Điều gì sẽ xảy ra nếu không có Chúa ở đó…

505

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có Chúa ở đó…

jesuites.ch, tháng 12-2020

“Lời than van của ông Gióp”, tác phẩm của họa sĩ William Blake, khoảng năm 1786 @ Viện Bảo tàng Mỹ thuật San Francisco

Linh mục Dòng Tên Luc Ruedin hỏi: “Trong thời gian dịch bệnh này, bất hạnh và khó sống đã thấy rõ hơn, khi gần đến lễ Giáng Sinh, người tín hữu kitô phản ứng như thế nào?” Linh mục Ruedin phụ trách Trung tâm Zundel ở Lausanne, Thụy Sĩ đưa ra các con đường suy tư bằng lời và bằng nhạc! Hai lần một tuần vào ngày thứ ba và thứ sáu, ngài có bài suy niệm Mùa Vọng cho đến ngày 22 tháng 12.

Tư thế của người tín hữu kitô

Chất vấn Chúa là mở lòng tin vào Chúa của kẻ Sống chứ không phải của kẻ chết. Đó là làm cho chúng ta sẵn sàng chấp nhận để tin vào một câu trả lời khả thi, là để điều không lường trước xảy ra…

Giả thuyết: Không có Chúa

Cái ác làm chúng ta phản kháng. Nó làm rối loạn quả tim và che khuất lý trí. Bất cứ lời giải thích nào cố gắng biện minh cho nó đều vô hiệu. Cái ác từ đâu đến? Tại sao ác? Giả sử một câu trả lời thỏa đáng có thể được đưa ra, thì trong mọi trường hợp nó sẽ quá chung chung để có thể chạm đến người bị cái ác giáng xuống trên xương thịt mình, bị nghiền nát vì cái ác quá độ. Chẳng phải tình liên đới và lòng trắc ẩn của Đấng bị đóng đinh không phải là những tác động duy nhất, do đó là thiêng liêng, có khả năng xoa dịu nỗi đau khổ này sao?

Trong Kinh thánh, Chúa đưa ra Giao ước của Ngài. Con người được mời gọi để trả lời. Liệu con người có chấp nhận một Đấng khác và tin tưởng vào Ngài không? Tin tưởng càng triệt để khi lòng tin này bị thử thách. Khi đối diện với bệnh tật, bất hạnh, đau khổ và cái chết, đến lượt mình, người tín hữu đi theo Chúa Kitô được mời gọi vượt qua thử thách. Nếu họ trung thành với Giao ước, họ sẽ vượt ra khỏi sự buộc tội hoặc biện minh cho Chúa. Người tín hữu kêu cầu Ngài, Đấng mà họ gọi là Thiên Chúa. Đấng của Giao ước và của con đường thiêng liêng mà Giao ước đề xuất.

Phản ứng đầu tiên: Chống lại Chúa

Ông Gióp bị bạn bè của ông khiển trách, tác phẩm của họa sĩ William Blake, 1805

Cáo buộc Chúa, xem Ngài là người trách nhiệm của thế giới nhuốm bởi cái ác này. Đó là điều hoàn toàn hợp lý để kết luận rằng Chúa không tồn tại. Nếu không thì làm sao Chúa lại không thể (Chúa bất lực) hoặc không muốn (Chúa ác) ngăn chặn bất hạnh? Một Chúa như thế không thể được cầu bàu. Đường đến với Đấng của đức tin đã bị chận!

Tuy nhiên, vượt lên tư thế từ chối và biện hộ cứng rắn, đôi khi lời buộc tội bị che giấu, tiếng kêu của người không tin đã là lời kêu gọi: “Tôi không còn tôn kính Chúa của bạn, tôi nói Ngài không tồn tại, hơn là tôi nói Ngài muốn hoặc để cho có cái ác” (tác phẩm Dịch hạch của nhà văn Camus). Con người đau khổ phản ứng với sức mạnh của thất vọng. Sự phản kháng của họ có thể trở thành lời thú nhận cho sự bấp bênh của họ. Những câu hỏi hiện sinh của họ dội lại để kích động họ nói chuyện với… Chúa.

Phản ứng thứ hai: Không chống Chúa

Chúa trả lời ông Gióp trong cơn hỗn loạn, tác phẩm của họa sĩ William Blake.

Một biện giải nào đó đã cố gắng giải thích điều ác và để minh oan cho Chúa. Thượng đế sẽ cho phép cái ác, Ngài sẽ trừng phạt thủ phạm, Ngài sẽ tạo thế giới tốt nhất có thể!

Cứ muốn minh oan cho Chúa quá đáng, chúng ta làm cho Ngài thành không đáng kể!

Nói thay cho Ngài, chúng ta không để cho Ngài là Thiên Chúa! Khi đó chúng ta có thái độ của những người bạn giả dối của ông Gióp. Như thế bỗng chúng ta tránh chịu đựng thử thách của đức tin. Chúng ta thường có khuynh hướng nói, Chúa tự bảo vệ Ngài. “Chính Ta đã nghe thấy tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đang bị người Ai-cập bắt làm nô lệ,” (Xh 6, 5) hoặc tiếng kêu của ông Gióp! Cái sai của những người không chống Chúa là xóa sạch tai tiếng xấu xa ngay từ đầu. Người kêu van biểu lộ tin tưởng vào Đấng mình kêu van hơn là Đấng biện minh. Nếu chống Chúa mặc định là loại Chúa thì không chống Chúa là do cần an toàn. Họ tự an ủi mà không tốn công.

Phản ứng thứ ba: Không có Chúa

Khác với phong cách vĩ đại của triết gia Nietzsche, từ việc khẳng định các lực lượng đang hoạt động, đã ném siêu hình học vào quên lãng, người cuối cùng phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng  của sự biến mất mọi chân trời. “Chúa ở đâu?”, ông đã khóc, tôi sẽ nói cho bạn biết! Chúng ta đã giết Ngài – bạn và tôi! Tất cả chúng ta đều là kẻ giết Ngài! Nhưng chúng ta đã làm như thế nào? Làm sao chúng ta có thể vét được biển? Ai đã cho chúng ta miếng bọt biển để xóa cả chân trời? (Nietzche, Sự hiểu biết vui vẻ, Le gai savoir, số 125) Có phải chúng ta, những người đàn ông của thế kỷ 21, sống động hơn, tự do hơn, quyết đoán hơn khi chân trời đã bị xóa? Đứng trước bất hạnh, điều gì còn lại với người theo chủ nghĩa hư vô nếu không phải là “liều thuốc độc đây đó, để có được những giấc mơ êm đềm. Và cuối cùng là rất nhiều chất độc để chết một cách dễ chịu! (Nietzsche, Zarathustra đã nói như thế)

Phản ứng thứ tư: Trong Chúa

Nói chuyện với Chúa thay vì buộc tội Ngài hay muốn biện minh cho Ngài là để cho Ngài khả năng thực hiện chính Ngài. Chúa không phải là một khái niệm trừu tượng. Một không gian bên trong – tầng sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta như nhà thần nghiệm Do Thái Esther “Etty” Hillesum (1914-1943 chết trong Trại tập trung Auschwitz) nói trong quyển sách “Etty Hillesum, một đời sống xáo trộn” : “Trong tôi có một cái giếng rất sâu. Và trong giếng đó có Chúa. Đôi khi tôi cố gắng đến đó. Nhưng thường có những cục đá và gạch vụn cản chận cái giếng này và Chúa bị chôn vùi. Vì vậy phải đem Chúa ra ánh sáng.” Khoảng không gian hay tâm hồn mà chúng ta tiếp cận có thể nghe thấy Ai đó trả lời. Khi đó chúng ta không còn nghe nói về Ngài hoặc nghe từ Chúa. Chúng ta nói chuyện với Ngài và lắng nghe Ngài! Trong Kinh thánh, Chúa đứng về phía dân của Ngài và tạo nên lịch sử. Ngài mặc khải như lương tâm sâu thẳm nhất của người tín hữu, mà Công đồng Vatican II nói đó là tiếng nói của lương tâm. Và bỗng lời bất kính quay trở lại. Đó không phải là để nổi dậy chống lại Chúa. Đó là không tin Chúa có thể nâng đỡ! Đó là nghĩ Chúa bất lực và câm lặng!

Phản ứng thứ năm: Với Chúa

Vì thế ai nói chuyện với Chúa thì không đứng về phía bất hạnh. Họ đưa Chúa ra tòa án của chính cuộc nổi dậy của họ. Họ đi từ người xa lạ qua người bạn. Họ thoát khỏi sự giam cầm, thinh lặng, tự biện minh, mặc cảm tội lỗi. Nói là đã cầu nguyện; là rên rỉ, là nổi dậy, là chất vấn, là xin; nhưng cũng là lắng nghe, chúc phúc, hân hoan, chấp nhận… Trên hết là tin vào khả năng có câu trả lời. Tin rằng Chúa đủ quyền năng để nâng đỡ tiếng kêu nổi dậy khi đối diện với sự phi lý, để thấy Ngài là Đấng chiến đấu cùng và vì chúng ta đến nhường nào. Ngôn ngữ của đức tin có thể giúp chúng ta khám phá ra Ngài là Tất Cả, không thể tưởng tượng được trong ân sủng của Ngài. Những hình ảnh cổ xưa (Chúa phán xét, Chúa đong đếm, Chúa trừng phạt, v.v.) xuất hiện trở lại trong ý thức chúng ta khi bất hạnh gõ cửa và sau đó bị cuốn đi. Chúa của Tình yêu là cả một Quyền năng khác, Quyền năng chưa từng có quay ngược chúng ta, hoán cải chúng ta!

Phản ứng thứ sáu: Với Chúa

Đức tin khám phá rằng, cuộc chiến của chúng ta chính là cuộc chiến của Chúa và Chúa là nạn nhân đầu tiên! Ngài chiến đấu cho đến chết trên Thập tự giá. Sự phục sinh của Ngài là sự xuất hiện Chiến thắng của Ngài. Vì vậy, tiếng kêu của con người không chỉ là chính đáng. Tiếng kêu không chỉ dự vào cơn giận dữ chính đáng của Chúa khi đối diện với điều bất chính. Trên hết, nó cho phép Ngài, Đấng đã đi qua cái chết để mạc khải Ngài là Chúa và là Đấng Cứu Rỗi. Chấp nhận rằng Chúa gánh vào Ngài cuộc chiến của tôi và cuộc nổi dậy của tôi cho phép để tỏa sáng, vào thời điểm thuận lợi, Ánh sáng của Đấng Phục sinh, Đấng hòa giải và làm dịu mọi sự.

“Người sẽ cư ngụ cùng với họ”

“Chúa ban phúc vào ngày thứ bảy” tranh  nước của William Blake, 1805 @ Wikimedia Commons

Ngày thứ bảy: Kết luận

Sự dữ làm chúng ta phản kháng. Nó làm xáo trộn tâm hồn và che khuất lý trí. Phải gánh chịu cái ác đã làm vô hiệu hóa bất kỳ một bài phát biểu nào cố gắng để biện minh cho nó. Cái ác từ đâu đến? Tại sao ác? Giả như có câu trả lời thỏa đáng thì dù sao câu trả lời này cũng sẽ quá chung chung để có thể đến được với mọi người, bị dần đến tận xương thịt, nó bị vùi dập vì bất hạnh thái quá. Chẳng phải tình liên kết và lòng trắc ẩn của Đấng bị đóng đinh là ảnh hưởng duy nhất, bởi vì là các thần thánh, họ có khả năng đến để giải tỏa nỗi đau này không?

Trong Kinh thánh, Chúa đưa ra Giao ước của Ngài. Con người được mời gọi để trả lời. Liệu con người có chấp nhận một Đấng Khác và tin tưởng vào Ngài không? Tin tưởng càng tận căn khi lòng tin bị thử thách. Đứng trước bệnh tật, bất hạnh, đau khổ, chết chóc, đến lượt mình, người tín hữu đi theo Chúa Kitô được mời gọi để vượt qua thử thách. Nếu họ trung thành với Giao ước, họ sẽ vượt lên khỏi sự buộc tội hoặc biện minh của Chúa. Người tín hữu kêu cầu Ngài, Đấng mà họ gọi là Chúa. Họ không tách ra khỏi Giao ước và con đường thiêng liêng mà Giao ước đề nghị.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu con người, trong lúc bất hạnh, không thể, không muốn kêu cầu đến Chúa? Vì không có Đối tác duy nhất ở tầm cao của thử thách không cứu vãn này, đương sự buộc phải gánh chịu sức nặng của bất hạnh. Họ có thể một mình trong phiên tòa mà họ vừa là nạn nhân vừa là người tố cáo không? Họ không có nguy cơ bị mặc cảm tội lỗi đè bẹp sao? Có phải họ đang vào trong nỗi tuyệt vọng tăm tối nhất, trong chủ nghĩa hư vô hủy diệt nhất đó sao? Hình ảnh Con rắn trong sách Sáng thế ký 2-3 cho thấy cả con người và Chúa đều không phải là tác giả của điều ác. Chúa Giêsu Kitô, bằng Sức Thổi của Ngài, Ngài biến đổi mối quan hệ của chúng ta với điều bất hạnh. Ngài cho chúng ta thấy, trong thử thách có bình an kỳ lạ của một sức mạnh và sự dịu dàng lạ lùng:

“Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ.  Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất. Đấng ngự trên ngai phán: Này đây Ta đổi mới mọi sự.” (Khải huyền 21, 4-5).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch