Báo Văn minh Công giáo: dấu hiệu của một sự phân định tốt là bình tâm, chứ không phải thanh thản

303

Báo Văn minh Công giáo: dấu hiệu của một sự phân định tốt là bình tâm, chứ không phải thanh thản

Khi giáo hoàng tương lai Bergoglio bình giải “học thuyết sầu khổ”: dấu hiệu của một sự phân định tốt là bình tâm, chứ không phải thanh thản.

fr.zenit.org, Anne Kurian, 2018-05-06

Tu sĩ Dòng Tên “đi tìm để biết ý Chúa chứ không ‘đi tìm để có’ một lối thoát để mình được thanh thản. Dấu hiệu người tu sĩ đã làm một phân định tốt là họ có bình tâm (ơn của Chúa) chứ không phải sự thanh thản bên ngoài của một người quân bình”, cha Jorge Mario Bergoglio đã viết: “Để tránh biến mình thành một người hủy hoại thực sự hay người nói dối nhân từ hay người bị đơ cứng bối rối, tu sĩ Dòng Tên phải phân định”.

Trong ấn bản gần đây ngày 3 tháng 5-2018 của tạp chí Văn minh Công giáo – theo truyền thống tạp chí được Phủ Quốc Vụ Khanh đọc trước –  đăng một bài của người mà hồi đó là đại diện Dòng Tên trong một lần họp ở Tòa Thánh đã viết vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1987: linh mục Bergoglio viết lời nói đầu cho tuyển tập gồm 8 thư của hai tu sĩ Dòng Tên, linh mục Lorenzo Ricci ở thế kỷ 17 và linh mục Jan Roothaan (1931), (« Las cartas de la tribulación», Buenos Aires, Diego de Torres, 1988). Các thư này nói về “sầu khổ”: sự đàn áp Dòng Tên. Với đoản sắc “Thiên Chúa và Đấng Cứu Thế” (Dominus ac Redemptor, 21 tháng 7 – 1773), giáo hoàng Clementê XIV đã quyết định giải thể Dòng Tên, kết quả của một loạt thủ đoạn chính trị. Sau đó, vào tháng 8 – 1814, giáo hoàng Piô VII ra trọng  sắc “Chăm sóc toàn Giáo hội” (Sollicitudo omnium ecclesiarum) cho phép Dòng Tên được phục hồi.

Linh mục Bergoglio, được bầu làm đại diện Tỉnh Dòng Argentina trong lần họp thứ LXVI của Liên hội đại diện các Dòng bên cạnh Tòa Thánh, họp từ ngày 27 tháng 9 đến 5 tháng 10 tại Rôma, linh mục suy niệm về phân định trong lúc sầu khổ. Theo báo Văn minh Công giáo, đó là “những lời mà Đức Phanxicô xem như nền tảng cho ngày hôm nay, để Giáo hội có thể đối diện trong giai đoạn sầu khổ, rối loạn, tranh luận”, các thư này cũng như suy tư của linh mục Bergoglio năm 1987 đã là cột sống cho bài giảng trong buổi Kinh Chiều ở nhà thờ Gesù năm 2014, nhân dịp 200 năm kỷ niệm sinh nhật phục hồi Dòng Tên.

Theo linh mục Antonio Spadaro, giám đốc tạp chí Văn minh Công giáo thì “bài viết ngắn cách đây 31 năm là bài viết rất quan trọng của triều giáo hoàng: Bức thư gởi các giám mục Chi-lê”. Trong bức thư được công bố ngày 11 tháng 4, ngài nhận mình “đã phạm một lỗi lầm lớn trong  việc định lượng và nhận thức tình trạng, nhất là thiếu thông tin xác thực và quân bình”, sau các cuộc điều tra của Đức Giám mục Charles J. Scicluna về trường hợp Giám mục Juan de la Cruz Barros Madrid, giáo phận Osorno, bị giáo dân trong giáo phận mình kết buộc Giám mục đã biết các vụ lạm dụng tình dục của linh mục Fernando Karadima, người trước đó đỡ đầu cho Giám mục Barros. Đức Giám mục Charles J. Scicluna được Đức Phanxicô cử đi Chi-lê để điều tra về các vụ lạm dụng tình dục, ngài là chủ tịch Hội đồng kháng cáo trong các trường hợp lạm dụng tình dục trên trẻ em của các giáo sĩ, thuộc Bộ Giáo lý Đức tin.

Linh mục Bergoglio viết: “Trong các giai đoạn bối rối, khi có tai tiếng của các vụ bạc đãi, các sầu khổ, các nghi ngờ, v.v, được đưa ra qua các sự kiện văn hóa và lịch sử thì không phải dễ để phân biệt được con đường nào phải đi”. Ngài cảnh báo chống lại các cám dỗ trong những lúc này: thảo luận về các ý kiến, không đưa ra tầm quan trọng của vấn đề, quá lo đến các người bức bách và cứ tiếp tục rên rỉ sầu khổ, v.v.”

Linh mục Bergoglio ghi nhận, hai đại diện của Tỉnh Dòng “không ‘thảo luận’ với các ý thức hệ (của thời buổi họ)… Họ biết rõ – trong các thái độ này – sẽ có sai lầm, nói dối, không biết… và họ để qua một bên những chuyện này… họ tập trung suy tư của mình về sự hoang mang lờ mờ và các ý tưởng này (với hậu quả văn hóa và chính trị) có thể tạo nên trong lòng các tu sĩ Dòng Tên. Nói cách khác, họ “thích nhìn vào cuộc sống, vào tình trạng mà các tư tưởng này khích động”.

Ngài viết tiếp: “Các ý tưởng được thảo luận, các tình huống được phân định… Do đó, trong sự đào tạo của họ, họ thích tham khảo trên sự hoang mang, thay vì nói về lỗi lầm, về không biết hay về nói dối. Sự hoang mang lờ mờ ẩn núp trong lòng: đó là sự đến và đi của các suy nghĩ khác nhau. Trong trừu tượng, sự thật hay nói dối không phải là đối tượng của phân định. Nhưng hoang mang lờ mờ mà phải phân định”.

Và ngài giải thích: “Trước tính nghiêm trọng của thời đại, trước mơ hồ của các tình huống đã được tạo ra, tu sĩ Dòng Tên phải phân định, phải nắm vững cái gì thuộc về mình… Họ “đi tìm để biết ý Chúa chứ không ‘đi tìm để có’ một lối thoát để mình được thanh thản. Dấu hiệu người tu sĩ đó đã làm một phân định tốt là họ có bình tâm (ơn của Chúa) chứ không phải sự thanh thản bên ngoài của một người quân bình hay một lựa chọn thiên về một trong các yếu tố chống lại. Một cách cụ thể: đó không phải trách nhiệm của Thiên Chúa để bảo vệ sự thật theo giá của đức ái, cũng không phải bảo vệ đức ái theo giá của sự thật, cũng không phải để có quân bình cho cả hai. “Để tránh biến mình thành một người hủy hoại thực sự hay người nói dối nhân từ hay người bị đơ cứng bối rối, tu sĩ Dòng Tên phải phân định”.

Linh mục Bergoglio ghi nhận: “Đừng ngạc nhiên khi các linh mục Tỉnh Dòng, trong các bức thư này viện dẫn đến các tội riêng của Dòng Tên, vì nếu chỉ thấy mình bị áp bức thì sẽ tạo ra tinh thần xấu ‘cảm thấy mình là nạn nhân’, đối tượng của bất công, v.v. Bên ngoài, do áp bức, đó là hoang mang lờ mờ…

Khi cân nhắc các tội riêng của mình, người tu sĩ Dòng Tên xin – cho chính mình – “xấu hổ và hoang mang của mình”, và như thế, họ đặt mình trong tư thế tốt nhất để phân định.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Xưng ra để đi tới

Ấu dâm trong Giáo hội: Lời thú tội của Đức Phanxicô