3 người trẻ đi ra vùng ngoại biên của Giáo hội

607

Chương trình

3 người trẻ đáp lời kêu gọi của Đức Phanxicô và quyết định lên đường đi ra các vùng ngoại biên của Giáo hội.Trong vòng một năm, họ sẽ đi từ Rôma đến Giêrusalem, họ sẽ gặp Giáo hội nghèo của những người nghèo, các tín hữu  Kitô tận hiến đời mình cho những người nhỏ bé nhất.

Giáo hội phải đi ra khỏi chính mình, phải ra vùng ngoại biên về mặt địa dư, nhân bản và hiện sinh (…), nơi ẩn chứa huyền bí của tội lỗi, của đau đớn, của bất công, của đau khổ…(Đức Phanxicô) 

Tại sao có chương trình này?

Một chuyến đi vòng quanh thế giới không biết bao nhiêu lần? Có cần phải xem lui xem tới hình ảnh ba chàng trai bỏ ra một năm du hành trước khi trở về đi làm lại? Có phải học xong và làm việc một thời gian trước thì hay hơn không…? 

Tại sao họ quyết tâm đi đến cùng dự tính này?

Bởi vì họ đã xúc động khi nghe Đức Phanxicô mong có một Giáo hội “nghèo cho người nghèo”, và qua lời mời gọi này, họ hiểu sứ vụ đầu tiên của Giáo hội là ở bên cạnh những người thấp bé nhất, những người yếu đuối nhất nên họ đã quyết định sống một cách cụ thể lời mời gọi này. Sống một năm với các phương tiện tối thiểu nhất, gặp những người mà ở thời buổi này đã sống âm thầm, xa ống kính chụp hình, xa các vinh quang, tận hiến đời mình cho những người bị bỏ rơi, những người bị lãng quên của thế giới này, những người bị xã hội loại ra bên lề, những người bị để mặc cho số phận.

Bởi vì họ hiểu công việc của Giáo hội đôi khi bị hiểu lầm hoặc không được hiểu cho rõ. Nếu Giáo hội bị cho là một tổ chức xã hội thì Giáo hội sẽ bị xem là một thể chế xưa cổ chỉ lo bảo vệ các lợi ích cho cộng đoàn mình. Nhưng Giáo hội trước hết là Giáo hội của những người ở trong đó, những người họp thành Giáo hội. Những người đó thuộc mọi nguồn gốc, mọi văn hóa, mọi xứ sở, mọi ngôn ngữ và từ 2000 năm nay, họ có cùng sứ vụ, đó là ở bên cạnh những người thấp bé nhất.

Bởi vì ba người này muốn ra đi, muốn thay đổi thói quen, muốn thách thức trong chuyến phiêu lưu này, đến nơi mình chưa biết. Bởi vì họ nghĩ chương trình này sẽ là một sự đào tạo nhân bản và thiêng liêng quý báu, sự đào tạo này cũng quan trọng không kém sự đào tạo nghề nghiệp.

Tại sao phải sống cụ thể?

Cụ thể vì, để vinh danh và làm chứng cho sự dấn thân của các Kitô hữu tận hiến đời mình cho người khác.

Cụ thể vì, để khám phá và làm cho thấy sức sống, sự phong phú và sự đa dạng của Giáo hội trên thế giới.

Cụ thể vì, để hiểu ý nghĩa của sự dấn thân tận căn của những tín hữu Kitô, những người đôi khi đã từ bỏ gia đình bạn bè để ở bên cạnh những người không ai muốn nhìn, không ai muốn đụng đến, những người làm phiền xã hội, những người mọi người bỏ trốn. Làm sao thời buổi này lại có những người có chọn lựa này, với một niềm vui sâu đậm và đơn sơ mà xã hội mơ tiện nghi của chúng ta cần đến họ biết bao?

Cụ thể vì ba người này muốn làm chứng với những người trẻ, làm cho họ thao thức suy nghĩ, hiểu, tìm tòi, đi ra khỏi con đường mòn, những con đường đôi khi đã được vạch trước. 

Chúng tôi là ai? 

Tại sao chúng tôi là ba?

Chính khi ở lớp dự bị trường Saint Louis de Gonzague mà Geoffroy, Quentin và Jean gặp nhau. Một cuộc gặp gỡ trong vòng hai năm, cùng sống với nhau, cùng xây dựng một tình bạn vững chắc. Ngay từ đầu tình bạn này đã cắm rễ và lớn lên trong một đức tin chung. Trong thời gian này còn có Đại hội giới trẻ ở Madrid, nhưng nhất là sự dấn thân vào Hiệp hội những người Khiêng cáng và Y tá ở Ile de France (ABIIF – Association des Brancardiers et Infirmiers d’Ile de France), mà hàng năm họ tháp tùng để đưa người bệnh và người khuyết tật đi Lộ Đức

Và đây bốn năm sau. Năm «dự bị» đã qua, ba năm đầu học về thương mãi cũng đã qua. Nhưng chính qua một bữa ăn tối mà ý định đi vòng quanh thế giới được hình thành. Các ý tưởng đã được nảy sinh. Nhưng chính khi suy nghĩ yếu tố nào đã nối cả ba lại, đã tôi rèn tình bạn, đã ăn nhịp trong các kỷ niệm sống với nhau thì chúng tôi mới thấy một cách hiển nhiên trọng tâm chương trình của chúng tôi, đó là: đức tin.

Chân dung 

Geoffroy de Boissieu, Chủ tịch

E-mail Geoffroy de Boissieu

Con trưởng của một gia đình có bốn anh em, nên không ngạc nhiên khi thấy Geo có tất cả các đức tính được xem như người cha thứ nhì. Geoffroy là bình thản, điềm đạm, tự tin, siêng năng cần mẫn. Và đương nhiên dù năm đầu tiên anh vào học trường Cao học Tài chánh, anh vẫn tiếp tục ở lại sinh hoạt với Hướng đạo và làm tráng trưởng.

«Trưởng» – các hướng đạo sinh gọi anh là trưởng – Geo rất kiên trì, anh thích đưa ra những thách thức cho riêng mình. Chạy bộ ở Paris, GR20, thành lập một ‘cộng ty’ ở trường là những kỷ niệm rèn luyện tinh thần chiến đấu của anh. 

«Khám phá, hiểu và làm chứng cho sự dấn thân của những người tận hiến đời mình cho người khác»

Geoffroy là chủ tịch của Hiệp hội Từng Bước Một giữ nhiệm vụ làm trung gian cho nhóm, anh là người được giao nhiệm vụ liên hệ với các đối tác: Truyền Giáo Nước ngoài của Paris (MEP, Missions Etrangères de Paris), Đức ông Luigi Ventura, sứ thần Tòa Thánh tại Paris. Anh cũng là người giữ trách nhiệm để Nhóm Từng Bước Một làm ứng viên cho Học Bổng Phiêu lưu Kitô (Bourse de l’Aventure Chrétienne.) 

Quentin de Veyrac, Tổng thư ký

E-mail Quentin de Veyrac

Quentin là người gốc ở Marseille. Năm 18 tuổi, anh «lên» Paris chuẩn bị cho năm dự bị. Và thế à anh ở lại Paris luôn vì hai năm sau anh vào trường Cao Đẳng Thương Mãi Paris (ESCP). Ham học hỏi, cùng lúc anh học luật, bây giờ anh có Cao học 1 luật thương mãi.

Trên thực tế, tinh thần ham học hỏi này được dẫn đầu bởi ba chữ: làm việc, xác tín, dấn thân. Vì Quentin là người làm việc cật lực, người bảo vệ các xác tín của mình đến cùng, người dấn thân nhiệt tình, anh đã sinh hoạt ở Marseille hai năm trong các công việc do ông Jean-Joseph Allemand điều hành, «Hoa Iris».

 «Chúng tôi muốn đặt những người ở bên lề vào trọng tâm dự án của chúng tôi»

Quentin là Tổng thư ký của Hiệp hội, anh lo việc quản trị  và các vấn đề liên quan đến luật lệ. Anh cũng là người lo các quan hệ với truyền thông. 

Jean Romatet, Thủ quỷ

E-mail Jean Romatet

Ba năm ở Jordanie, bốn năm ở Canada, hai năm ở Sénégal, phần lớn tuổi trẻ của Jean, Jean sống ở nước ngoài. Những kỷ niệm khác nhau ở nước ngoài đã có tác động sâu đậm trên anh. Chính nhờ tiếp xúc với các nền văn hóa đa dạng mà Jean có một tinh thần phiêu lưu không bao giờ đủ và một khát khao khai mở không bao giờ thỏa mãn.

Một con chiên đi xa nhưng không phải con chiên đi lạc. Năm 14 tuổi, Jean về lại Pháp và vài năm sau vào trường Cao Đẳng Thương Mãi ở Paris (ESCP). Ở đây anh khám phá ra mình mê môn bóng rugby; đây là trường học của tình đoàn kết, chiến đấu và can đảm. Một năm sau anh dạy lại các giá trị này trong chức vụ đội trưởng.

«Những người nhỏ nhất có những chuyện để chúng ta học, để nói với chúng ta và đó là những điều chúng tôi muốn truyền đạt»

Jean là thủ quỷ của Hiệp hội, anh lo việc máy móc và dụng cụ, anh cũng là trung gian giao tiếp với các cộng đoàn.

Các trường học

Cho đến giờ phút này có 9 trường học được chọn để tham dự vào chuyến phiên lưu Từng Bước Một trong năm tới!

Những trường được chọn là… 

TRƯỜNG PROVENCE ở Marseille

Các lớp 4, 3 và các lớp Trung học, Tiểu học 

TRƯỜNG THÁNH  LOUIS DE GONZAGUE ở Paris

Các lớp Trung học LA PROVIDENCE ở Amiens

Các lớp 3 TRƯỜNG NOTRE DAME DES OISEAUX ở Paris 

Các lớp Trung học TRƯỜNG  CHEVREUL BLANCARDE ở Marseille 

Các lớp Trung học TRƯỜNG SAINT MICHEL ở Château Gontier

 

Các lớp 4, 3 và các lớp Trung học TRƯỜNG NOTRE DAME DU VOEU ở Hennebont

Các lớp 4 và các lớp Trung học 

TRƯỜNG CAOUSOU ở Toulouse Các lớp 4 và các lớp Trung học 

TRƯỜNG THÁNH JOSEPH DE REIMS ở Reims các lớp 4 và các lớp Trung học 

Tại sao phải hỗ trợ chúng tôi?

Để cho những người chiến đấu trong bóng tối

Động lực làm việc của họ không phải là để nhận vinh quang của thế gian này, các tín hữu Kitô này dấn thân đi đến tận cùng trái đất là để mang đến phẩm cách, lắng nghe, sống với những người mà ai cũng ruồng bỏ thì đương nhiên họ cần hỗ trợ.

Họ đã chọn lựa cuộc sống của họ, họ đã được bù đắp và đã có hạnh phúc trọn vẹn nhưng họ thường buồn vì không thể giúp thêm, không thể đón nhận thêm những người bị ruồng bỏ vào trung tâm của họ. Khi tham dự vào chương trình của chúng tôi là quý vị giúp đỡ họ trên con đường dấn thân của họ và quý vị đã tạo một sự khác biệt nơi địa phương của họ. Vai trò của Giáo hội không thể giảm xuống ở mức con người. Các tín hữu Kitô này đã từ bỏ tất cả để «sống với» những người bên lề, để yêu thương và đơn giản ở bên cạnh những người này. Các hành động của họ chỉ mang hoa quả sau một thời gian, trong kiên nhẫn và trong hy vọng. 

Đối với các học sinh đi theo họ

Hỗ trợ chương trình này là hỗ trợ mua vật liệu giáo dục dùng trong các lớp học để đào tạo về mặt nhân bản và thiêng liêng. Chúng tôi muốn chạm đến các người trẻ còn khép kín với những bài nói chuyện không có tình người, nhưng họ lại khát khao điều tuyệt đối. Một cách khiêm tốn, chúng tôi mong muốn góp phần khơi dậy niềm khát khao thiêng liêng khi cho họ có dịp thấy được những người sống tận tụy cho tha nhân mà chứng tá này có thể góp phần xây dựng cuộc sống nội tâm và nhân cách của họ.

Nhờ các vidéo phóng sự mà các học sinh có thể không những theo dõi công việc mà còn đặt câu hỏi trực tiếp với những người lo cho những người thấp bé nhất. 

Khám phá và hiểu ý nghĩa của các cuộc dấn thân này vào thời buổi mà bao nhiêu là lựa chọn, bao nhiêu là lối đi của xã hội cổ vũ cho chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa hoài nghi.

Với đại quần chúng

Giáo hội ngày nay mang hình ảnh già nua, lỗi thời; càng ngày tiếng nói như càng nhỏ đi. Giáo hội như đi lui, cố gắng một cách tuyệt vọng dùng ảnh hưởng còn ít ỏi của mình để áp đặt các ý tưởng của mình.

Với chương trình này, họ muốn chứng tỏ cho thấy một Giáo hội trước hết là Giáo hội của các tín hữu Kitô, những tín hữu cố gắng hết sức để đem đức tin của mình ra phục vụ. Những tín hữu chiến đấu mỗi ngày với tình yêu và lòng kiên nhẫn bên cạnh những người không ai quan tâm. Họ muốn làm chứng cho sức sống và sự đa dạng của Giáo hội.

Vẫn còn rất nhiều lý do để lạc quan cho tương lai của Giáo hội, cho chỗ đứng của Giáo hội trên thế giới, cho sự hỗ trợ của Giáo hội trong việc đấu tranh để được bình đẳng, bảo vệ nhân phẩm và trên thành quả  của cuộc chiến đấu chống sự loại trừ của xã hội. Họ cần được tiếp sức. 

Để cho những người bị ruồng bỏ

Giúp họ đi ra cũng là một cách để nói cho những người bị ruồng bỏ là họ không bị ruồng bỏ. Là thì giờ dành cho những người sống một mình, là lắng nghe những người không ai nghe, một hành vi hướng đến những người không ai muốn gần, một ánh nhìn trên những người không ai muốn nhìn.

Ý thức mình đang phục vụ người khác cũng là học để biết mình là người phục vụ vô dụng, ba người này mong muốn bỏ thì giờ «sống với» những người bên lề, đặt những người này vào trọng tâm chương trình này và trong năm này của họ.

Làm sao để hỗ trợ chúng tôi?

Chúng tôi lên đường với phương tiện tối thiểu vì thế mọi đóng góp quá dự trù ngân quỹ của chúng tôi sẽ được trao toàn bộ cho những người có trách nhiệm ở bốn nơi đón nhận những người bị ruồng bỏ mà chúng tôi đã đến thăm. 

Ba cách để giúp chúng tôi 

Tài chánh:

Cho các ân nhân từ 7 đến 77 tuổi và cho tất cả những người khác:

Chi phiếu để tên «Petit à Petit», 3 Villa Letellier 75015 Paris

Chuyển khoản, liên hệ qua e-mail petitapetitour@gmail.com để có số RIB

Trả tiền trên mạng, bấm vào nút Quà tặng (Faire un don)

Quà tặng bằng vật dụng.

Chúng tôi cần 4 dụng cụ:

Máy vi tính (1000€)

Máy quay phim vidéo (1300€)

Máy chụp hình (600€)

Máy vi âm (100€)

Quà trên hệ thống truyền thông

Dĩ nhiên là chúng tôi muốn chương trình của mình được phổ biến rộng rãi.

Bài viết trên báo giấy hay trên mạng

Bài nói chuyện trên đài truyền thanh hay truyền hình

Các buổi diễn thuyết

Các phương cách khác

Tin thời sự

Hình ảnh

Cầu nguyện

Vidéo

Trường học

Tiếp xúc 

Tại sao là Từng Bước Một? 

Tại sao chúng tôi chọn tên này cho chương trình? Vì ba lý do. 

Tiến trình khó nghèo về mặt vật chất cũng như tinh thần 

Vì muốn nhìn những người nhỏ bé trong xã hội chúng ta và mong muốn có một tiến trình trong tinh thần khó nghèo về mặt vật chất cũng như tinh thần để xứng đáng với tầm cao của những người mà chúng tôi sẽ gặp.

Và để vinh danh Đức Phanxicô.

Bởi vì Từng Bước Một nhắc lại những lời nói ban đầu của người đã khuyến khích họ đi ra các vùng ngoại biên của Giáo hội, bởi vì họ đã được đánh động bởi ước mong có một «Giáo hội nghèo cho người nghèo» của người này. 

Thời gian của Chúa không phải là thời gian của con người

Bởi vì các tín hữu Kitô dấn thân mà họ sẽ gặp không phải là những nhà ảo thuật. Lòng tận tụy và hành động của họ chỉ mang kết quả với thời gian, qua từng bước một. Cũng như thường thường, chúng ta chỉ nhận biết Chúa từng bước một khi Ngài đến gõ cửa như người ăn xin đứng trước cánh cửa tâm hồn chúng ta. 

Các cộng đoàn Nam Mỹ (Chili, Santiago)

Tháng 11-2014

MISERICORDIA INTERNATIONAL 

Năm 2013, ông Romain và bà Réna đã thành lập tổ chức Lòng Thương Xót, Misericordia, một hiệp hội Công giáo hoạt động trong những khu phố nghèo ở Santiago, Chili để giúp đỡ những người khốn cùng nhất. 

Lòng thương xót thay đổi thế giới. Tổ chức Misericordia là một hiệp hội Công giáo hoạt động nhằm phát triển con người toàn diện ở trong các khu phố nghèo và ở gần những người thấp bé nhất. Năm 2013, sau khi đi khắp Nam Mỹ trên chiếc xe cắm trại để gặp những người nghèo nhất, hai vợ chồng ông bà Romain – Réna, Chateauvieux định cư ở Chili nơi họ thành lập Hiệp hội Lòng Thương Xót Misericordia.

Họ đón nận chúng tôi ở Santiago, Chili, chúng tôi đã cùng với các thiện nguyện viên tham dự vào các công việc hàng ngày trong nhiều chương trình khác nhau của họ:

– Khẩn cấp: Lo thức ăn, áo quần.

– Giáo dục: sinh hoạt ngoài đường, thư viện ngoài đường, kèm trẻ em học.

– Y tế: phòng khám cộng đồng, tủ thuốc tương trợ. Các hoạt động này luôn luôn lên lịch làm việc sau các chuyến thăm hàng ngày trong khu phố. Các chuyến thăm này giúp gần gũi với người dân và để thích ứng hơn trong công việc tại chỗ mỗi ngày. 

Đông Nam Á (Phnom Penh, Cao Miên)

Tháng 12- 2014 

ĐỂ CHO TRẺ EM CÓ MỘT NỤ CƯỜI

Để cho trẻ em có một nụ cười là một Hiệp hội do ông Christian và bà Marie-France des Paillières tổ chức giúp những em không ai chăm lo ở Phnom Penh được đi học và được ăn uống.

Sau khi chứng kiến các em lượm rác để ăn ở Stung Meanchey, Phnom-Penh, Cao Miên, ông Christian và bà Marie-France des Paillières quyết định trở lại Pháp để báo cho bạn bè và gia đình biết để xin họ giúp đỡ. Từ đó họ thành lập một Hiệp hội bây giờ được nhiều người biết, «Để cho trẻ em có một nụ cười», nhằm sau khi giúp các em có thức ăn để ăn thì cho các em đi học. Học chữ xong, các em sẽ được học nghề và có những sinh hoạt khác trong chương trình giáo dục này: vệ sinh, dinh dưỡng, săn sóc y tế, tâm lý, bảo vệ và giúp đỡ các gia đình.

Chúng tôi sẽ được tổ chức này đón nhận nhưng chúng tôi cũng sẽ đến các cộng đoàn khác như cộng đoàn Banteay Prieb ở cách Phnom Penh 20 cây số. Cộng đoàn này giúp huấn nghệ cho thanh niên nam nữ bị thương khi đạp phải mìn cá nhân do những người khmer đỏ gài.

Chúng tôi cũng sẽ gặp các nữ tu Dòng Chúa Chiên Lành ở  Phnom Penh, các nữ tu này lo cho các thiếu nữ trẻ làm điếm. Vì lý do an ninh, chúng tôi sẽ không ở tại cộng đoàn này nhưng chúng tôi dự trù sẽ phỏng vấn các nữ tu về sự dấn thân của họ và ghi lại các chứng tá của đời sống và của đức tin của những người bị gạt ra khỏi xã hội. 

Phi châu (Natitingou, Bénin)

Tháng 2-2015

CỘNG ĐOÀN NỮ TU DÒNG SALÊ

Cộng đoàn các nữ tu Dòng Salê lo cho các em câm điếc

Chúng tôi sẽ được cộng đoàn các nữ tu Salê lo cho các em câm điếc ở Natitingou đón tiếp. Các nữ tu này có rất ít phương tiện, cho đến bây giờ, chưa thể gọi là một Hiệp hội. Chúng tôi muốn giúp họ được nhiều người biết đến hơn.

Cùng với họ, chúng tôi sẽ đến thăm bệnh viện Saint Jean de Dieu, Tanguieta để gặp các tín hữu Kitô đang giúp cho những bệnh nhân bị bệnh SIDA. 

Trung Đông (Sayidat Al Salam, Jordanie)

Tháng 5-2015 

TRUNG TÂM ĐỨC BÀ HOÀ BÌNH

Trung tâm Đức Bà Hòa Bình ở cách Amman 17 cây số, trung tâm này được linh mục Imad Twal phụ trách để lo cho các em trẻ bị khuyết tật tinh thần và thể xác.

Chúng tôi sẽ được linh mục Imad Twal ở trung tâm này đón nhận. Tiên phong trong việc giúp đỡ các người khuyết tật ở Jordanie, năm nay trung tâm này kỷ niệm mười năm thành lập. Cựu thượng phụ latin của thành phố Giêrusalem, Đức ông Michel Sabbah đã thành lập trung tâm này ở Amman, nhằm để đón nhận và giúp đỡ những người khuyết tật, huấn nghệ cho họ để họ hội nhập vào với xã hội.

Săn sóc, theo dõi từng cá nhân, dạy chữ theo tuổi và theo mức độ khuyết tật, hướng dẫn cha mẹ đi theo tiến trình trị liệu của con cái. Một cách để Giáo hội thay đổi não trạng người dân, để họ ý thức hơn nhân cách của những người khuyết tật.