Đức Phanxicô: “Chính trị ở giai đoạn này không có quyền phá vỡ sự hiệp nhất”

209

Đức Phanxicô: “Chính trị ở giai đoạn này không có quyền phá vỡ sự hiệp nhất”

ilfattoquotidiano.it, Francesco Antonio Grana, 2021-01-10

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Ý Tg5, Đức Giáo Hoàng gởi một tín hiệu rõ ràng đến với các nhà cầm quyền trên toàn thế giới: “Những ai nghĩ ‘theo cách này có thể thua cử’, tôi nói ‘đây không phải lúc’”. Những lời này rơi vào cuộc tranh luận của người Ý cũng như của chính phủ của thủ tướng Giuseppe Conte đã bị người Renzian kiểm soát trong nhiều tuần.

Lời kêu gọi của Đức Phanxicô với vắc-xin: “Đó là đạo đức, tôi sẽ chích. Vấn đề sức khỏe đang bị đe dọa, đời sống của chính chúng ta và của người khác cũng bị đe dọa. Từ chối chích là tự tử, không biện minh được.”

Đức Phanxicô nói trong cuộc phỏng vấn độc quyền được phát sóng vào tối chúa nhật trên Kênh Tg5 hoàn toàn không ngẫu nhiên: “Tầng lớp hành pháp có quyền có quan điểm khác nhau và cũng có quyền đấu tranh chính trị. Đó là quyền: quyền áp đặt chính sách của chính mình. Nhưng trong thời điểm này, chúng ta phải đoàn kết, luôn luôn đoàn kết.”

Trả lời các câu hỏi của chuyên gia Vatican thế giới Fabio Marchese Ragona của hãng tin Mediaset, ngài giải thích: “Trong thời điểm này, không có quyền nào được xa sự thống nhất. Ví dụ, đấu tranh chính trị là một điều cao cả, các đảng phái là công cụ. Điều quan trọng là có thiện hướng làm cho đất nước phát triển. Nhưng nếu các chính trị gia nhấn mạnh đến tư lợi nhiều hơn là lợi ích chung, thì họ làm hư mọi việc”.

Ngài không trực tiếp nói đến cuộc khủng hoảng chính phủ của Matteo Renzi, nhưng lời tuyên bố của ngài đưa ra đúng vào thời điểm lây nhiễm gia tăng và việc điều hành bệnh dịch đã được kiểm soát từ nhiều tuần nay. Câu hỏi nhà báo Marchese Ragona đặt ra cho ngài rõ ràng không liên quan đến sự chia rẽ trong chính trị: “Khi không có tình anh em, khi không có sự đoàn kết, sẽ tạo ra căng thẳng, căng thẳng xã hội và ngay cả trong các các tỉnh bang, chúng ta cần phải nhìn lại ý thức cộng đồng, để trở thành một cộng đồng duy nhất, một nhóm người duy nhất không?” Nhưng câu trả lời của Đức Phanxicô đi thẳng vào vấn đề: “Xung đột là cần thiết, nhưng ngay bây giờ, phải tạm nghỉ các xung đột. Phải nhấn mạnh đến sự hiệp nhất của đất nước, của Giáo hội và của xã hội. Đối với những người nói rằng, ‘theo cách này các cuộc bầu cử có thể bị thất bại, tôi nói, ‘đây không phải là lúc’. Đây là lúc của hòa bình chứ không phải khủng hoảng.” Chỉ khi đại dịch qua đi thì mọi người mới có thể quay lại nói “tôi”, nhưng bây giờ, vào lúc này, một chính trị gia, ngay cả một giám đốc, một giám mục, một linh mục không có khả năng nói “chúng ta” là không ở tầm cao. “Chúng ta”, lợi ích chung cho tất cả phải ở hàng đầu. Ngài nhấn mạnh, “sự hiệp nhất phải vượt trên xung đột.” Cuối cùng, ngài hướng đến “tất cả các nhà lãnh đạo” kể cả các linh mục, chính trị gia và doanh nhân để họ theo đuổi vì công ích hơn là để “thương lượng” cho riêng họ. Những thương thảo làm “trên da của các anh chị đang bị khủng hoảng.” Ngài kết luận, “những khi đối diện với thời điểm khó khăn toàn cầu như chúng ta đang đối diện, chúng ta phải hủy bỏ cái tôi.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch