Năm đàn áp của Trung Quốc không mang lại một hy vọng nào cho Năm mới
Từ năm 2009, lực lượng an ninh đã tuần tra trên đường phố Urumqi trước giờ cầu nguyện, trưa thứ Sáu 17 tháng 7 – 2009 tại tỉnh Tân Cương, Trung Quốc (Ảnh của EPA / DIEGO AZUBEL / MaxPPP).
Các nhà thờ công giáo và hồi giáo nằm trong lãnh vực mà chính quyền muốn theo dõi chặt chẽ
la-croix.com, Michael Sainsbury, Hong Kong, 2019-12-21
Đầu tháng 12, khi bắt đầu có tin tung ra Đảng cộng sản cầm quyền Trung quốc đưa ra chương trình đốt các sách bị cho là không phù hợp về mặt tư tưởng, người dân tự hỏi liệu đây có phải là khởi đầu của một mặt trận mới trong chương trình đàn áp tôn giáo leo thang hay không.
Trong các cộng đoàn tôn giáo, ngay cả bóng ma của việc đốt sách cũng làm mọi người rùng mình, đặc biệt là tín hữu kitô và hồi giáo ở Trung quốc, con số tổng hợp có lẽ hơn 100 triệu người. Thêm nữa, việc bán trực tuyến Thánh Kinh, kinh Coran và các sách tôn giáo khác đã bị cấm năm 2018.
Các nhà quan sát đã so sánh Trung Quốc của Tập Cận Bình với Đức Quốc xã thời Adolf Hitler qua sự không khoan nhượng thảo luận, đàn áp các nhóm thiểu số và bất đồng chính kiến, việc thu thập thông tin cá nhân về tất cả các công dân và chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của họ, đặc biệt ở Biển Đông.
Vào tháng 5 năm 1933, các nhóm sinh viên Đức Quốc xã ở Đức đã công khai đốt sách ở 34 thị trấn và thành phố đại học, họ cho rằng đây “không phải là sách của người Đức”. Người Do Thái là mục tiêu hàng đầu của sự không khoan nhượng và kiểm duyệt của Đức quốc xã.
Năm 1953, Ray Bradbury, một trong các nhà văn khoa học giả tưởng nổi tiếng nhất thế kỷ 20 đã xuất bản quyển tiểu thuyết Fahrenheit 451, tựa đề này xuất phát từ nhiệt độ mà giấy bắt đầu bắt lửa và cháy. Quyển sách mô tả tương lai ở những nơi sách vở bị cấm trong mục đích làm cho phù hợp với công chúng.
Đó chắc chắn là một loại phù hợp mà Tập Cận Bình đang muốn cho Trung quốc. Cái gọi là Bức tường lửa vĩ đại của Trung Quốc nổi tiếng với sự kiểm duyệt các ảnh hưởng không mong muốn “bên ngoài” của internet – bao gồm các trang web tin tức quốc tế lớn, bình luận không lợi về Trung Quốc, và đặc biệt về Đảng Cộng sản Trung Quốc và các nhà lãnh đạo của họ.
Bên ngoài, các ảnh hưởng “tây”, luôn được các nhà lãnh đạo Trung Quốc xác định là mối đe dọa và là điều mà người Trung Quốc không muốn cũng không cần, việc họ không nhìn thấy sự trớ trêu đáng kinh ngạc khi tiếp tục ca ngợi hệ thống của mình là chủ nghĩa Mác-Lê khác biệt, rõ ràng là một trong các ảo tưởng chính của Trung Quốc “cộng sản”.
Tập Cận Bình đã xác định kitô giáo và hồi giáo là các tôn giáo “phương Tây” dù cả hai có nguồn gốc từ Trung Đông chứ không phải “phương Tây”. Các ảnh hưởng tôn giáo này sẽ được thuần hóa và từ đó đi vào đường lối “hán hóa” các tôn giáo trong những năm gần đây, thậm chí còn được viết trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Hán hóa không giống như đường lối hội nhập văn hóa của Giáo hội công giáo nhằm mục đích thích ứng đức tin vào văn hóa và phong tục địa phương. Nhưng hán hóa ở đây nhằm đẩy Nhà nước đi thẳng vào đời sống tôn giáo, như gần đây Giám mục Công giáo Gioan Phòng Tinh Diệu (John Fang Xingyao) tuyên bố: “Lòng yêu nước phải lớn hơn lòng yêu Giáo hội và luật của quốc gia lớn hơn giáo luật”. Giám mục Phòng Tinh Diệu là Chủ tịch Hội Công giáo Yêu nước, cơ quan do Đảng Cộng sản điều hành nhằm kiểm soát công giáo “chính thức” ở Trung Quốc .
Quá trình hán hóa, đã gây ra đủ loại khốn cảnh cho người công giáo Trung Quốc, và tiếp tục cho đến năm 2019, người Công giáo ở Trung Quốc có thể mong đợi một chút thay đổi trong năm mới.
Đó là việc mang các hình của cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông, người đã đuổi giáo hội Trung Quốc (Vatican cắt đứt quan hệ với Trung Quốc năm 1951) và Tập Cận Bình vào nhà thờ, đóng cửa nhà thờ và trong một số trường hợp phá hủy nhà thờ bằng cách dùng luật sở hữu đất đai mờ ám của địa phương và tiếp tục một chiến dịch loại bỏ thánh giá.
Các nhà thờ được yêu cầu treo cờ quốc gia, các linh mục và giám mục tiếp tục bị sách nhiễu, giam giữ bất hợp pháp và cấm cử hành thánh lễ đại chúng trong các lễ lớn và những dịp quan trọng khác.
Các giám mục không được Hội Công giáo Yêu nước công nhận, dù Vatican đang cố gắng nối lại mối quan hệ với Bắc Kinh, với thỏa thuận bí mật tháng 9 năm 2018 về việc bình thường hóa việc bổ nhiệm giám mục.
Cho đến nay, Bắc Kinh chỉ công nhận hai trong số các giám mục này và số còn lại trong hầm trú được giáo hoàng bổ nhiệm thì không được biết, vì đôi khi phải bảo vệ họ khỏi bị nhà nước sách nhiễu.
Tuy nhiên, vào tháng 6, Vatican đã có một biện pháp bất thường khi yêu cầu Bắc Kinh ngừng quấy rối các tu sĩ, các giám chức trong giáo hội hầm trú, những người không muốn đăng ký vào giáo hội chính thức. Nhưng điều này dường như rơi vào tai người điếc vì đã có một sự kiểm soát chặt chẽ hơn trên toàn Trung quốc, bao gồm cả người công giáo, một mệnh lệnh rõ ràng cho thấy Bắc Kinh chưa sẵn sàng ký thỏa thuận với Tòa Thánh.
Mức độ tiến hành hán hóa này thay đổi khác nhau ở 31 tỉnh và bốn thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh) và giữa các phân bộ “chính thức” và “hầm trú” của các giáo hội công giáo và tin lành.
Một đề tài chung khác có thể củng cố cho người công giáo thiểu số trong đất nước cộng sản Trung quốc. Với thành phần ưu đãi của Đảng, tiền bạc và khoảng cách giàu có khổng lồ, đàn áp đốt sách và các hệ thống giám sát quốc gia leo thang nhanh chóng được sử dụng để theo dõi toàn bộ công dân của mình, Trung Quốc là một quốc gia phát xít hiện đại.
Các nhà thờ công giáo và hồi giáo nằm trong lãnh vực mà chính quyền muốn theo dõi chặt chẽ. Từ lâu nhà cầm quyền đã lắp đặt camera ở những nơi này. Nhiều báo cáo cho biết điều này đang được nâng cấp với phần mềm nhận diện khuôn mặt. Một số nhà thờ còn dùng hệ thống theo dõi bằng vân tay, và vì vậy chúng ta chờ để thấy nhiều hơn về vấn đề này.
Nhưng cho đến nay, nạn nhân đau khổ nhất của sự đàn áp tôn giáo này là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo hồi, cũng như các dân tộc thiểu số hồi giáo ở Trung Á khác. Số lượng đông đảo của họ trong các trại tập trung – được chính phủ Trung Quốc gọi là trại tái huấn luyện – ước tính có đến 2 triệu hoặc từ 1 đến 2 triệu theo ước tính của các nhóm bảo vệ nhân quyền qua sự trợ giúp của công nghệ vệ tinh.
Gần đây hàng ngàn trang tài liệu và bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung quốc kể cả của Tập Cận Bình cho thấy sự tàn bạo của các trại được thành lập để diệt tù nhân của họ về mặt tôn giáo và văn hóa. Cho đến nay, ít nhất đã có 150 người bị giết trong quá trình này đã làm cho cả thế giới khiếp sợ, chủ yếu vì sức mạnh kinh tế của Trung quốc đã làm mọi người quên đi thảm họa nhân quyền lớn nhất trong lịch sử.
Những người công giáo, tin lành, hồi giáo “không chính thức” rất sợ họ là các nạn nhân kế tiếp.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Tập Cận Bình muốn viết lại Kinh Thánh để phù hợp với đường lối của Đảng cộng sản.