Việc thiếu từ ngữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực của thanh thiếu niên

252

Việc thiếu từ ngữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực của thanh thiếu niên

lefigaro.fr, Alain Bentolila, 2020-10-09

Sau khi một học sinh trung học 16 tuổi bị một trong các bạn cùng lớp đâm ở Seine-Saint-Denis, nhà ngôn ngữ học Alain Bentolila nhấn mạnh sự thiếu thốn từ vựng dễ đưa đến tình trạng bạo lực. Một phần đáng kể thanh niên chỉ có vốn liếng vài trăm từ, trong khi họ phải cần đến vài ngàn từ để có thể xem xét và chấp nhận một cách hòa bình các khác biệt và bất đồng của họ. Khi họ phải bình tĩnh và rõ ràng nói chuyện với những người họ không biết, những người họ không chia sẻ cùng xác tín, cùng tín ngưỡng, cùng mối quan hệ, vốn từ vựng nhạt nhẽo, câu kéo, nội dung diễn tả phỏng chừng, đã không làm cho họ có cơ may nào để có thể bình tĩnh giải thích những gì mình muốn nói. Bị trói trong những giới hạn chật hẹp và áp bức của những căn nhà ổ chuột, những vùng đất hoang ở nông thôn, lời của họ rất hiếm khi được đưa ra để phân tích và đưa ra vấn đề. Khi đó, việc nói lên bản thân có vẻ khó vì nó không hợp lý.

Nhiều người trẻ không cảm thấy mình an toàn về ngôn ngữ, vì thế họ đánh mất khả năng đặc biệt này của con người, để, một cách hòa bình, nói lên suy nghĩ của mình vào đầu óc người khác bằng sức mạnh của lời nói. Giảm sự gần gũi và không phản ứng ngay lập tức, dứt khoát lời nói của họ đã không có đủ thời gian để nói chuyện trong thanh thản, yếu tố duy nhất có khả năng tránh sự việc chuyển sang hành vi bạo lực và dùng cơ thể để đối đầu. Lời nói của họ thành “hỏa diệm sơn” thường chỉ là công cụ để tra vấn thô bạo, chửi rủa thóa mạ, biến những xúc phạm trở nên chuyện bình thường, đẩy nhanh đến xung đột hơn là làm xoa dịu nó.

Nếu ngày nay các thanh thiếu niên ra tay ngày càng nhanh càng mạnh là vì trường học cũng như gia đình đã không bênh vực đủ xác tín và tình yêu, đức hạnh hội tụ cho thái độ hòa nhã của ngôn ngữ. Cả hai môi trường đều quên rằng việc trau dồi ngôn ngữ cho con cái, đảm bảo tính hiệu quả và chính xác của nó là giúp con cái diễn tả những hụt hẫng,  bức xúc của chúng thành lời nói, diễn tả được các bất đồng và… học cách kiềm chế lại các cú đấm đá. Trường học và gia đình đã không biết cách đối phó cuộc chiến hàng ngày và rất cần thiết này để chống lại sự không chính xác, mơ hồ và nhầm lẫn của từ ngữ, nguồn gốc của mọi hiểu lầm; vì thế họ đã buông, không giúp được thanh thiếu niên đi tìm xa hơn chính mình, đi tìm người các em không biết, người không giống mình, người không yêu mình và người làm cho mình tốt.

Làm thế nào chúng ta có thể kêu gọi sự tham gia của tất cả những người trẻ tuổi vào các cuộc tranh luận thiết yếu của quốc gia, khi, đối với một số người, ngôn ngữ mà họ được dạy không cho giúp họ giải quyết những hiểu lầm và xây dựng những cây cầu bắc qua các kênh văn hóa, xã hội, tôn giáo làm chia rẽ họ? Nhận ra sự khác biệt của mình, cùng nhau khám phá, nhận ra các bất đồng, các chống đối, các hận thù của mình và cùng nhau phân tích chúng, không bao giờ hạ thấp, tầm thường hóa chúng, nhưng cũng không bao giờ cho phép chúng đặt vấn đề về lợi ích chung của nhân loại: đây là điều nên được dùng trong ngôn ngữ, có những quy ước không thể thương lượng và phải dùng để ràng buộc các người trẻ, dù các em thuộc về thành phần nào.

Lẽ dĩ nhiên có những người có lời nói hung bạo, nhưng cũng có những người dịu dàng như con cừu non. Lời nói không có sức mạnh ma thuật để xóa bỏ hận thù, hoặc làm cho những đối nghịch biến mất, nhưng nó có đức tính làm cho cả hai phía có thể được lãnh hội; từ đó mở ra cho mỗi bên vùng đất của mình. Chúng ta xém thất bại trong việc trong việc dạy cho các thanh thiếu niên lạc lối, rằng điều làm cho con người khác với động vật là khả năng đối xử rộng lượng với người biểu lộ một cách ngây thơ tính dễ bị tổn thương của mình. Điểm yếu của họ, vì đó là nhân bản, phải là đảm bảo tốt nhất cho sự sống còn của họ; sự mong manh của họ, vì đó là nhân bản, phải là khuôn mộc bảo vệ họ chắc chắn nhất; lời của họ, vì đó là nhân bản, phải nói lên sự bảo vệ công bằng nhất của họ, bằng đức tính của lời, để trao đổi từ ngữ chứ không phải là dao đâm chém.

Nỗi tuyệt vọng khi không biết dựa trên gì hay dựa trên ai, việc cam chịu không để lại dấu vết gì về sự tồn tại phù du của mình dưới thế đã làm cho một số trẻ em tìm những cách thức  khác để tạo dấu ấn cho mình: các em ghét nhau, đâm chém nhau, đi giết người khác hay tự tử. Bạo lực của các em được nuôi dưỡng trong tâm trạng bất lực không thể chiến đấu, không thể giải thích, ghê tởm chính bản thân mình và sợ hãi người khác. Bạo lực của thanh thiếu niên lại càng mạnh hơn, vừa ngay lập tức, vừa nén trong im lặng. Một cái nhìn không đúng lúc, đúng chỗ có thể phải trả giá bằng một mạng sống.

Theo tôi có ba trục rất cần thiết để cho ngôn ngữ có cơ hội áp đặt lên hòa bình của nó trên bạo lực giết người. Trước hết phải nuôi dưỡng trẻ em từ rất sớm trong đời một số vốn từ ngữ vừa số lượng vừa chất lượng. Sau đó, dành ưu tiên tuyệt đối cho việc hiểu các câu và văn bản để bài đọc không phải là một việc giải mã khô khan Và cuối cùng, đừng dán con mình trước màn hình vô tuyến, iPhone hay trò chơi điện tử. Nói, nói và nói, nghe, nghe và nghe, thảo luận, tranh luận, kể chuyện và… nhìn vào mắt của con, học để chịu được cái nhìn của con đang chất vấn mình, đôi khi điều này như đánh giá chúng ta và thường van nài chúng ta đảm bảo cho chúng, là chúng tồn tại và chúng quan trọng đối với chúng ta.

Quyển sách mới nhất của tác giả Alain Bentolila “Niềm vui cùng nhau học. 150 sinh hoạt thú vị để trau dồi ngôn ngữ và niềm vui đọc sách” ( La Joie d’apprendre ensemble. 150 activités ludiques pour cultiver le langage et le plaisir de lire, nxb. First Éditions, 2019)

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Các bài về lòng dịu dàng

Việc thiếu từ ngữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực của thanh thiếu niên