Lạm dụng tình dục: trong 20 năm, nhận thức chậm chạp của các giám mục
Ngày thứ ba 23 tháng 3, các giám mục Pháp họp để đúc kết về cuộc đấu tranh chống ấu dâm trong hàng ngũ của mình. Trong hai mươi năm, Giáo hội Pháp đã trải qua một loạt ý thức lương tâm chậm chạp.
la-croix.com, Celine Hoyeau, 2021-03-23
Một buổi lễ đền tạ để xin sự tha thứ của 65 nạn nhân nạn ấu dâm đã được tổ chức ở nhà thờ Luçon (Vendée) ngày 14 tháng 3 – 2021. Franck Dubray / Tây Pháp / MAXPPP
Tháng 11 năm 2001, các giám mục Pháp khi họp ở Lộ Đức đã vỗ tay lâu khi giám mục Pierre Pican, bị kết án hai tháng trước đó ba tháng tù treo vì không tố cáo một linh mục trong giáo phận của ngài đã có hành vi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Vào tháng 11 năm 2018, trong cùng một cuộc họp, họ đã im lặng lắng nghe bảy nạn nhân kể lại những nỗi đau của mình, trước khi cùng họ dấn thân trên con đường suy ngẫm.
Khoảng cách lớn này là bằng chứng cho những tiến bộ đạt được trong cuộc đấu tranh chống lạm dụng tình dục của các giáo sĩ. Từ phủ nhận đến công nhận, từ bảo vệ thể chế đến lắng nghe nạn nhân, Giáo hội Pháp đã trải qua một quá trình nhận thức lâu dài, thường xuyên chịu áp lực từ nạn nhân và giới truyền thông, và không phải không có sự phản kháng và bất đồng nội bộ.
Trong khi một số vụ bê bối được đưa lên báo, bài báo “Về nạn ấu dâm” được nữ bác sĩ và nhà thần học Marie-Jo Thiel công bố trong số tháng 7 năm 1998 của tạp chí các giám mục đánh dấu cú sốc đầu tiên. Thần học gia Thiel cho biết: “Khi tôi mô tả hình ảnh của kẻ bạo hành xấu xa và sự phủ nhận tội ác của những người này, người ta không tin tôi. Họ nghĩ rằng chỉ cần nói chuyện tử tế với linh mục lạm dụng là đủ để đương sự sửa đổi.”
Một tập tài liệu được in 100.000 bản vào năm 2002
Việc cáo giác và lên án giám mục Pican vào đầu năm 2000 đã thúc đẩy các giám mục ý thức đến vấn đề vẫn còn cấm kỵ này. Một tuyên bố được thông qua ngày 9 tháng 11 năm 2000 nhắc lại, một giám mục “không thể và không muốn tiếp tục thụ động, ít bao che các hành vi phạm tội”, Giám mục Stanislas Lalanne, phát ngôn viên của Tòa giám mục hồi đó cho biết: “Văn bản này chỉ cần một mình Chủ tịch Hội đồng Giám mục ký nhưng tất cả giám mục đều muốn tham gia, khẳng định họ sẵn sàng cộng tác với công lý.”
Năm 2001, một ủy ban cố vấn đầu tiên về lạm dụng được thành lập, và năm sau tập sách nhỏ “Đấu tranh chống lại nạn ấu dâm” được xuất bản, với 100.000 ấn bản, dành cho các nhà giáo dục. Theo linh mục Stéphane Joulain và là nhà tâm lý trị liệu, lúc đó thể chế còn cự lại trong việc thừa nhận một vấn đề mang tính hệ thống trong Giáo hội. Linh mục Joulain nói: “Họ tin rằng vấn đề này chỉ liên quan đến một vài trường hợp. Không có việc phải đặt vấn đề về thẩm quyền của một Giáo hội đang phản ánh tầm nhìn của mình trong xã hội.” Bà Marie-Jo Thiel nói: “Vào thời điểm đó, nạn nhân không tồn tại.”
Tuy nhiên, chủ đề này gần như được đặt trên bàn họp mỗi năm. Ở mỗi giai đoạn, các giám mục tin tưởng với thiện tâm có thể giải quyết được vấn đề, đặc biệt là với các chỉ thị được thông qua năm 2015 trong đó nêu rõ các thủ tục báo cáo trước công lý, phù hợp với các tiêu chuẩn được Đức Bênêđictô XVI quy định năm 2010 cho các “mức độ nghiêm trọng nhất”. Nhưng không tính đến các trường hợp cũ. Và với vụ linh mục Preynat, các giám mục không còn lối thoát.
Một bước ngoặt với cuộc gặp các nạn nhân
Cuộc gặp gỡ với các nạn nhân đánh dấu một bước ngoặt thực sự. Một số giám mục đã nhận ra rất sớm, như giám mục Blaquart, ở giáo phận Orléans. Nhưng nhiều giám mục vẫn còn miễn cưỡng, vì họ sợ bị tấn công, hoặc họ đứng về phía một trong các linh mục liên quan của họ, hoặc đơn giản không biết phải phản ứng như thế nào. Bà Marie-Jo Thiel nhấn mạnh, tháng 12 năm 2015, Lời được giải phóng (La Parole libérée) được thành lập và được truyền thông nói đến, “đã tạo tiếng nói cho những người không có tiếng nói”, và do đó Giáo hội buộc phải dần dần bắt tay vào.
Năm 2016 dịch vụ tin nhắn ở tầm mức quốc gia cho các nạn nhân được thành lập, một đơn vị thường trực phòng chống và chống lạm dụng của các đơn vị lắng nghe và ở trong giáo phận… Các giám mục cũng có buổi lễ đền tạ ở Lộ Đức, họ cam kết lắng nghe các nạn nhân tốt hơn. Tuy nhiên, năm sau khi các nạn nhân yêu cầu được đón nhận ở Lộ Đức, các nạn nhân vẫn còn ở bên ngoài. Họ nói, “các giám mục chưa sẵn sàng.”
Phải chờ đến năm 2018, cuộc họp lịch sử đã diễn ra và từ đó mới có sự hợp tác: các nhóm làm việc được thành lập và một ủy ban độc lập có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vụ lạm dụng trong Giáo hội kể từ năm 1950 được ra đời. Giám mục Luc Crepy, chủ tịch Hội đồng thường trực phòng chống và chống lạm dụng nhấn mạnh: “Công việc của sự thật này sở dĩ được thực hiện là nhờ các nạn nhân và cũng nhờ hành động mạnh mẽ của Đức Phanxicô.”
Bất chấp mong muốn của các nạn nhân, họ chờ đợi bản báo cáo của Ủy ban Điều tra Độc lập về các lạm dụng trong Giáo hội (Ciase) sẽ đưa ra vào ngày 30 tháng 9, nhưng từ tuần này, các giám mục đã quyết định có “những quyết định quan trọng” để công việc được đi tới.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Công việc lâu dài của các tu sĩ Dòng Tên về việc ngăn chặn lạm dụng
Tổng giáo phận Montreal muốn có chân dung đầy đủ về các linh mục lạm dụng tình dục