Vincent Aucante: “Chúng ta bị cám dỗ bởi sự man rợ trong chính lòng mình”

901

fr.aleteia.org, Thomas Renaud, 2016-09-21

Nạn khủng bố hồi giáo, tình trạng suy sụp tinh thần hoàn toàn… chưa bao giờ nền văn minh của chúng ta bị đe dọa như vậy.

Vincent Aucante, tiến sĩ triết học, cựu Giám đốc Trung tâm Thánh Lui ở Rôma và cựu Giám đốc văn hóa của Trường Bernardins ở Paris, trong một bài khảo luận gần đây về phả hệ của những kẻ dã man và sự chạm trán với những người này ở thời buổi này. Nhưng không quên sự man rợ thường có… ở trong chính mình.

Aleteia: Vào lúc nào, một triết gia công giáo như ông quan tâm đến những kẻ man rợ và mối liên quan của nó với nền văn minh?

Vincent Aucante: Vào năm 2008, một cuộc triển lãm được tổ chức ở Palazzo Grassi, Venise có đề tài “Rôma và những kẻ man rợ”. Trong dịp này, rất nhiều cổ vật từ khắp thế giới được gom lại, tạo thành một hình ảnh xúc động nhưng nhất quán về những kẻ man rợ đã đối đầu với người La mã trong nhiều thế kỷ.

Bộ sưu tập khổng lồ được làm trong dịp này có sự cộng tác của hàng trăm trường đại học xác nhận cho cảm tưởng này. Đối với tôi, rõ ràng là chúng ta có thể nói đến một nền văn hóa man rợ của tất cả các dân tộc này, khi đó tôi mới bắt đầu ráp lại các mãnh của bức khảm lớn này.

 Ông có thể phác lên các nét lớn đặc trưng cho sự “man rợ” và cái gì phân biệt nó với “văn minh hóa”?

Ngày xưa các người man rợ thì ngang nhau và đoàn kết với nhau, họ có bản chất thiên về hung bạo, luôn sẵn sàng gây chiến. Các phụ nữ dã man được hưởng cùng quyền ngang với đàn ông, họ cũng tham chiến theo kiểu những người đàn bà cương nghị. Những người dã man này không có vua, không có hoàng hậu nhưng họ có các lãnh tụ được dân chúng bầu lên để hướng dẫn cuộc chiến. Vũ khí luôn bằng tay, họ không còn tự do cá nhân, không chữ viết, họ mơ, bằng sức mạnh, chiếm được của cải và các lợi ích của những nền văn minh tiến bộ của những người đồng thời với họ. Những người này thành lập những xã hội giàu có phong phú nhưng không bình đẳng, gồm các công dân có đẳng cấp cao, những người duy nhất hưởng một số tự do, chia sẻ một văn hóa cao hơn, thanh lịch hơn nhưng lại có khuynh hướng ghét phụ nữ và chủ trương chế độ nô lệ. Đẳng cấp ưu tú này biết thưởng thức nghệ thuật, biết viết và hiểu biết. Xã hội Trung Hoa cổ điển là ví dụ tiêu biểu nhất. Các người man rợ ngày xưa mơ mình trở thành người văn minh: những ai không thể hiện được đều đã biến mất.

Ông nhấn mạnh đến cái nhìn cộng đoàn về tình trạng man rợ, cho phép tôi có một nhận xét: Chính ngày hôm nay, chủ nghĩa cá nhân phóng khoáng đã chiến thắng (thậm chí cuối cùng, chủ nghĩa cá nhân này cũng có nơi những người hồi giáo, họ rời cộng đoàn tự nhiên của họ để gia nhập vào một cộng đoàn hoang tưởng): xã hội chúng ta có chết do sự biết mất tinh thần cộng đoàn không?

Cộng đoàn không biến mất, nó thay đổi nấc thang và chân trời. Chiến thắng của chủ nghĩa cá nhân được loan báo trong những năm 80 chỉ là một mẹo lừa. Con người là sinh vật của giao tiếp, con người không sống kiểu du mục khép kín vào chính mình, trong thời của mình, triết gia Tocqueville cũng đã quan sát vấn đề này.  Các cá nhân ngay khi được giải thoát khỏi ách của các thể chế (Nhà nước, quốc gia, các giáo hội vv.) họ vội vàng thành lập các cộng đoàn khác, gắn dinh hơn, có căn tính hơn, thu hẹp hơn, có tính ép buộc hơn. Các phương tiện giao tế hiện đại củng cố tính cộng đoàn của những nhóm này. Các xã hội Phương Tây với các nền văn hóa lai tạp là miếng mồi cho loại sưu tập các cộng đoàn đối nghịch nhau, gồm các nhóm gây sức ép như LICRA (Liên minh Quốc tế chống Kỳ thị và Bài Do thái) hay LGBT (Cộng đồng người đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển giới). Sự biến mất lợi ích chung, các giá trị chung, một câu chuyện của nhà sáng lập chung đã đưa đến tình trạng manh mún xã hội, để các khuynh hướng đối nghịch có tính toàn cầu chạm trán nhau, họ không có mối giây quan hệ giữa họ với nhau. Các xã hội Phương Tây chịu đựng cảnh các cộng đoàn quốc gia bị xóa mờ mà các cộng đoàn này có thể cầm giữ lại và làm siêu việt các cộng đoàn liên quốc gia khác biệt nhau.

Quyển sách của ông xem những người khủng bố hồi giáo như những kẻ man rợ mới, tuy nhiên ông khơng đi ngược lên đến gốc rễ ý thức hệ của kinh Coran và các bài hadith, các bài nói về đời sống, hành động và thói quen của tiên tri Muhammad, vì sao?

Nghiên cứu về nguồn của những kẻ khủng bố cực đoan có thể là một đề tài trong một quyển sách khác, vì chủ đề này rộng và phức tạp. Nếu có một ý thức hệ trong hồi giáo thì nó không nằm trong các văn bản nền tảng nhưng theo chú giải được làm qua chủ nghĩa chủ trương trở về hồi giáo nguyên thủy (salafisme). Khái niệm djihad chính nó cũng thay hình đổi dạng và từng có rất nhiều lệch lạc, từ chiến đấu nội bộ của các nhà thần nghiệm đến chiến tranh chống thuộc địa, qua các vụ ám sát do những người Ismaêlia giết. Tôi có thể định nghĩa chính xác thế nào là một nền văn hóa man rợ thì sự man rợ này có thể chứng tỏ dễ dàng và một cách hoàn rõ ràng qua các phong trào của những tên khủng bố cực đoan hồi giáo, dù họ có hay không có các thế lực Phương Tây ủng hộ. Sự trội hẳn về bạo lực và chiến tranh, sự đồng điệu của tất cả các thành viên vào một căn tính duy nhất, sự cưỡng bức vào nội bộ của một phe cánh là những dấu hiệu chứng tỏ một sự chọn lựa cố tình man rợ nơi những kẻ khủng bố cực đoan, dưới chiêu đề hồi giáo quay về nguồn.

“Chúng ta càng để sự man rợ có một chỗ đứng nơi chúng ta thì các kẻ man rợ bên ngoài có thể chiến thắng”, tôi có thể tóm tắt ý chính quyển sách của ông như thế không?

Chúng ta đã biết từ thời triết gia cổ đại Ciceron: Chúng ta tất cả đều bị cám dỗ bởi sự man rợ bên trong. Đó là con dốc dễ dàng, trên đó chúng ta trượt thoải mái, một cách cá nhân và một cách tập thể. Sự man rợ này thể hiện trong các xã hội tiến bộ của chúng ta, trong sự loại bỏ đời sống thiêng liêng, trong sự coi thường tôn giáo, trong sự biện minh cho nạn mãi dâm, trong sự hợp pháp hóa hình thức nô lệ mới là mang thai giùm người khác, là trợ tử, vv. Ngày xưa lý lẽ biện minh cho các nạn đói lớn nhất: nạn diệt chủng người Armênia, chế độ nazi, chế độ Stalin, dội bom các thành phố Đức và Nhật, vv. Ngày nay nó biện minh cho chính sự man rợ của chúng ta: chúng ta phải kháng cự và phải tố cáo sự dữ đang gặm nhắm các xã hội chúng ta từ bên trong, và tạo cảm hứng sâu đậm cho những kẻ khủng bố cực đoan, như bác sĩ phải làm hạ cơn sốt của bệnh nhân, nhưng chúng ta cũng phải tấn công vào gốc rễ của sự dữ.

 Và chính đây mà người công giáo có một vai trò để đóng?

 Người công giáo là những người đầu tiên không chấp nhận bạo lực và man rợ, họ chọn một chọn lựa không điều kiện của tình yêu và hòa bình. Họ tôn trọng bản thể con người, họ loại bỏ mọi kỳ thị chủng tộc, giới tính, tôn giáo. Công việc bác ái của họ mang đến hy vọng và ánh sáng cho toàn thế giới. Hơn nữa, qua chiều kích toàn cầu hóa và sức mạnh của đường hướng thiêng liêng của họ, Giáo hội công giáo cấu thành một sức mạnh đích thực cho việc chống lại nạn man rợ. Đức Phanxicô theo bước chân của Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI thể hiện trọn vẹn sự chống cự này khi ngài liên tục kêu gọi thế giới phải có tình yêu và chia sẻ nhiều hơn.

Marta An Nguyễn chuyển dịch