Giận dữ

333

Giận dữ

Jacques Chessex (1934-2009), báo: L’Évènement du Jeudi

Gương xấu từ trên cao xuống: bằng chứng là trong Cựu Ước không thiếu cơ man nào là tai họa, là thảm kịch tạo nên do cơn thịnh nộ khủng khiếp của Thượng Đế hằng sống. Trong cơn giận dữ, Thượng Đế nguyền rủa, trách móc, khủng bố, dọa nạt, trừng phạt. Ngài phá hủy thành Sodome và Gomorrhe, đọa đày cả xứ sở với không biết bao nhiêu là tai ương, tiêu diệt cả các cộng đoàn. Và thừa ủy quyền của Ngài, bằng những lời sỉ nhục, hăm dọa, các tiên tri đày đọa tất cả những ai dám cựa quậy dưới trần thế. Dám đứng lên chống lại Chủ. Các chứng nhân ông này nổi giận lên một cách dễ dàng! Cơn giận của họ bùng lên, bắt chước y hệt Thượng Đế và cũng để phục vụ Thượng Đế.

Như vậy mà dám ca tụng phẫn nộ, một đức tính không xứng đáng, một phản ứng của người công chính, một hành vi tẩy uế! Trong bảy trọng tội, chỉ có phẫn nộ được vinh danh bằng một thuộc từ cao cả: phẫn nộ của Chúa. Đương nhiên tôi thích cái tội đẹp đẽ này, nó gây nên sự tẩy chay và công kích trên báo chí. Tôi cũng muốn nó tự làm đẹp và tự tăng lên ngọn lửa thiêng cho nó. Người ta không tưởng tượng nổi Thượng Đế và các phát ngôn viên đầu tiên của người lại là những người nói dối, tham lam, biển lận. Hơn ai hết, các tín đồ đạo Tin Lành biết điều này, chính họ, những người run rẩy tận xương tủy trước sự trừng phạt của một Thượng Đế hay ganh ghét. Và cũng chính họ, ly khai ra khỏi Giáo hội khi không còn thể nào sống đầm ấm trong cơn thịnh nộ của Người. Các xiềng xích gông cùm của Agrippa d’Aubigné đã xẻo da lóc thịt họ, từ cách tra tấn khổ sai của thế kỷ thứ 16 đến kiểu khinh thường ngạo mạn của Francis Ponge qua các cơn giận lạnh lùng của Paulhan.

Trước mặt họ là truyền thống hưởng lạc Épicure, các người này khai trừ các vị thần của đam mê; còn các người theo anh hùng chủ nghĩa thì họ không gán cho Thượng Đế cơn nóng giận không xứng đáng với thái độ bình thản của Người; còn Sénèque thì khôn khéo khuyên ngăn nhà cầm quyền đừng nổi giận. Chắc chắn là tôi khoái nhớ lại những chuyện đó, nhưng nếu một ngày nào đó, tôi chấp nhận các lời khuyên này, thì ngay lập tức tôi bị tước mất niềm ngẫu hứng của hoạt cảnh, của cơn choáng, của tấn kịch giận dữ đang diễn tiến – làm sao tôi còn nếm được vị cay xé của cơn giận dữ trước một việc bất công, trước cơn giận dữ điên cuồng.

Thật ra tôi thích ứng với thảm kịch: nếu tôi thán phục cơn giận dữ của những tấm gương lớn, tôi lại ít thích bị vướng mắc sâu đậm vào đó, bởi lẽ những cơn nóng giận của tôi làm cho tôi cảm nhận tôi đã làm một chuyện sai lầm đau đớn, đôi khi lại là một bất công mờ ám. Nói theo nghĩa đen: tôi cảm thấy như bị gông cùm, bị cột chặt bởi cơn giận dữ. Như vậy, tôi có một mưu kế để thay vào đó, giữ cho tôi thích thú nếm được vị cay xè của người lên cơn nóng giận và vẫn giữ một khoảng cách thú vị với tài tử đang diễn vở kịch nóng giận. «Giữ một khoảng cách, bây giờ bạn muốn cười chuyện này sao? – Đúng, đúng». Ấy là qua bao nhiêu năm tháng luyện tập trong các trạng huống và trên chính tôi, mà tôi đạt được một cách hoàn hảo thế nào là thủ diễn cơn nóng giận – bắt chước nó, cân nhắc nó, trình bày nó dưới đủ mọi trạng thái.

Trong lúc làm việc này, tôi nghĩ đến cách mà loài súc vật vận dụng đủ mưu chước, thủ đoạn, thuyết phục để đảm bảo sự phong phú của một vài điểm chiến lược khi chúng giận dữ. Nhìn từ bên trong, đó là chiếc mặt nạ kỳ ảo của cơn nóng giận được kịch hóa. Đến lượt tôi, giống như nó làm đẩy đi chiếc mặt nạ bọc xương bọc da và tôi chỉ còn thấy sừng, thấy lông dựng đứng, thấy hàm méo xẹo bực tức của tôi qua ánh mắt lo âu của người khác. Và trong lỗ tai của họ, cơn giận dữ cũng có một tiếng nói: mới đầu là giọng nói không âm điệu, rồi đến tiếng bùng lên, tiếng hét, và sau đó nó có thể đi tới tiếng gầm của cọp, tiếng sủa của con chó, tiếng rống của sư tử – nơi đó, người ta tìm thấy đủ âm thanh phong phú của súc vật. Vậy là có biến thái tạo hình; và cùng một lúc là hoạt cảnh đồng ca, thảm kịch gây gỗ, các lố bịch ở kịch trường và các âm thanh hỗn độn. Như thế Roger Caillois nhắc lại vai trò của chiếc mặt nạ hóa trang của cơn giận dữ trong đại nhạc hội Thiên Nhiên, là làm cho người ta tin vào đó.

Sự giận dữ điên cuồng giả bộ của người diễn viên cho họ một thế lực gấp đôi về con người thật của họ, họ tự kiểm soát với một nghệ thuật tự mê đắm hình ảnh của mình và với tính khí của nạn nhân mà họ uốn nắn theo ý muốn của họ. Sự phóng túng của phẫn nộ! Nói theo nghĩa đen, đó là bộ mặt thật của tay thầy bị một vố: việc biểu dương cơn nóng giận làm ông «mất mặt», điều này tiêu biểu cho cách hành xử của người do thái-kitô. Người ta khó tưởng tượng được cảnh Khổng Tử nổi giận đến sùi bọt mép.

Vậy là nóng giận cũng có những cấp bậc và đất dụng võ của nó. Tôi đã nói về thảm kịch đấu khẩu. Ngày xưa có vị thánh Polycarpe, bản tính hay giận dữ, đã đỡ đầu cho thói cao ngạo, nóng nảy xấc xược của Croisset, những tờ báo lắm mồm đại loại Thời Sự Thông Tin làm cho văn hào Flaubert nổi giận như sấm sét, dùng bao nhiêu kỹ thuật, tài năng chính xác cần thiết chỉ để khai thác cơn chán nản kỳ quặc này. Sự giận dữ như một động cơ đã vỡ mộng, rồi như một loại thuốc chống phỏng, và cuối cùng là vật trang hoàng cho khoảng trống.

Trong trường hợp đó, giận dữ hãy còn rất hữu ích và xứng đáng nhận lời ca tụng của những người được chọn, những tín đồ nồng nhiệt, những tay chơi hảo hạng và những nhà nghiên cứu chiến lược. Bởi vì, cho dù tôi mời gọi hay sống với nó, tôi đọc nó trong sách của Rabelais hay nghiên cứu kỹ càng nơi Goya, giận dữ luôn là thách đố của thái độ bình thản, của ác hiểm, của tất cả hình thức tội lỗi cuộn vào mình và của cám dỗ. Hãy nhìn khoa thần học: satan không nổi giận. Chính Thượng Đế là người nổi giận và tỏ cho thấy cơn giận, và chính các thánh là người thực hành – Jacques de Compostelle, người đỡ đầu tôi, nổi tiếng về các cơn nóng giận, thánh Phêrô ngày xưa lăm le cây kiếm trong tay khi ở vườn Cây Dầu, thánh Bernard de Claivaux bạc đãi những người nguội lạnh. Và để có một hình ảnh cao cả hơn, phải cần có một cơn giận đích thực mới đuổi được bọn con buôn ra khỏi Đền Thánh.

Hỡi dòng giống những kẻ la lối om sòm được chúc phúc, thớ sợi của những Gio-Duệ của Cái Cách, hãy khuấy động trong tôi! Tôi ưa thái độ bất tuân và cơn bùng nổ của các bạn. Cơn giận là kết quả của quá độ, và cố vấn của quá độ? Cứ giận dữ. Nhưng như ngạn ngữ lỗi thời đã từng nói, giận nhưng đừng mù quáng, đừng điếc cũng đừng thọt. Theo thứ tự tượng trưng, giận dữ ở phía mặt trời, điều đó chứng tỏ nó có bà con với triều đại hoa mỹ kỳ cục. Người chịu ảnh hưởng mặt trăng hay mơ mộng, kẻ chịu ảnh hưởng mặt trời phóng các nét đen thui hay bỏng cháy của họ lên tấm gương họ dùng để soi chính khuôn mặt của họ, và lên khuôn mặt của thế giới quá phẳng phiu. Chỉ có Chúa biết tôi ở đâu trong tấn tuồng của họ.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Kiêu ngạo, Hà tiện, Tham  ăn, Tham lam,