Linh mục Timothy Radcliffe: “Sodoma, chúng ta nên biết ơn tác giả Martel”

360

Linh mục Timothy Radcliffe: “Sodoma, chúng ta nên biết ơn tác giả Martel”

cath.ch, Christine Mo Costabella, 2019-02-21

Theo Linh mục Timothy Radcliffe, các tiết lộ của nhà báo Frédéric Martel về đồng tính ở Vatican là một dịp để Giáo hội cải cách. Tác giả Frédéric Martel của quyển sách Sodoma đã phỏng vấn Linh mục Dòng Đa Minh Timothy Radcliffe bốn giờ.

Sodoma được phát hành hôm nay trong tám ngôn ngữ ở trên hai mươi nước. Frédéric Martel, tác giả tự nhận mình là người “công giáo vô thần” và công khai đồng tính, ông tố cáo có một tỷ lệ lớn người đồng tính ‘thực hành’ trong khi Giáo hội có thái độ (đúp) rất nghiêm khắc về đồng tính. Trong vòng bốn năm nhà báo người Pháp đã mở cuộc điều tra, đặc biệt ông đã phỏng vấn Linh mục Timothy Radcliffe, cựu bề trên tỉnh dòng của Dòng Đa Minh.

“Chưa bao giờ trong một cuộc nghiên cứu mà mì ống spaghetti đã được ăn nhiều như vậy”.

Ngày 14 tháng 2, 2019 Linh mục Radcliffe viết trên diễn đàn nhật báo The Tablet: “Tôi rất thích loại bỏ quyển sách của Martel, xem đây chỉ là quyển sách nói xấu. Ông đã gây phiền toái và làm cho một số lớn người công giáo buồn. Đối với nhiều người, đây là giọt nước làm vỡ bờ và họ sẽ ra đi. Dựa trên tài liệu bốn năm làm việc, tác giả đã phỏng vấn 41 hồng y, 52 giám mục và Đức ông, 45 sứ thần và các đại sứ nước ngoài, không kể đến hàng trăm người khác. “Chưa bao giờ trong một cuộc nghiên cứu mà mì ống spaghetti đã được ăn nhiều như vậy”.

“Người ta nói rằng…”

Tuy nhiên Linh mục bày tỏ một số dè dặt đối với quyển sách đầy những ước chừng mà không ai tự nhận mình là người chủ (“Sẽ có thể…”, “Họ nói rằng…”), những câu trích ẩn danh và những câu bóng gió. “Tôi không nghi một hồng y nói với ông chuyện này, chuyện kia nhưng tôi tự hỏi, trong thế giới của những tin đồn ác hiểm như thế ở Vatican, tất cả các khẳng định này phải được xem là chắc chắn.”

Linh mục Radcliffe bác bỏ ý kiến cho rằng các linh mục sống tốt đời sống độc thân của họ là chuyện rất hiếm. Linh mục tóm tắt, nhà báo ngầm “cho rằng, loại người chúng ta bị đóng án là những người có đời sống tình dục tích cực, vô tính hay hụt hẫng”. Khi còn là bề trên tỉnh dòng, Linh mục Radcliffe đã nghe hàng trăm linh mục xưng tội và đã thảo luận lâu dài với nhiều đồng hữu. Ngài nói, chắc chắn cuộc sống độc thân hạnh phúc là con đường dài rải đầy cạm bẫy; nhưng phần lớn các linh mục sống một cách trung thực. Còn ở Vatican, tôi đã gặp nhiều quan chức mà tủ hốc tường của họ chỉ dùng để cất chổi.”

“Lịch sử của Israel và của Giáo hội là một chuỗi khủng hoảng”

Quý vị cứ chuyền tay nhau, không có gì để xem sao? Chắc chắn “nếu chỉ một nửa những gì tác giả khẳng định là sự thật thì chúng ta cũng đã đứng trước các tiết lộ kinh hoàng. (…) Các tiết lộ của ông sẽ củng cố cảm giác cho rằng Giáo hội là một thể chế tham nhũng đã mất hết mọi thẩm quyền. Chúng ta phải đối diện với nó trong hy vọng và can đảm.”

Linh mục Radcliffe xác nhận: “Người công giáo đang gặp khủng hoảng nhưng câu chuyện của Israel và Giáo hội là một chuỗi khủng hoảng. Nhờ ơn Chúa, cả hai đều phong phú”.

Việc lưu đày đến Babylon vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên đã giúp cho dân do thái đi từ ý tưởng một Chúa mạnh hơn người khác qua ý tưởng chỉ có một Chúa duy nhất. Việc Giáo hội trẻ Giêrusalem bị bách hại đã làm cho các tín hữu kitô lên đường đi truyền giáo khắp nơi. Và khi trở lại trong vinh quang của Chúa Kitô không lâu sau Lễ Thăng Thiên thì các sách Tin Mừng đã được viết. Tất nhiên cơn khủng hoảng lớn nhất là sự Thương Khó và cái chết của Chúa Giêsu, linh mục Radcliffe nhấn mạnh, “chúng ta không nên sợ khủng hoảng”.

Một thành công vô cùng to lớn

Từ sau thời Cải cách, điều nào là quan trọng nhất mà chúng ta đã sống? Linh mục Radcliffe phân tích, vào thời đó, để trả lời cho người tin lành, chúng ta đã phải củng cố việc đào tạo các linh mục, tạo ra một thành phần ưu tú. “Điều này đã tạo một thành công vô cùng to lớn. Không có một thành phần chuyên nghiệp mới này, mà Dòng Tên là gương mẫu thì Giáo hội đã không sống còn tốt như vậy ở Âu châu. Nhưng giống như mọi mô hình của Giáo hội, nó cũng có những điểm yếu, trước hết là sự phát triển hẹp hòi một đẳng cấp tự cho mình cao hơn giáo dân.”

Mô hình này hữu ích ở một thời điểm cố định nào đó của lịch sử, và ngày nay nó đang gặp khủng hoảng: “Phản ứng của chúng ta là không nên đóng cửa hầm và hy vọng mọi sự sẽ tiếp tục như trước. Câu trả lời thực tế duy nhất là mạnh dạn khám phá các phương cách mới để trở thành Giáo hội, đã được Công đồng Vatican 2 nhắm tới, ít giáo sĩ hơn và trong đó giáo dân có tiếng nói.”

“Chủ nghĩa giáo quyền có nghĩa là các cuộc nói chuyện quan trọng được diễn ra giữa các giáo sĩ. Ở Công đồng Trente đã có đòi hỏi để Giáo hội sống động qua guồng máy quản trị đồng bộ, ở cả cấp bậc phổ quát cũng như địa phương”.

Dàn xếp lại đồ đạc

Các thượng hội đồng nên hoạt động như thế nào? Ai sẽ có tiếng nói? Còn về phụ nữ thì sao? Các thượng hội đồng tồn tại chỉ để tham khảo hay để quản trị? Cuộc khủng hoảng phải giúp Giáo hội tái tạo lại chính mình: “Ít nhất là sắp xếp lại đồ đạc”.

Linh mục Radcliffe khẳng định, một sự thay đổi văn hóa tiến theo hướng trung thực hơn phải bắt đầu từ các chủng viện. Các ứng sinh phải có thể nói được về các kinh nghiệm tình dục của mình trong quá khứ mà không sợ bị đuổi, nếu không thì nghệ thuật che giấu sẽ tiếp tục. Và chúng ta đã biết nó thuận lợi cho việc lạm dụng tình dục.

“Lễ hội đã kết thúc”

Rất nhiều giám chức đã chấp nhận thổ lộ với Frédéric Martel, có thể đây là dấu hiệu sẵn sàng cho một văn hóa trung thực: “Lễ hội đã kết thúc”, Đức Bergoglio đã nói như trên trong chiều ngài được bầu chọn.

Tháng 12, 2018 chính Đức Phanxicô đã cám ơn các nhà báo về công việc trung thực và khách quan của họ, đã đóng góp trong việc vạch mặt các kẻ săn mồi tình dục và làm cho tiếng nói của nạn nhân được nghe đến. Linh mục Radcliffe khẳng định, “trong cùng chiều hướng ý tưởng này, dù tôi có các dè dặt về quyển sách này, chúng ta nên biết ơn tác giả Martel”, ngài kết luận: “Tuy nhiên thời điểm này có thể gây đau đớn, chúng ta có thể sống với đức tin vào Chúa, Đấng không bao giờ bỏ Giáo hội, cũng như chính chúng ta cũng không từ bỏ Giáo hội. Một phương cách mới để là Giáo hội đang được sinh ra, một phương cách sẽ có các điểm mạnh và điểm yếu và đến lượt một ngày nào đó sẽ được thay thế”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: “Chúng ta không được sợ khủng hoảng”

“Sodoma: “Các kẻ có tội trong Giáo hội”