Dominique Wolton: “Việc truyền thông phải ‘nhịn thông tin’ không làm tôi sốc”
lefigaro.fr, Jean-Marie Gueunois, 2023-10-07
Nhà xã hội học Dominique Wolton cho rằng: “Các giá trị tinh thần, trí tuệ và văn hóa cần có thời gian và chúng không thích ứng với tính minh bạch và tức thời”. Hình ảnh Dominique Charriau / Getty – AFP
Ông Dominique Wolton nghĩ rằng, với sự im lặng của giới truyền thông, giáo hoàng đặt câu hỏi về một vấn đề then chốt của thời đại chúng ta. Giám đốc tạp chí quốc tế Hermès (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia, CNRS), tác giả quyển Chính trị và Xã hội (Politique et société, Nxb. Observatoire), quyển sách phỏng vấn Đức Phanxicô (1)
Đức Phanxicô áp đặt truyền thông nên “nhịn thông tin” về Thượng hội đồng. Là chuyên gia về truyền thông ông có bị sốc không?
Dominique Wolton. Đức Phanxicô đã đúng khi tránh xa logic của một truyền thông nhanh chóng, tương tác và thường mâu thuẫn với thế giới tư tưởng và tinh thần, vốn đòi hỏi sự chậm rãi. Không có gì tai tiếng khi nói: “Quý vị hãy thoát khỏi logic sự kiện đang đè ép trên chúng ta.” Tuy nhiên cũng đúng, áp lực truyền thông là một bước tiến của dân chủ, nhưng nó cũng là cái bẫy, vì con người không thể chỉ sống trong một thế giới ngay lập tức, minh bạch và có những nghi ngờ. Chúng ta cần những không gian dành riêng và bí mật. Minh bạch có thể là một hình thức của đồi trụy. May mắn thay, không ai minh bạch! Vì thế tôi không bị sốc khi thấy Giáo hội yêu cầu các phương tiện truyền thông đại chúng “nhịn thông tin” về Thượng Hội đồng này. Chúng ta cũng phải tính đến bản chất của thông điệp tôn giáo: nó phức tạp, cũng như thông điệp chính trị, khoa học, nghệ thuật hoặc quân sự. ‘Có’ với đơn giản hóa, ‘không’ với tiêu chuẩn hóa và nghèo nàn hóa.
Với sự im lặng của giới truyền thông, trên thực tế, Đức Phanxicô đang đặt câu hỏi về một vấn đề then chốt của thời đại chúng ta: các giá trị tinh thần, trí tuệ và văn hóa cần có thời gian và chúng không thích ứng với tính minh bạch và tức thời. Đức Phanxicô phản đối hệ tư tưởng của Internet, vốn là trò chơi hỏi đáp tức thời. Thực tế không thể được tóm tắt theo logic này. Truyền thông và sự thật không được tìm thấy trong sự minh bạch cũng như trong tính tức thời. Bi kịch của xã hội chúng ta là tưởng tượng ra sự minh bạch mà không cần trung gian càng tốt. Xu hướng này có thể trở thành một bức tranh biếm họa về nền dân chủ. Hơn nữa, không có nền dân chủ nào mà không có trung gian hoặc không có tính lâu dài.
Nhưng làm thế nào chúng ta có thể kết thúc việc liên lạc của một Thượng Hội đồng nhằm hướng tới sự minh bạch trong việc quản trị của Giáo hội?
Yêu cầu gởi đến Giáo hội cũng như cho các chính trị gia là ít bí mật hơn, giải thích các quyết định và cho phép chúng được nói ngược nhau. Yêu cầu này là bình thường. Đối với Giáo hội, điều ít minh bạch hơn là sự tin tưởng vào chính quyền và lịch sử của Giáo hội. Ý thức dân chủ rõ ràng thừa nhận Giáo hội, giống như bất kỳ tổ chức nào, cần bình thản để đứng sang một bên và suy ngẫm về tương lai của mình. Với điều kiện phải bỏ thói quen che giấu, điều này có thể dẫn đến việc che đậy điều tồi tệ nhất.
Đức Phanxicô có phải là người đi lui khi ngài áp đặt sự im lặng này một cách độc tài hay mang tính tiên tri trong thế giới siêu truyền thông này?
Ai không độc tài khi chúng ta có kẻ thù ở khắp mọi nơi và khi chúng ta phải đối diện với những cuộc tranh giành quyền lực toàn cầu? Đức Phanxicô ở tuổi mà mọi việc đều trở nên cấp bách. Hơn nữa, ngài cũng không muốn biến thượng hội đồng thành một hội đồng lập hiến. Mục đích lớn rộng hơn. Giáo Hội mang trong mình một mầu nhiệm, Giáo hội đảm nhận một tính không thể truyền. Giáo hội có một cách tiếp cận thiêng liêng không thể bị thu gọn thành một cơ chế chính trị. Đây là điều mà các xã hội tức thời và theo chiều ngang điên cuồng của chúng ta không còn thừa nhận nữa.
Thêm nữa, giáo hoàng, mở đầu cuộc cải cách để có nhiều dân chủ hơn, lại phải chịu phơi mình trước trò chơi của những ý kiến trái ngược nhau về việc Giáo hội phải như thế nào. Làm thế nào chúng ta có thể duy trì một Giáo hội toàn cầu với những quan điểm nội bộ đầy mâu thuẫn như vậy? Vì thế chuỗi im lặng này nhắc, Giáo hội không phải là một Nghị viện trong một vũ trụ bị thu gọn vào logic chính trị dân chủ.
Nhưng chúng ta đừng quên, dân chủ cũng có những bí mật của nó và không phải mọi thứ đều minh bạch! Xã hội chúng ta đang sụp đổ dưới tốc độ và dưới minh bạch. Nhưng chúng ta cần thời gian. Ai có thể nói, cách đây 50 năm, các cuộc hành hương sẽ lan rộng khắp thế giới? Khi đó họ thấy chúng thật nực cười! Dù bạn là người vô thần, bây giờ mọi người muốn bước đi: khá đơn giản vì chúng ta cần thời gian và im lặng.
Marta An Nguyễn dịch
(1): Quyển Chính trị và Xã hội (Politique et société, Nxb. Observatoire), quyển sách phỏng vấn Đức Phanxicô đã được dịch và đăng trên trang Phanxicô.