Đức Phanxicô gặp Đức Bênêđictô XVI ngày 28 tháng 6-2017.
lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2020-01-12
Không nên hiểu việc Đức Bênêđictô XVI xin giữ bậc sống độc thân cho linh mục
là lời tuyên chiến với giáo hoàng hiện tại, nhưng đây là biểu hiện của cuộc tranh luận thần học có trong truyền thống lớn của Giáo hội công giáo.
Không có chiến tranh giữa hai giáo hoàng, Đức Phanxicô đang trị vì và Đức Bênêđictô XVI giáo hoàng danh dự. Dĩ nhiên sẽ rất thú vị để xem người kế nhiệm sẽ đồng ý hay không với lời báo động ngiêm trọng của người tiền nhiệm. Những người chống họ sẽ đi đường tắt: cánh tả cánh hữu, bảo thủ hay tiến bộ. Tương tự như xem một cuộc cãi nhau đằng sau phòng thánh của những người “công giáo” khởi xướng.
Đứng hơn, sự ”tranh cãi” thần học cao quý này đi theo truyền thống các cuộc tranh luận trí tuệ vĩ đại đã tôn vinh và đánh dấu lịch sử đầy biến động của Giáo hội. Tầm vóc của nó vượt lên các phạm trù nhỏ thông thường của chính trị hoặc giáo hội. Đặc biệt vì một lý do nghịch lý: cuộc thảo luận cởi mở với Đức Phanxicô của Đức Bênêđictô XVI vào tuổi xế chiều cùng với hồng y Sarah về vấn đề độc thân linh mục cho Giáo hội công giáo, trước hết không phải là vấn đề tôn giáo hẹp hòi … Cuộc tranh cãi này trên hết là vấn đề “lương tâm”.
“Imere non possum”: Tôi không thể im lặng
Nếu Đức Bênêđictô XVI từ bỏ lời hứa im lặng đã cam kết khi ngài thoái vị năm 2013, thì đó không phải là “chống lại” Đức Phanxicô, người mà ngài lặp lại mình mình luôn giữ tình huynh đệ và “vâng phục”, nhưng ngài không thể đừng im lặng.
“Silere non possum”, “Tôi không thể im lặng”, cùng với hồng y Sarah, ngài trích dẫn Thánh Augutinô, nhà thần học vĩ đại để biện minh cho sự lên tiếng của mình. Chính vì lương tâm, điều mà ngài luôn bảo vệ trong triều giáo hoàng của mình đã làm cho ngài can thiệp.
Cuộc tranh luận này sau đó là cuộc tranh luận thiêng liêng. Nơi thiêng liêng ít được xác định này ngủ yên trong mỗi người không phải là một thế giới thanh khiết. Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI, Đức Phanxicô, chỉ kể ba giáo hoàng gần đây đã cho thấy nghệ thuật khéo léo của họ dựa trên lịch sử, đào tạo và kinh nghiệm cá nhân nhưng nhất là trong linh đạo của họ. Có nghĩa là trong kiến thức sâu sắc của họ về những chuyện mà Chúa soi sáng cho thế giới hiện nay.
Sự hiến thân tuyệt đối của linh mục công giáo
Tầm nhìn về chức thánh của Đức Bênêđictô XVI đã được ghi nhận. Ngài giải thích, linh đạo của ngài có nguồn gốc từ linh mục do thái ở Đền thờ Giêrusalem, Chúa Kitô là “Môsê mới” qua sự “hiến thân tuyệt đối” trong cương vị “Con Thiên Chúa”. Và trở thành “gương mẫu” cho sự tận hiến tuyệt đối của linh mục công giáo. Đức Bênêđictô XVI khẳng định, vì lý do chính đáng về “cái nhìn đức tin” này mà ngài đã sống. Do đó ngài bác bỏ mọi tranh cãi vô ích.
Vì thế mới có chiều kích thứ ba của cuộc tranh luận thần học này. Nó được liên kết với một câu hỏi lớn đã ám ảnh Giáo hội công giáo từ những năm 1970 và cuộc cách mạng tình dục của nó: mức độ đòi hỏi đạo đức và từ bỏ yêu cầu nào của linh mục công giáo có thể duy trì?
Khi ngoại lệ trở thành quy tắc
Đức Bênêđictô XVI và hồng y Sarah trả lời “có” mà không do dư. Các ngài nhấn mạnh uy tín của Giáo hội và do đó là tương lai của Giáo hội đang bị đe dọa. Các ngài đưa ra phương thuốc để chữa: “sự thánh thiện của linh mục”. Dĩ nhiên Đức Phanxicô sẽ trả lời “có”. Nhưng ngài tìm một một giải pháp mục vụ thực dụng cho các vùng thiếu linh mục. Do đó, có triển vọng ngoại lệ địa phương chức linh mục của những người đàn ông đã kết hôn, hiện nay là phó tế vĩnh viễn.
Ngoại trừ việc “ngoại lệ” có thể trở thành một quy tắc trong Giáo hội. Đức Bênêđictô XVI biết điều này hơn bất cứ ai. Ngài đã có kinh nghiệm khó khăn với cải cách phụng vụ của Công đồng Vatican II. Việc từ bỏ tiếng latin là một ngoại lệ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Bậc sống độc thân linh mục: Đức Bênêđictô XVI ra khỏi im lặng