Hồng y Newman và bà thợ may

235

Hồng y Newman và bà thợ may

Hình hồng y John Newman tại The Birmingham Oratory

cath.ch, Maurice Page, 2012-07-09

Marguerite Bays, người thợ may đơn sơ ở Fribourg, Thụy Sĩ (1815-1879), gần như là người đương thời với hồng y John Newman (1801-1890). Thoạt nhìn, hai người gần như hoàn toàn ngược nhau, một phụ nữ đơn sơ ít học và một là nhà thần học uyên bác nước Anh.

Chân dung Marguerite trong phòng của bà | © Maurice Page

Theo ông Grégory Solari, nhà khảo luận Thụy Sĩ và là người sáng lập nhà xuất bản Ad Solem chuyên xuất bản các sách công giáo thì sau khi qua đời, các đồng huynh của hồng y Newman đã khám phá ra “bí mật” công việc tông đồ của ngài.

Sau 45 năm ở Oxford và khi ngài trở về Anh, ngài chỉ mong sống một đời sống đơn giản. Ngài không định cư ở London, nhưng ở Birmingham, thành phố của giới lao động ở miền Bắc nước Anh, nơi ngài ở bên cạnh người nghèo, nhất là những người di dân công giáo Ai Len. Ngài dạy học cho họ, giúp họ tìm nhà cửa, cho họ thực phẩm và áo quần. Ngài không tạo ra một cơ sở nhưng giúp qua chính bản thân mình. Vị hồng y lớn tuổi đi trên các đường phố Birmingham để giúp người nghèo. Ngài sống trong sự hiện diện của Chúa đến mức ngài thoát ra khỏi thời gian và thời trang. Ngài là người không thể xếp hạng.

Đối với hồng y Newman, chính trong những chuyện rất nhỏ mà mình cho thấy con người thật của mình. Với câu hỏi “phải làm gì để thành thánh?”, ngài trả lời: “Đừng thức dậy quá trễ buổi sáng. Hãy nghĩ về Chúa. Hãy dâng hiến cho Chúa ngày sống của mình. Hoàn thành bổn phận công dân, bất kể mình là ai và trong hoàn cảnh nào. Ăn, uống. Cuối ngày, nhìn lại ngày của mình và đừng đi ngủ quá trễ.”

Thật dễ dàng để hình dung Marguerite Bays cũng cho lời khuyên chính xác như vậy.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Newman, trí thông minh của đức tin