Quá nhiều chính trị, ít hợp pháp

213

Quá nhiều chính trị, ít hợp pháp

Hội đồng Giám mục Mỹ (USCCB) cần có tầm nhìn mang tính giáo hội và thần học.

commonwealmagazine.org, Massimo Faggioli, 2021-01-28

Đức Tổng Giám mục Los Angeles José H. Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ tại trụ sở của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ tại Washington D.C., ngày 17 tháng 11 năm 2020 (Ảnh CNS / Screen Grab).

Tổng thống công giáo thứ hai của Hoa Kỳ là người đầu tiên nhậm chức giữa cuộc khủng hoảng nội bộ Giáo hội Hoa Kỳ. Tổng thống John Kennedy chưa bao giờ phải đối phó với loại xung đột hiện đang làm lung lay Hội đồng Giám mục Mỹ (USCCB) hoặc gặp sự phản đối của rất nhiều giám mục ủng hộ triều giáo hoàng hiện nay. Nhưng Joe Biden nhậm chức đúng lúc nội bộ Giáo hội công giáo Hoa Kỳ làm nhắc lại cuộc tranh cãi của chủ nghĩa Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Khi đó điều làm cho các giám mục chia rẽ là lời cảnh báo của Đức Lêô XIII trong thông điệp Longinqua oceani (Đại dương xa xôi 1895) và Testem benevolentiae (Thử thách thiện chí 1899) – cụ thể là những lời khuyên chống lại việc áp dụng các mô hình tự do tôn giáo của “Mỹ” và sự tách biệt giữa Giáo hội và Quốc Gia. Tổng giám mục New York John Corrigan đã đứng về phía giáo hoàng, chống lại Tổng Giám mục St-Paul John Ireland và các đồng minh của ngài, mà cuối cùng Đức Lêô đã không chấp nhận các quan điểm “chủ nghĩa Mỹ” của họ. Sự chia rẽ đã ảnh hưởng lâu dài trên Giáo hội.

Một trong những điều chia rẽ hàng giám mục bây giờ là tổng thống Biden. Nhiều người chỉ trích công giáo của ông và phản đối nhiệm kỳ tổng thống của ông (cũng như họ đã chỉ trích và chống lại triều giáo hoàng Đức Phanxicô). Nhưng những người chỉ trích này dường như cũng lo sợ về sự khởi đầu của một cuộc cách mạng xã hội – do  một cái nhìn khải huyền về thời điểm này, nắm các vấn đề về đạo đức tình dục và phá thai nói riêng như mỏ neo để nối tiếp quá khứ. Những gì đã xảy ra vào ngày nhậm chức 20 tháng 1 của Biden cho thấy mức độ hỗn loạn của giáo hội. Một tuyên bố do Tổng Giám mục Chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ José Gomez ký, đưa ra lời chúc mừng theo nghi thức và lời cầu nguyện cho tân tổng thống Mỹ và chính quyền của ông, đã nhanh chóng xoay quanh vấn đề phá thai, một lần nữa nhấn mạnh đây là “vấn đề ưu tiên hàng đầu”. Tuyên bố, mang tông giọng hoàn toàn khác với thông điệp chúc mừng mà USCCB đã chào đón Donald Trump bốn năm trước – và lời chúc mừng của Đức Phanxicô đến Biden – lời chúc mừng sẽ gởi đến trước khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức, nếu Vatican không can thiệp và làm chậm lại. (Người ta chỉ có thể cho rằng giới lãnh đạo của USCCB hoài niệm về nhiệm kỳ tổng thống Trump mà Vatican và nhiều người công giáo Mỹ không hoài niệm.) Tuyên bố của Tổng Giám mục Gomez đã tạo sự lên án nhanh chóng và chưa từng có của một số thành viên trong Hội đồng giám mục, đặc biệt là của hồng y Blase Cupich, giáo phận Chicago. Chiều hôm đó hồng y Cupich đã viết câu tweet: “Hôm nay, Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đã đưa ra lời tuyên bố thiếu cân nhắc vào ngày nhậm chức của Tổng thống Biden.” Ngài tiếp tục chỉ trích không chỉ nội dung mà còn cả quá trình soạn thảo, xem xét và công bố của lời tuyên bố này. Các giám mục và hồng y khác, kể cả hồng y Joseph Tobin của giáo phận Newark, chỉ trích kín đáo hơn.

Dù sao ngày hôm sau, USCCB cũng đã chính thức ca ngợi các lệnh hành pháp của tổng thống Biden đưa ra, như việc Mỹ trở lại Thỏa thuận Paris, khôi phục chương trình Bảo vệ Nhập cư DACA và hủy bỏ lệnh cấm hồi giáo của ông Trump. Nhưng những lời sai lầm đã được đưa ra, những lời lệch pha quá xa với sự nhẹ nhõm của nhiều người, công giáo hoặc không công giáo, trước sự ra đi của tổng thống Trump cũng như sự phân biệt chủng tộc và bạo lực chính trị. Trước đó vài ngày, Đức Giám mục Robert McElroy của giáo phận San Diego đã lên án vụ tấn công ngày 6 tháng 1 nhằm vào Điện Capitol là “đường đi tất yếu của bốn năm dưới quyền lãnh đạo của tổng thống Trump đối với đất nước chúng ta”. Nhưng tuyên bố ngày 20 tháng 1 của Hội đồng Giám mục Mỹ thêm một lần nữa cho thấy một số giám mục Mỹ thờ ơ với những gì đã xảy ra ở đất nước này dưới thời Trump, vì thế không có lý do gì để họ không ủng hộ ông thêm một lần nữa.

Hội đồng không những chệch hướng với tân tổng thống nhưng còn với nhiều người trong đoàn chiên công giáo, cũng như với Vatican.

Có bao nhiêu giám mục khác sẽ đi theo sự dẫn dắt của hồng y Cupich? Hiện tại, có vẻ không nhiều, ít nhất là công khai. Nhưng dù sự “đồng thuận bị cho là sấm sét” trong USCCB, thì Hội đồng không những trệch hướng với tân tổng thống nhưng còn với nhiều người trong đoàn chiên công giáo, cũng như với Vatican. Dù, một Hội đồng Giám mục quốc gia tự do, nhưng thậm chí còn có nghĩa vụ, tham gia và bình luận về các vấn đề xã hội và chính trị của đất nước. Nhưng đi đôi với sự xa cách Đức Phanxicô, mà trong việc này dường như họ có vẻ say sưa (nỗ lực đã lên đến mức nguy hiểm trong vài năm qua, đặc biệt là với nỗ lực đảo chính của cựu sứ thần Carlo Maria Viganò và những người hỗ trợ ông vào tháng 8 năm 2018), hành vi của Hội đồng tạo lo ngại. Các rối loạn chức năng nội bộ cũng gặp rắc rối; hội đồng gần giống với nghiệp đoàn các ủy ban hơn là một cơ quan giáo hội. Từ bây giờ, USCCB hoàn toàn trái ngược với tính đồng nghị và hợp tác giữa các giám mục anh em, và giữa các giám mục và giáo hoàng. Thay vì hành xử theo tư cách giáo hội, Hội đồng hành xử theo tư cách chính trị và bây giờ Hội đồng sẽ bị phán xét về mặt chính trị vì đã mất quyền được phán xét về mặt giáo hội. Theo những điều kiện này nhiều người công giáo (và không công giáo) ở Hoa Kỳ tự động bác bỏ bất cứ điều gì mà các giám mục hiện nay nói.

Nói cách khác, đó là cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp, một vấn đề đối với công giáo Hoa Kỳ nhưng cũng ảnh hưởng đến toàn thể Giáo hội. Đức Phanxicô không phải là nhà lãnh đạo Giáo hội duy nhất tự hỏi điều gì đang xảy ra với hệ thống cấp bậc của Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo công giáo trên toàn thế giới, những người đã bắt đầu ý thức từ nhiều năm nay, bây giờ họ bày tỏ công khai ý kiến của họ về USCCB (chẳng hạn Tổng Giám mục Mark Coleridge, chủ tịch Hội đồng giám mục Úc). Ngày 15 tháng 1, Tổng Giám mục giáo phận Vienna, hồng y Christoph Schönborn, đã đưa ra lời tuyên bố về cuộc tấn công vào Điện Capitol mạnh hơn lời kêu gọi hòa bình của USCCB. Hệ thống phân cấp của Mỹ có nên quan tâm hoặc ít nhất nên biết, phần còn lại của thế giới đang xem các hành động và hành vi của nó như thế nào không?

Giữa nội dung hòa giải quốc gia, chúng ta cũng cần nói đến hòa giải tôn giáo; cả hai liên kết với nhau. Nhưng việc hòa giải khó có thể xảy ra với một hội đồng giám mục công khai mâu thuẫn với chính mình, và vì thế quyền lực của Hội đồng này bị một số thành viên của Hội đồng công khai thách thức. Trong vài năm nay, thiểu số các giám mục ủng hộ Đức Phanxicô, không được bầu và không được bổ nhiệm, phần lớn đã bỏ ý tưởng tạo ảnh hưởng trên USCCB. Như nhà báo Robert Mickens gần đây đã ghi nhận: “Triều giáo hoàng Đức Phanxicô đã gần tám năm, nhưng chưa có giám mục nào ngài phong được bầu vào các vị trí lãnh đạo cao nhất trong USCCB.” Rõ ràng có sự khác biệt giữa việc được Đức Phanxicô bổ nhiệm và khả năng diễn giải thông điệp của ngài ở cấp độ thể chế của Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ.

Vậy điều này để lại những gì? Điều cần phải thấy, đó là thiếu tầm nhìn. Lần cuối cùng mà USCCB hoặc một hồng y, hoặc một tổng giám mục đưa ra một tầm nhìn về giáo hội và thần học cho Giáo hội ở đất nước này về lâu dài là khi nào? Một tầm nhìn không tự cho mình có quyền  thay đổi tính hợp pháp về các vấn đề xã hội thông qua các tuyên bố của giám mục; một tầm nhìn không giới hạn ở vấn đề này hay vấn đề kia trong danh mục của ủy ban này, ủy ban kia trong USCCB? Công giáo Hoa Kỳ có thể theo hồng y Joseph Bernardin (1928-1996) bây giờ, chỉ để giới hạn mình trong hàng giám mục. Cuộc khủng hoảng theo chủ nghĩa Mỹ vào những năm 1890 đã dẫn đến sự kết thúc của các hội đồng quốc gia định kỳ, làm suy yếu các nỗ lực cho các dự án mục vụ quốc gia, và cản trở sự suy tư về trí tuệ và thần học trong hơn nửa thế kỷ – một kỷ nguyên chỉ kết thúc với sự triệu tập Công đồng Vatican II. Hội đồng. Chúng ta hy vọng trong năm mươi năm tới sẽ không lặp lại lịch sử này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đã đến lúc Vatican điều tra Hội đồng Giám mục Mỹ