Trên đỉnh sóng (2-3)

138

Trên đỉnh sóng (2-3)

Trích sách Tiểu sử Thánh Antôn Pađua, Françoise Bouchard, nxb. Salvator. Chương 3

Để bắt chước Chúa Giêsu bị đóng đinh

Khi mọi người ra về, nơi gặp chẳng còn ai, chỉ còn cha Gratien, bề trên tỉnh dòng Bồ Đào Nha. Cha tìm một linh mục để dâng thánh lễ hàng ngày cho sáu tu sĩ sống ở tĩnh viện Monte-Paolo, bên sườn đồi Apennins, cách Forli khoảng hai mươi cây số. Có phải cha thấy được nét thất vọng trên khuôn mặt của Antôn đó không? Hay Antôn có sáng kiến muốn đến gặp cha? Các sử gia chia sẻ cả hai ý. Cha Gratien hỏi Antôn: “Anh có phải là linh mục không?” Antôn trả lời: “Dạ có thưa cha, con là linh mục!”

Antôn không nói một câu về nguồn gốc, về học vấn xuất sắc của mình. Antôn chỉ xin cha cho mình theo ngài, để trong khiêm nhường của cô tịch, anh học để “hiểu biết, yêu thương và bắt chước Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh”.

Linh mục Gratien hẳn được cảm hóa bởi câu trả lời này hơn tất cả các tài năng trí tuệ khác của Antôn. Và rồi, cha tự nhủ, nếu Antôn không học cao thì Antôn cũng có thể dâng thánh lễ cho sáu thầy sống nơi hẻo lánh này. Xúc động trước sự chân thành của Antôn, cha trìu mến ôm hôn và mời Antôn đi theo ngài.

Ở ngã tư đường

Cha cũng đề nghị thầy Philippe làm cần vụ ở đan viện Città di Castello, thầy cũng chưa có việc làm.

Mới đầu ba người đi chung với nhau, nhưng khi đến Città di Castello thì thầy  Philippe từ giã họ. Chúng ta hiểu Antôn buồn như thế nào khi xa thầy, anh nhớ lại các kỷ niệm cùng chia sẻ với nhau, cùng niềm nhiệt huyết, cùng đau khổ, cùng thất vọng… Nhưng đức vâng lời gởi họ đi các chân trời khác nhau. Đó là ý Chúa nói qua tiếng nói các bề trên của họ.

Tại Forli, linh mục Gratien đi tiếp về Bồ Đào Nha nơi cha ở. Sau khi nhận phép lành và lời khích lệ của cha, Antôn đi về tĩnh viện. Anh đi trên con đường đá leo lên sườn núi giữa hàng cây thạch thảo và linh sam.

Trong Chúa Kitô

Đến đan viện, anh được các bạn mới đón tiếp, họ không che giấu được niềm vui có một linh mục đến với họ. Thầy bề trên biết chuyến đi khó khăn của Antôn đến Marốc, biết vấn đề sức khỏe chưa ổn định với hành trình lâu dài đến Sicile, nên thầy chỉ giao cho Antôn công việc duy nhất là dâng thánh lễ và giảng lễ hàng ngày.

Có thể nói dâng thánh lễ là một ơn của Antôn, anh được sống lại sự Thương Khó của Chúa Giêsu Kitô, được làm cho Mình Thánh Chúa sống động và vinh quang hiện diện giữa anh em, và được mang thức ăn thiêng liêng đến cho anh em mình.

Nhưng ngược lại, soạn bài giảng là việc làm khó khăn với Antôn! Không khó khi chọn đề tài, nhưng là cấu trúc! Chúng ta biết Antôn có nhiều khả năng để làm, nhưng có một chuyện mà Antôn chưa biết: phương ngữ địa phương. Một điểm yếu nhưng Antôn giải quyết dễ dàng, anh có trí nhớ phi thường và tài năng hóa giải đặc biệt.

Ơn gọi ẩn sĩ?

Chung quanh đan viện, các tu sĩ xây các tịnh cốc để ai muốn thì có thể đến đó một mình. Đôi khi có các tu sĩ khác bên ngoài cộng đoàn cũng đến để lấy lại năng lực thiêng liêng hay nghỉ mệt sau khi đi sứ mạng ở nước ngoài về. Khi mới đến, Antôn cảm thấy mình ở trong bốn bức tường, anh chưa bình phục sau các khó khăn, anh cảm thấy cần nghỉ ngơi, cần đào sâu đời sống nội tâm của mình. Anh được phép lui về một tịnh cốc được các bạn xây trong hốc đá, trên đỉnh núi mà dưới chân núi là đan viện.

Anh làm gì với thời gian của mình? Anh dậy rất sớm để bắt đầu ngày suy niệm. Sau đó anh xuống đan viện để dâng thánh lễ, ăn sáng xong anh làm việc nhà, chùi dọn các phòng, làm bếp… Buổi trưa, anh dự giờ đọc thánh vịnh chung, ăn trưa với anh em rồi về tịnh cốc, từ đó anh chỉ xuống đan viện vào sáng hôm sau. Buổi tối, anh ăn vài lát bánh mì và uống nước suối gần tịnh cốc của mình.

Buổi chiều, anh dành hết cho việc nghiên cứu các sách của thư viện. Anh đọc, anh chú giải, anh đưa ra các đoạn và tìm nét tinh túy trong đó. Chính trong cô tịch này mà Antôn viết ghi chú “Các điều hòa hợp” giữa Cựu Ước và Tân Ước (hoàn thiện các công việc làm trước đây của anh) và ghi lại các thánh vịnh của vua Đavít với các chú giải phong phú.

Các ẩn sĩ ở Monte-Paolo sớm nhận ra khả năng trí tuệ và thần học của Antôn. Chắc chắn họ thấy trong thánh lễ buổi sáng, các bài giảng (trong phương ngữ địa phương) phong phú, hợp với mùa phụng vụ và đời sống cộng đoàn. Nhưng họ nghi ngờ, dưới bụi cây vô minh giả vờ, anh có che giấu ơn Chúa nóng bỏng đó không? Anh có cảm nhận một ơn gọi ẩn tu mới không?

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Lời nói đầu sách Tiểu sử Thánh Antôn Pađua

Trên đỉnh sóng (1-3)

Ơn gọi cần giải thích (1/3)

Ơn gọi cần giải thích (2/3)

Ơn gọi cần giải thích (3-3)