Trung quốc-Vatican: Cái bắt tay của phản bội?
la-croix.com, Nicolas Senèze, Rôma, 2020-02-15
Ký giả Nicolas Senèze, người tán thành mọi định hướng hiện tại của Vatican, kể cả ngưỡng mộ giai đoạn mới về mối quan hệ giữa Vatican và chế độ độc tài cộng sản Trung quốc, ông nhịn tất cả thông tin mà chúng tôi thường lặp lại trên blog này với ghi chú “thông tin bị cắt xén hay một phần”. Đức Hồng y Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen) và tất cả người dân Trung quốc dám liều hy sinh tự do của mình, thông báo trên trang web như trang Bitter Winter, cho rằng tất cả các cá nhân không đáng tin cậy, thậm chí có thể đó là các hãng tin tuyên truyền của Mỹ!
Cuộc gặp lịch sử giữa Vatican và Trung quốc
Ngày 14 tháng 2 bên lề Hội nghị An ninh Quốc tế ở Munich, hai Ngoại trưởng Vatican và Trung quốc đã gặp nhau. Chưa từng có một cuộc họp ở cấp cao như vậy được xảy ra giữa Bắc Kinh và Vatican.
Ngày thứ sáu 14 tháng 2-2020, Đức Tổng Giám mục Paul R. Gallagher, ngoại trưởng Tòa Thánh và Ngoại trưởng Trung quốc Vương Di (Wang Yi) gặp nhau tại Munich (Đức).VATICAN MEDIA
Cho đến bây giờ, chưa bao giờ các quan chức Vatican và Bắc Kinh gặp nhau chính thức ở cấp độ cao như vậy, trong khi Tòa Thánh và nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc không còn quan hệ ngoại giao kể từ năm 1951.
Theo Nhật báo Nhân dân, Ngoại trưởng Vương Di ca ngợi: “Hôm nay là cuộc gặp đầu tiên giữa hai Ngoại trưởng của Trung quốc và Vatican. Điều này sẽ mở ra nhiều không gian hơn cho cuộc trao đổi hai bên trong tương lai”.
Theo một thông báo của Tòa Thánh thì “để tiếp tục cuộc đối thoại nhằm thúc đẩy cuộc sống trong Giáo hội công giáo”, cuộc gặp này “ở trong bầu khí thân tình” giúp cho hai bên “phát triển một cách tích cực” các quan hệ giữa Trung quốc và Vatican, đặc biệt từ thỏa thuận tháng 9 năm 2018 về việc bổ nhiệm giám mục công giáo tại Trung quốc.
Ngoại trưởng Gallagher và ngoại trưởng Vương Di mong muốn “theo đuổi đối thoại thể chế ở cấp độ song phương để thúc đẩy cuộc sống trong Giáo hội công giáo và cho lợi ích của người dân Trung quốc”.
Từ nhiều tuần nay, một số nhóm bảo vệ tự do tôn giáo đã tố cáo một cáo buộc siết chặt luật tôn giáo ở Trung quốc dựa trên một quy định mới có hiệu lực vào ngày 5 tháng 2-2020.
Điều khoản 55 của bản quy định này buộc các tổ chức tôn giáo phải “theo sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung quốc” và “tiếp tục trung hoa hóa các tôn giáo (…), thực hành các giá trị nền tảng của xã hội chủ nghĩa”.
Cải thiện quy định tôn giáo
Nhưng theo ghi nhận của học giả Ý Francesco Sisci, nhà nghiên cứu ở Đại học Renmin, Bắc Kinh và là chuyên gia về công giáo ở Trung quốc, thì quy định mới này cho thấy có một sự mềm mỏng nhất định của chính sách tôn giáo của Bắc Kinh.
Dựa trên hai bản quy định trước và sau, học giả Francesco Sisci nói với báo La Croix: “Trước đây bản quy định nói ‘các nhóm tôn giáo phải tuân theo đảng’. Bây giờ bản quy định giải thích ‘các nhóm tôn giáo là cây cầu và sợi giây gắn kết và nối kết đảng cộng sản Trung quốc và chính quyền với các cộng đoàn tôn giáo và người dân’.”
Nhà nghiên cứu nói tiếp: “Do đó điều này giả định có đối thoại giữa đảng và các nhóm tôn giáo. Chắc chắn tình hình không lý tưởng cũng không hoàn hảo, nhưng đã có một sự cải thiện so với quá khứ.” Học giả người Ý Sisci đã có một cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô lần đầu tiên trên báo Trung quốc.
Trung quốc “sẵn sàng cải thiện sự tin tưởng lẫn nhau với Vatican”
Trung Quốc, vốn luôn rất sợ các cường quốc nước ngoài sử dụng tôn giáo, từ lâu họ đã dè chừng thẩm quyền của giáo hoàng trên người công giáo Trung quốc, trong một thời gian dài họ từ chối không cho Vatican can thiệp vào các việc bổ nhiệm giám mục ở Trung quốc.
Thỏa thuận được ký năm 2018 cho phép một sự tiến hóa, các giám mục được các giáo phận chọn với sự tham gia của chính quyền, nhưng giáo hoàng có quyết định cuối cùng trong việc bổ nhiệm.
Tuy nhiên, sự bế tắc vẫn còn, đặc biệt là không biết các giám mục và linh mục có phải gia nhập Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc hay không, Hội này liên kết với đảng cộng sản cầm quyền.
Tháng sáu năm ngoái, trong các hướng dẫn mục vụ cho các giáo sĩ Trung quốc, Vatican đã yêu cầu Trung quốc “đảm bảo tôn trọng lương tâm và niềm tin sâu đậm công giáo của người dân”, và xét rằng các linh mục và giám mục Trung quốc có thể đăng ký với nhà cầm quyền “mà vẫn trung thành với các nguyên tắc của giáo lý công giáo”.
Ngày thứ sáu, ngoại trưởng Vương Di nói với Nhật báo Nhân Dân: “Trung Quốc sẵn sàng cải thiện hơn nữa để hiểu biết và tin tưởng hỗ tương với Vatican, để đà tương tác tích cực giữa hai bên tiếp tục phát triển”.
Thông tin bị cắt xén hoặc chỉ một phần
Hơn cả người công giáo, nhà cầm quyền Trung quốc đặc biệt sợ sức mạnh của các nhà truyền giáo giáo phái phúc âm, họ rất đông và đôi khi rất liên kết với các người đồng tôn giáo với họ ở Mỹ đang lan tràn, trong khi Trung quốc và Mỹ đang chống nhau trong cuộc chiến thương mại và ảnh hưởng chính trị.
Còn Tổng thống Donald Trump kiên quyết dựa vào thế lực của giáo phái phúc âm trong lần tái ứng cử sắp tới của ông, thêm nữa ở Mỹ, bằng thông tin bị cắt xén hay một phần làm nảy sinh các cuộc tấn công khắc nghiệt nhất chống đường lối cứng rắn của Bắc Kinh trên tôn giáo.
Các tấn công này cũng lặp lại trong giới công giáo chống Đức Phanxicô, họ trách ngài đã thỏa hiệp với các người cộng sản Trung quốc với thoải hiệp năm 2018.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Tôn giáo đơn thuần chỉ là món đồ chơi cho các đồng chí Trung quốc
Trung quốc đẩy nhanh chính sách “trung hoa hóa” các tôn giáo
Khi các quy tắc mới có hiệu lực, Trung Quốc sẽ cấm tổ chức tang lễ theo nghi thức kitô giáo
Đảng Cộng sản nắm kiểm soát các Giáo hội Trung quốc kể từ ngày 1 tháng 2-2020