Tự do tôn giáo, một vấn đề luôn tế nhị ở Việt Nam
la-croix.com, Baptiste Protais, 2017-08-17
Ngày chúa nhật 13 tháng 8, Đức Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam kêu gọi Chính quyền cộng sản tôn trọng tự do tôn giáo.
Trong bài giảng ngày chúa nhật 13 tháng 8 tại Đền thờ Đức Mẹ La Vang, Đức Giám mục Leopoldo Girelli, sứ thần tòa thánh ở Singapour và đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam đã nói về tình trạng tự do tôn giáo ở đây.
Cảm hứng từ câu trả lời của Chúa Giêsu với người pha-ri-sêu “Của Xê-da trả về Xê-da, của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa” (Mt 22, 21), Đức Giám mục Girelli mong “các Xê-da Việt Nam trả cho Thiên Chúa cái gì của Thiên Chúa”. Câu nói đã được hội trường vỗ tay nồng nhiệt.
Lời tuyên bố của đại diện Tòa Thánh xảy ra hai ngày trước khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trình bày bản báo cáo hàng năm của chính quyền về tự do tôn giáo ngày 15 tháng 8.
Ngài nhắc lại, Giáo hội công giáo địa phương phải được xem là một nhân tố tích cực, chứ không phải là một yếu tố gây vấn đề cho đất nước.
Một tự do tôn giáo mong manh
Ở Việt Nam từ khi cộng sản lên nắm chính quyền – miền Bắc từ năm 1954, miền Nam từ 1975 – thì tự do tôn giáo trở nên bấp bênh. Dù rõ ràng có các văn bản luật về các nguyên tắc chính của tự do tôn giáo, nhưng các tổ chức tôn giáo, các nhân vật tôn giáo rất khó để được tự do hoạt động. Chẳng hạn, các cơ quan tôn giáo không đăng ký, không được thuê đất của Quốc gia và xây cơ sở – tại Việt Nam không được sở hữu đất đai riêng và mọi đất đai đều của Nhà nước.
Tình trạng này sẽ phải thay đổi kể từ ngày 1 tháng 1-2018 với việc áp dụng luật về các tín ngưỡng và tôn giáo, được thông qua vào tháng 11 năm 2016: từ nay các tổ chức tôn giáo phải có một tình trạng hợp lệ đã được đăng ký với chính quyền. Tuy nhiên chưa ai biết luật này sẽ được áp dụng như thế nào.
Một cách chung chung, thái độ của các nhà cầm quyền Việt Nam đối với tôn giáo thì rất nghịch lý, vì, theo cũng chính các nhà cầm quyền, về bản chất, họ luôn có thái độ lập lờ với tôn giáo. Người ta hiểu rất rõ khi đọc biên bản của đảng cộng sản Việt Nam về tôn giáo được thông qua vào tháng 1 năm 2016 và được cơ quan kiểm soát tự do tôn giáo trích lại.
Một đoạn trong biên bản này nhắc lại đường lối của chính quyền đối với các tôn giáo: “(Chúng tôi sẽ) quan tâm đến các tổ chức tôn giáo và chúng tôi sẽ làm dễ dàng trong việc thực hành tôn giáo của họ (…) Cùng lúc, (chúng tôi sẽ) có các biện pháp với tính cách phòng ngừa (…) các tôn giáo lừa gạt, tạo sự chia rẽ và làm tổn thương đến đơn vị hiệt nhất quốc gia.”
Từ năm 1990, đảng cộng sản Việt Nam đã bỏ thái độ chính thống của chủ nghĩa mác-xít-lê-ni-nít về tôn giáo: tôn giáo được xem là yếu tố tích cực của văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, vì tôn giáo có thể làm mất đơn vị hiệp nhất quốc gia nên tôn giáo có thể xem như một đe dọa cho đảng duy nhất đang nắm chính quyền.
Từ vài tháng nay, các tình trạng trở nên đáng lo ngại: nhiều người bị bắt, trong đó có ông Nguyễn Văn Oai, một thanh niên tin lành trẻ người Vinh, là tù nhân chính trị từ năm 2011 đến năm 2015 và vừa bị bắt lại vào ngày 19 tháng 1-2017. Một cách chung chung, việc áp dụng tự do tôn giáo tùy thuộc vào các chính quyền địa phương: đó là trường hợp trường câm điếc ở địa phận Mỹ Tho, trường hợp này đã được Đức Giám mục Ngtễn Văn Khâm, Tổng thư ký hội đồng Giám mục Việt Nam đưa ra trong bài viết nói trên: “Chính quyền địa phương cho phép, vì cơ sở này hữu ích cho tất cả, chứ không riêng gì cho người công giáo. Chính vì vậy mà chính quyền, từ bốn mươi năm nay ghi nhận tất cả công việc xã hội mà Giáo hội đã thực hiện, dần dần tiến đến một sự tự do tôn giáo hơn.”
Tuy nhiên luật Việt Nam vẫn duy trì các hạn chế đã được áp đặt như buộc mỗi tôn giáo phải thông qua một tiến trình quản trị nặng về hình thức thủ tục để được chấp nhận. Đức Giám mục Girelli trước đó cũng chỉ trích dự luật này, theo ngài, chính quyền Việt Nam có thể lên án các tổ chức tôn giáo mà họ không hài lòng.
Các chuyến đi của Giám mục Girelli ở Việt Nam không được quá một tháng, ngài là sứ thần ở Singapour. Tất cả các hoạt động của ngài đều phải được chính quyền chấp nhận trước.
Vatican đưa tay ra
Việc áp dụng luật giữa trên các tín ngưỡng và tôn giáo có thể xem như một bước tiến quan trọng trong việc xích lại gần giữa Rôma và Hà Nội, hiện nay hai bên chưa có quan hệ ngoại giao. Tháng 10 năm 2016, một nhóm làm việc Vatican-Việt Nam đã họp hai ngày ở Rôma để “đào sâu và phát triển các quan hệ song phương” giữa hai quốc gia.
Nếu các cuộc gặp gỡ thường xuyên giúp duy trì việc đối thoại giữa hai bên thì nó cũng không được biến đổi một cách tận căn tình trạng của vấn đề, như ông Régis Anouilh đã giải thích trên đài truyền thanh công giáo RCF tháng 10 năm 2016: “Nước Việt Nam được cai trị bởi một chế độ cộng sản. Cho đến khi nào Trung quốc khổng lồ chưa thay đổi quan điểm của họ đối với Giáo hội thì ít có khả năng Hà Nội sẽ thay đổi”, ông Anouilh là chủ biên tạp chí Các Giáo hội Á châu.
Hình: Các chủng sinh Việt Nam trong thánh lễ tại Hà Nội ngày 20 tháng 1-2015, nhân chuyến thăm mục vụ của Đức Hồng y Fernando Filoni, Bộ trưởng Bộ Truyền giảng Phúc Âm các dân tộc. / Hoang Dinh Nam/AFP