Chúng ta có thể giải phóng mình ra khỏi nạn phân biệt chủng tộc không?

83

Chúng ta có thể giải phóng mình ra khỏi nạn phân biệt chủng tộc không?

france-catholique.fr, Gérard Leclerc, 2020-06-10

Đám đông tụ tập gần “Đài tưởng niệm George Floyd” © Lorie Shaull / CC by-sa

Kể từ sau cái chết của ông George Floyd ở Minneapolis khi ông bị cảnh sát thành phố bắt giữ, phong trào chống kỳ thị đã bùng nổ ra ở Mỹ và lan tràn khắp thế giới. Cảm xúc từ cái chết người Mỹ gốc Phi do cảnh sát người Mỹ da trắng gây ra bây giờ trở thành một loại tòa án ở khắp nơi chống lại nạn kỳ thị, chính xác là kỳ thị của người Da Trắng đối với người Da Đen. Điều này dễ hiểu vì lịch sử Hoa Kỳ và nguồn gốc của một quốc gia được đánh dấu bởi một sự mua bán nô lệ rộng lớn.

Chúng ta không nghi ngờ gì về hậu quả của nó, ngay cả khi chúng ta thảo luận về tầm mức rộng lớn của nó. Dù cần thiết phải theo đuổi công việc thanh tẩy cá nhân và tập thể để sửa chữa các phản xạ xấu xa là chuyện đương nhiên, dù việc này thường dẫn đến các sai lệch bản chất khác, chẳng hạn các trường đại học chịu sự tuân thủ của một đường hướng phi lý buộc phải nói cho hợp lòng người. Nhưng cũng cần xem lại vấn đề một cách tổng quát, dưới nhiều khía cạnh, lịch sử, xã hội, tâm lý để tìm con đường đi ra khỏi tội ác này, một một tội ác chắc chắn luôn được tái diễn mà chúng ta sai lầm khi nghĩ điều này là điều không thể sửa đổi được.

Lý thuyết độc hại

Trên thực tế có nhiều lý thuyết trả lời cho nạn kỳ thị theo quy chế bản thể học, chẳng hạn đóng dấu người Da Trắng vào thành kiến siêu quyền lực của họ. Vì vậy gần đây chúng ta đọc đề xuất tận căn theo kiểu này: “Là Da Trắng là một đặc quyền của  thống kê, có thể quan sát, có thể lượng định được, vô thức, văn hóa, chính trị và kinh tế!”  Đây không phải là một ý kiến cá biệt. Đây có thể là một dòng ý thức hệ đã lan rộng trong các trường đại học mang màu sắc của các “nghiên cứu hậu-thuộc địa”. Gần đây, một tuyên ngôn được ông  Pierre-André Taguieff và Dominique Schnapper ký, nhấn mạnh đến bản chất nguy hiểm của các nghiên cứu này với lý do “trong các xã hội hậu thuộc-địa, di sản chủ nghĩa thống trị thực dân da trắng vừa vẫn còn tồn tại và có cấu trúc, liên tục hiện diện trong các tổ chức xã hội, tín ngưỡng và các khuôn mẫu tạo thành di sản này”.

Tại chính Hoa Kỳ, đã có một phản ứng mạnh mẽ chống lại các phát biểu này của các nhà trí thức người Mỹ gốc Phi, những người từ chối bản thân của mình bị nhốt trong một bầu khí khó chịu, bất lợi cho sự giải phóng xã hội của chính họ.

Về mặt lịch sử, thật phi lý khi nối kết tất cả người dân Mỹ da trắng với chế độ nô lệ vì một phần lớn đã chiến đấu với nó, nhưng đặc biệt là vì “90% người da trắng sống ở Mỹ thậm chí có tổ tiên không phải là người ở trong nước khi nạn nô lệ xảy ra và con số này tăng lên 50% đối với người da đen.”

Mặt khác chúng ta có thể suy tư về mặt thần học và tâm linh. Liệu tội lỗi và ngay cả cấu trúc của tội lỗi có nhất thiết phải cân nhắc mãi mãi như một lời nguyền xấu được chấp nhận bởi sự quan phòng trên nhân loại không? Chắc chắn nhân loại này sẽ luôn vật lộn với hậu quả của tội lỗi ban đầu, nhưng sự cứu chuộc và lòng thương xót Chúa cũng can thiệp để giải thoát nó. Vì thế người viết thánh vịnh đã hát lên: “Xin cho con được nghe tiếng reo mừng hoan hỷ, để xương cốt bị Ngài nghiền nát được nhảy múa tưng bừng. Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm. (Tv 51, 10-11). Đúng, con người có thể thoát được ác tâm của nạn kỳ thị!

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch