều này “nhờ đại dịch”, bất hạnh này đập vào chúng ta. Nếu xã hội vẫn còn đứng vững, đó là nhờ vào hai hạng người: người dạy học và người chăm sóc. Tuy nhiên, ở Pháp, đây là hai nghề bị trả lương thấp nhất, những nghề mà dưới mắt truyền thông báo chí không một tôn trọng, không một bao dung, không một hiếu kỳ. Nhưng đó là hai nghề hữu ích nhất và quan trọng nhất cho xã hội của chúng ta.
Nền kinh tế nên được sử dụng để làm gì?
Tôi là nhà xuất bản của những người mà tôi rất kính trọng: Edgard Morin, Cornelius Castoriadis… Người này đã viết ở một trong những quyển sách của ông: suy cho cùng, con người không đến quả đất này để làm kinh tế! Ngay từ năm 1997, ông đã có thể chế giễu cái mà ông gọi là không đáng kể: tất cả những thứ nói nhảm, ồn ào này chẳng có ích gì ngoại trừ nó làm cho mọi người thất vọng.
“Nếu xã hội vẫn còn đứng vững, đó là nhờ vào hai hạng người: người dạy học và người chăm sóc.”
Ông viết ngôn ngữ “bị coi thường gấp mười lần”. Ngôn ngữ các nhà lãnh đạo có đang thay đổi không?
Ngôn ngữ công cộng đã trở nên khá hỏng. Nói một cách khác, người ta chỉ nói toàn con số. Thay vì suy nghĩ, người ta đếm. Hãy nhìn cách chúng ta nói về diễn biến hàng ngày của đại dịch. Theo bản năng, chúng ta hiểu vũ trụ và thực tại dưới dạng các con số. Giáo sư Alain Supiot của Collège de France từ lâu đã chỉ trích cách nhìn thế giới và đặc biệt là cách quản lý nó theo kiểu kế toán.
Từ đó có một hố sâu ngăn cách giữa người ra quyết định và tầng lớp bình dân không?
Thật là kinh khủng. Một số tổ chức phi chính phủ tố cáo sự phát triển của một loại “ám ảnh nghèo”, nỗi sợ những người nghèo. Đó là cách đổ tội người nghèo trách nhiệm cho cái nghèo của họ và kêu gọi họ tự cứu họ. Đó là một loại ngôn ngữ khinh thường không thể tin được, nhưng nó cũng đang giảm đi một chút.
Nhờ đâu mà sự coi thường này được giảm?
Các thế hệ trẻ rộng lượng hơn chúng ta. Trong ba năm vừa qua, khắp nơi trên thế giới chúng ta thấy người trẻ tổ chức các cuộc biểu tình với quy mô hàng trăm ngàn người, không phải để đòi hỏi điều gì đó cho họ, mà để phản đối các chính trị gia không làm gì để cứu hành tinh. Những chính trị gia này có những bài phát biểu lớn, ra những quyết tâm lớn, tổ chức những cuộc họp thế giới, nhưng trên thực tế, họ không làm gì.
Sự rộng lượng tự phát này thực sự là một dấu hiệu hy vọng. Đó là năng khiếu đón nhận. Một triết gia kitô hữu đã nói: Chúng ta không những chỉ chấp nhận người khác tồn tại, chúng ta phải vui vì họ tồn tại. Chính nhờ những gì chúng ta mang lại cho nhau mà chúng ta tồn tại như một con người. Đó là không kể chúng ta có hàng triệu tình nguyện viên tham gia vào cuộc sống hàng ngày và trong tất cả các hiệp hội. Họ là những người nền tảng cho sự cân bằng xã hội của chúng ta.
“Trong lúc này, chúng ta nhớ các nhà thơ trong một xã hội như xã hội chúng ta, họ mất định hướng, buồn bã, u sầu, không hy vọng và không quảng đại.”
Vì sao ông cổ động cho sự dịu dàng?
Trong những năm gần đây, tôi quan tâm đến các nhà thơ nhiều hơn là các lý thuyết gia, các nhà tư tưởng và các nhà thần học. Chính các nhà thơ nói với tôi nhiều hơn. Họ có khả năng sáng tạo ra một ngôn ngữ, để nghe những gì chúng ta không nghe, để thấy những gì chúng ta không thấy. Trong lúc này, chúng ta nhớ các nhà thơ trong một xã hội như xã hội chúng ta, họ mất định hướng, buồn bã, u sầu, không hy vọng và không quảng đại. Chúng ta sẽ cần nhiều người cho một cách nhưng không hơn, và những người yêu thương người khác.
Nơi gì sự dịu dàng sẽ là tương lai?
Trong Bài Giảng Trên Núi, đó là lần đầu tiên Chúa Giêsu nói và giảng cho những ai theo Ngài. Các Mối Phúc nhấn mạnh đến sự hiền lành: “Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất hứa làm gia nghiệp”. Chính nhờ sự hiền lành mà kitô giáo thể hiện mình và chiến thắng dị giáo, vượt lên được sự man rợ. Chúng ta là người thừa kế sự dịu dàng này. Theo thần học gia Maurice Bellet, đó là sức mạnh thực sự. Chủ đề này đến với tôi một cách tự nhiên. Maurice Bellet đã viết rất nhiều điều tuyệt vời về sự dịu dàng. Tôi rất thích và tôi thường trích dẫn chúng dài ra để cho những người chưa đọc nó!
Sự dịu dàng có phải là “trái tim sống động” của kitô giáo không?
Đúng. Nó cũng phải là trái tim sống của xã hội chúng ta. Sự dịu dàng công phá diễn văn thống trị, vốn ca ngợi kẻ mạnh mẽ, tháo vát, thậm chí cả những kẻ gian dối, tàn bạo. Họ xem những người hiền lành là những con gấu bông! Họ sai! Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, suy nghĩ chung tạo nên những nhóm mạnh mẽ và vững chắc hơn là ganh đua, cạnh tranh, chua cay. Trong khoa học nhân văn, chúng tôi cảm thấy rất thắc mắc về những gì đã kéo dài hơn một thế kỷ. Điều làm nên sự đoàn kết của một xã hội, kể cả trên bình diện kinh tế, là sự gắn kết xã hội: khả năng nam và nữ nhận ra nhau và tạo thành một khối.
Theo ông, các bất bình đẳng xã hội vẫn là chủ đề trọng tâm.
Chúng ta không còn quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, như thể nó không còn quan trọng nữa. Tuy nhiên, bất bình đẳng vẫn tiếp tục bùng nổ từ đầu những năm 1970 ở các nước phương Tây. Sự gia tăng này đã xảy ra theo từng giai đoạn. Ở Mỹ, luật bất thành văn cho rằng người giàu nhất không thể có số tiền gấp 20 lần số tiền người nghèo nhất kiếm được. Mười năm sau, thềm bất bình đẳng đã đi từ 1 đến 80. Mười năm sau, từ 1 đến 300… Rất nhanh chóng, chúng đã đi từ 1 đến 600.
“ Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, suy nghĩ chung tạo nên những nhóm mạnh mẽ và vững chắc hơn là ganh đua, cạnh tranh, chua cay.”
Ở châu Âu, nó cũng đi theo con đường tương tự. Hiện tại, chúng ta nên nói về hai bất bình đẳng: tiền lương và xã hội. Tất cả chúng ta đều biết đại dịch này đang nói với chúng ta điều gì. Chúng ta sẽ thành công trong việc đánh bại nó, nhưng chúng ta sẽ chứng kiến sự trở lại của sự nghèo đói vô cùng to lớn. Các tổ chức phi chính phủ không còn biết tìm nguồn cung cấp nào cho hoạt động tình nguyện của họ. Trong lãnh vực chúng tôi, các sinh viên khóc vì đói. Sự nghèo đói lớn lao này cần được giải quyết.
Một thế giới không tha thứ sẽ không ở được phải không?
Tôi nghĩ vậy. Đó là câu hỏi ngày nay bùng ra về chuyện ấu dâm, về cưỡng hiếp phụ nữ… Đây là cả một công việc phải làm, trong thế giới chính trị cũng như trong thế giới pháp luật và vấn đề thời hiệu. Một số người muốn cấm nó hoàn toàn. Nhưng sự quên và tha thứ là cần thiết để chúng ta có thể tiếp tục chung sống. Nếu chúng ta tạo ra các xã hội không quên, chúng ta sẽ ở trong cuộc ẩu đả vĩnh viễn. Mỗi quốc gia có những phương pháp khác nhau. Mọi xã hội đều phải đối diện với vấn đề này. Cho đến điểm nào cần phải nhớ?
Marta An Nguyễn dịch
Đi vào trong sự dịu dàng. Để chấm dứt với chủ nghĩa hoài nghi (Entrer dans la douceur, Jean-Claude Guillebaud, Ed. L’iconoclaste)
Bài đọc thêm: Các bài về lòng dịu dàng
Việc thiếu từ ngữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực của thanh thiếu niên