Linh mục tuyên úy Maurizio Lucini kể câu chuyện cha bị bệnh

297

Linh mục tuyên úy Maurizio Lucini kể câu chuyện cha bị bệnh

Linh mục tuyên úy Lucini: “Thiên Chúa ở trong hành vi yêu thương của những người chăm sóc bệnh nhân và liều mạng sống của mình”

agensir.it, Giovanna Pasqualin, 2020-03-23

 

Ở thành phố Cremona nước Ý có 828 ca nhiễm, toàn bang có 2 985 ca và 321 người chết, trong số này hôm nay có một bác sĩ. Bệnh viện dã chiến do một tổ chức của giáo phái phúc âm  Mỹ tài trợ hoạt động từ ngày thứ bảy. Lời chứng của linh mục Maurizio Lucini, một trong các tuyên úy của bệnh viện “Maggiore” bị nhiễm coronavirus cách đây hai tuần và bây giờ đang lành, linh mục cho biết: “Không những bệnh nhân mà cả bác sĩ và y tá đều cần chúng tôi. Trong bao nhiêu đau đớn này có Chúa: Chúa ở trong các hành vi yêu thương này.”

Con số ca bị nhiễm ngày càng tăng, tính đến chúa nhật 22 tháng 3 toàn bang có 2985 ca bị nhiễm, trong đó có 32 người bị chết, hôm nay có thêm bác sĩ khoa nhiễm trùng Leonardo Marchi bị chết.

Ngày 20 tháng 3, bệnh viện dã chiến đầu tiên được khánh thành ở thành phố Cremona, bệnh viện “Maggiore” được xây trong một thời gian kỷ lục và do tổ chức nhân đạo Mỹ Samaritan’s Pursue trợ giúp với thiết bị và nhóm bác sĩ của họ cho một trong các vùng bị nặng nhất.

Sau một tháng làm việc hết mình, bệnh viện “Major” sụm, gần một trăm bác sĩ y tá bị nhiễm và vì thế họ phải cách ly. Thứ bảy 21-3, bệnh viện mới nhận bệnh nhân đầu tiên vào phòng săn sóc đặc biệt. Bệnh viện có 15 lều, 60 giường, trong đó có 8 giường hồi sức và 60 nhân viên y tế, một phòng xét nghiệm và phòng chụp X-quang. Ông Eric Timmens, giám đốc tổ chức ONG cám ơn các tổ chức Ý, cơ quan bảo vệ dân sự, quân đội và tất cả những ai góp phần để xây dựng bệnh viện chỉ trong một thời gian ngắn: “Nhờ họ, chúng tôi có thể bắt đầu giúp đỡ nhân danh Chúa Giêsu Kitô.”

Một số tin tức khích lệ về bệnh viện làm chứng cho tinh thần bác ái và nhất là đại kết.

Linh mục Maurizio nói trên điện thoại, giọng của cha thường bị tiếng ho ngắt quãng: “Một số tin tức khích lệ về bệnh viện làm chứng cho tinh thần bác ái và nhất là đại kết.”

Linh mục Maurizio Lucini, tuyên úy giáo phận của bệnh viện “Major” nói với báo Sir: “Họ không những giúp vật liệu mà còn gởi bác sĩ đến. Họ tìm thông dịch viên và một trong các linh mục của chúng tôi giỏi tiếng Anh nên có thể dịch cho họ.” Ngày 11 tháng 3, linh mục Maurizio Lucini thử nghiệm dương tính và bị cách ly.

Cha cảm thấy như thế nào?

Tôi là tuyên úy và phục vụ ở khoa nhiễm trùng của bệnh viện “Major”. Không may tôi bị con vi-rút này tóm cổ ngay. Tôi chỉ sốt nhẹ, bị ho và nhức mỏi nhưng tôi thở được. Đến ngày thứ tư bệnh viện gọi tôi để thử nghiệm. Dù tôi bị ho nhẹ nhưng tôi hiểu ác tính của con vi-rút này.”

Khi cha biết mình dương tính, cha có sợ không?

Thành thật mà nói, mới đầu tôi hơi sợ vì tôi thấy tình trạng của các bệnh nhân khi họ đến phòng cấp cứu. Thật tội nghiệp. Bây giờ giám mục của tôi rất kiên nhẫn, nhiều linh mục bị bệnh và đã có người chết. Tôi sợ cho tôi, nhưng nhất là sợ mình chiếm chỗ của người cần hơn mình. Bây giờ tôi mong mau gặp lại các bệnh nhân của tôi.

Đâu là tầm quan trọng cho sự hiện diện của cha?

Chúng tôi cố gắng ở đó, cho người bệnh và cũng cho các nhân viên y tế. Các bác sĩ và y tá khi họ nghỉ xả hơi, họ xin chúng tôi: xin cha cầu nguyện cho chúng con, chúng con cần sự nâng đỡ của cha trước tình trạng nguy kịch này, chúng con cảm thấy mình bất lực. Tuy nhiên chúng tôi không đến được phòng săn sóc đặc biệt. Một trong các cha bạn tuyên úy của tôi được một gia đình nhờ đến gặp, nhưng các nhân viên bắt phải mặc áo đặc biệt, đội mũ bảo vệ, mang găng, mang mắt kiếng và phải thay mỗi khi đến phòng khác. Vật liệu quý giá, không phải lúc nào cũng có sẵn và lại dễ bị ăn cắp.

Trong các phòng thì sao?

Trong các tuần lễ đầu trước khi tôi bị bệnh, tôi được ban y tế cho phép nên tôi thường vào các phòng bị nhiễm trùng, sau đó tôi đến tất cả các phòng. Bây giờ tôi không biết mình ở trong tình trạng nào, tôi không biết tôi có thể tiếp tục làm được nữa hay không.

Người bệnh xin gì?

Trong hầu hết trường hợp họ mang mặt nạ dưỡng khí nên rất khó nói. Tôi chỉ được phép thăm họ vài phút vì các nhân viên làm việc rất bận rộn, nhưng dĩ nhiên họ rất vui khi thấy tôi, để đọc một kinh ngắn hay để nhận phép lành.

Họ rất cô đơn?

Thường thường có hai người ở một phòng, dù không nói được, họ rất tương trợ nhau.

Thiên Chúa ở đâu trong các đau khổ này?

Chúa ở đó: trong các hành vi yêu thương của các bác sĩ, y tá làm việc trong điều kiện có thể lây bệnh, có thể hy sinh mạng sống để giúp đỡ bệnh nhân.

Và tất cả không lùi bước. Khi vào trong các phòng này, tất cả những gì chúng tôi làm là gắn kết với những gì đã có ở đó.

Tất cả bệnh nhân đều lớn tuổi?

Đa số lớn tuổi, nhưng tôi cũng thấy có những bệnh nhân ở độ tuổi bốn mươi và có khi trẻ hơn.

Và họ chết như thế nào?

Thường thường họ chết một mình. Thi thể được đưa đến nhà xác, nhà nguyện bên cạnh có nhiều hòm. Tôi chỉ có thể ban phép lành cho họ sau khi họ qua đời.

(Hình ANSA / SIR)

Từ rào chắn này qua rào chắn khác: linh mục đầu tiên bị bệnh.

Cha học gì từ kinh nghiệm này và cha mong muốn gì nhất?

Tôi mong mau trở lại làm việc ở bệnh viện. Kinh nghiệm của tôi, dù tôi bị nhẹ nhưng cũng cho tôi hiểu hơn thế nào là nỗi lo sợ, là mệt mỏi, là cô đơn của người bệnh và cũng dạy cho tôi, tôi phải phó thác vào bàn tay của con người và của Chúa.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Coronavirus: “Tôi không ở ngoài cuộc, tôi đi trước”

Đức Giám mục Michel Aupetit: “Nhất là đừng nói ‘phải lựa’ giữa các bệnh nhân”