Giáo sĩ Do Thái trở lại công giáo giải thích làm sao nói chuyện với Chúa

583

Một người cha và ba con đọc Magnificat

fr.aleteia.org, Aliénor Gamerdinger, 2017-03-20

Trong quyển sách mới nhất vừa xuất bản tháng 2-2017, tác giả Jean-Marie Elie Setbon đề nghị một phương pháp dành cho người công giáo, chính thống, tin lành để làm sao trao truyền đức tin trong gia đình.

Theo Sách Thánh, “Ông Môsê đã truyền cho chúng ta một Luật, Luật đó là sỡ hữu của cộng đồng Giácóp”, (Đnl 33, 4) và theo truyền thống Do Thái, nhất là đối với giáo sĩ Mạmonide (1135-1204), việc giáo dục và truyền di sản này là một nghĩa vụ, đến mức ai biết kinh Torah mà không dạy lại là người ăn cắp (vì đó là ăn cắp một di sản). Kinh Talmud của Babylone mà phần biên soạn chấm dứt nằm 499 của kỷ nguyên chúng ta có 2.5 triệu chữ, dày 5894 trang. Chừng đó chữ, chừng đó trang được chú giải từng đoạn, từng câu, từng chữ của Kinh Thánh.

Ông Setbon nổi tiếng với quyển sách Từ chiếc mũ kippa đến thập giá (De la kippa à la croix), đây là quyển sách viết lên để làm chứng cho sự trở lại lạ lùng, mạnh mẽ và cảm động của ông, từ Do Thái giáo chính thống nhất qua Công giáo của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, người đọc chứng kiến việc ‘ăn trộm’ di sản của ông Giacóp mà không bị trừng phạt! Giáo dục tôn giáo bị bỏ rơi, bị đẩy lui hoặc giao phó cho các linh mục, các giáo sư dạy giáo lý. Nhưng, chính gia đình là nơi phải nói về Chúa, không có một lý do nào để không nói. Các cha mẹ đã rửa tội cho con phải có bổn phận làm nảy sinh tình yêu Chúa và đức tin trong lòng con cái. Đồng minh với Chúa Quan Phòng và bạn với Chúa,  nói về Chúa với người anh em cần phải có dụng cụ.

Trong quyển sách mới của ông, Thiên Chúa ở trong lòng gia đình: các dụng cụ cho sự hiểu biết về đức tin do nhà xuất bản Salvator phát hành tháng 2-2017, ông Jean-Marie Elie Setbon đề nghị dùng phương pháp vấn-đáp để cho người công giáo, chính thống, tin lành biết cách trao truyền đức tin trong gia đình. Theo tác giả, đối thoại là chìa khóa của việc giảng dạy.

Thế giới hiện hữu, đó là sự thật tuyệt đối, nhưng đâu là quan điểm của Chúa?

Sự hiện hữu của thế giới có thay đổi cho Chúa cái gì không?

Tại sao người ta nói thế giới cần Chúa?

Thế giới sẽ như thế nào nếu nó trở nên độc lập với Chúa dù chỉ trong chốc lát?

Người ta có thể chứng minh được sự hiện hữu của Chúa không?

Quyển sách nào trong Thánh Kinh nói về chuyện này?

Nếu sự hiện hữu của Chúa có thể chứng minh qua thiên nhiên thì đức tin dùng để làm gì?

Đó là vài ví dụ về các câu hỏi tác giả Jean-Marie Elie Setbon đề nghị trong quyển sách mới của ông.

Tác giả giải thích: “Để làm cho ai hiểu một chuyện gì, phải giải thích với họ hàng giờ chứ không phải ngồi giảng luân lý. Phải giúp họ đặt các câu hỏi đúng. Khi mình muốn có một kết quả nào trên một người, đôi khi chỉ cần đặt câu hỏi cho họ, để họ tự tìm câu trả lời cho chính họ”.

Quyển sách này dễ đọc cho tất cả mọi người và được viết cho tất cả mọi người, được cảm nghiệm từ thần học thần nghiệm Do Thái, các Tổ phụ Giáo hội và các thánh, từ thánh Grégoire de Nysse đến thánh Gioan Thánh giá, lồng trong đó là sự phong phú từ học thức uyên bác đến sự đơn giản của những người nói về các chủ đề họ nắm vững.

Thiên Chúa trong lòng gia đình: các dụng cụ cho sự hiểu biết về đức tin dùng phương pháp vấn-đáp để cho người công giáo, chính thống, tin lành biết cách trao truyền đức tin trong gia đình. Nhà xuất bản Salvator phát hành tháng 2-2017.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch