Arielle Dombasle, Chúa Kitô và Crazy Horse

221

Arielle Dombasle, Chúa Kitô và Crazy Horse

la-croix.com, Gauthier Vaillant, 2019-01-01

Từ vài tuần nay, hình ảnh của một trong những nhân vật mê hoặc show-business Pháp xuất hiện trên trang nhất báo “Jésus!”, tờ báo tam cá nguyệt nói lên tầm quan trọng của Chúa Kitô trong văn hóa đại chúng. Nữ diễn viên ngoại lệ, xa với Giáo hội nhưng lại cho biết mình không bao giờ rời xa đức tin đã có từ thuở còn nhỏ ở Mêhicô.

Arielle Dombasle ở Paris, ngày 22 tháng 2 năm 2017. / Sébastien Leban/Divergence

“Tất cả những gì đẹp nhất trong các nền văn minh, đó là các lời cầu nguyện, các kinh cầu cho người đã khuất, các đền thánh, các bài hát thiêng liêng, các thánh vịnh, kiến trúc các nhà thờ, các tu viện, các nhà thờ chính tòa, tất cả những gì làm nhân danh Chúa.” Trong khung cảnh sang trọng êm dịu của khách sạn sang trọng của cuộc hẹn phỏng vấn, chúng tôi phải ‘nhéo’ mình để tin chắc đây là các lời của nữ diễn viên Arielle Dombasle chứ không phải của một người bảo vệ cho di sản hay nguồn gốc kitô của nước Pháp.

“Tôi có đức tin chất phác”

Đầu tháng 11, người dân Paris rất ngạc nhiên khi thấy hình bà ở trang bìa tạp chí “Jésus!” Đây là chủ đề mà độc giả không mong chờ ở một người như nghệ sĩ ngoại lệ Arielle Dombasle, dù bà là người đa năng, có mặt trong rất nhiều lãnh vực, vừa là ca sĩ, diễn viên, vừa là nhà thực hiện, người mẫu, người ra báo, người ở trong chương trình “Grosses Têtes” (Những cái đầu lớn) trên đài RTL.

Xin đọc thêm: Arielle Dombasle: “Hình ảnh Chúa Kitô đã làm cách mạng thế giới”

Dù vậy bà nhận lời ngay lập tức đứng đầu ban biên tập của tờ báo. “Chúng ta đang sống trong thời buổi  hoài nghi, buồn bã. Sẽ là tươi tắn lại nếu mọi người còn nghĩ đến hình ảnh ‘Christo Rey’ (Chúa Kitô Vua)”. Bà nói các chữ này bằng tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ mà bà khám phá Chúa Kitô và đức tin khi bà ở Mêhicô, nơi bà lớn lên. Bà nhớ lại: “Ở đó tôi đã hát, đã đi nhiều cuộc hành hương, tôi có đức tin sốt mến. Đức tin này không bao giờ rời tôi. Tôi luôn cầu nguyện để tạ ơn chứ không phải chỉ lúc nào buồn mới cầu nguyện. Khi vui tột cùng, tôi cũng cầu nguyện.”

Từ Thánh Âugutinô…

Ngược lại không có gì là các quy chuẩn của “lòng tin chất phác” còn lại nơi người phụ nữ văn hóa này. Vừa nhấp tách trà nóng, tay cầm điếu thuốc nhẹ, bà cho biết:

“Dĩ nhiên tôi có đọc Thánh Âugutinô.” Bà nhớ mình được “cảm hóa khi đọc một khảo luận của Fra Luca Paccioli (tu sĩ Dòng Phanxicô Ý thế kỷ XV) về kitô giáo của thời Phục hưng, đi tìm hài hòa trong mọi sự…

Trong số các cảm hứng của mình, bà nhắc đến nữ tu người Mêhicô Juana Inès de la Cruz hay các nhà thần nghiệm lớn. Nghe bà kể chúng tôi hỏi đã có bao giờ bà nghĩ đến chuyện đi tu không. “Không, tôi là đứa bé rất náo động, tôi luôn nghĩ mình sẽ sa vào đủ thứ lạc thú và khiết tịnh thì không phải dành cho tôi. Ngược lại, tôi luôn ngưỡng phục những người giữ được đức tính này.”

Xin đọc thêm: Số báo “Jésus!” mới nhất sẽ làm bạn ngạc nhiên

… đến Femen

Tinh thần của bà làm chúng tôi dễ đặt câu hỏi: Bà xét đoán như thế nào về đạo đức mà Giáo hội cổ động, nhất là về mặt tình dục? Bà trả lời: “Tôi hoàn toàn tuân theo lề luật đạo đức tối thượng của Giáo hội… nhưng tôi lại là nghệ sĩ nhảy múa ở Crazy Horse!” Trên sân khấu, tôi không phải là tôi. Giống như thử tôi đóng vai của một nữ trọng tội, một người tự tử”, bà tự nói trước khi chúng tôi hỏi bà.

Luôn đi ngoài lề, bà cho biết mình ngưỡng mộ các phụ nữ trong phong trào Femen, nhưng bà từ chối là phát ngôn viên của phong trào nữ quyền quá tận căn này. “Với một lý do đơn giản: những đòi hỏi của họ là chính đáng, nhưng họ đã làm hư nóc chuông nhà thờ Đức Bà.”

Các ngôi nhà thờ trống hơn là thánh lễ

Là người đỡ đầu cho các liên hoan của những người đồng tính, chuyển giới LGBT, bà không thừa nhận Giáo hội có quyền nói lên các chủ đề như đạo đức sinh hóa – “đó không phải là vai trò của Giáo hội” – bà cũng từ chối giảm thiểu Giáo hội ở khủng hoảng các vụ lạm dụng tình dục.

Ngược lại bà lại thấy giận nghi thức thánh lễ vì bà cảm thấy quá chán. “Có thể một phần vì các linh mục cử hành một nghi thức quá ư tiện nghi. Và Chúa Kitô không bao giờ ở trong tiện nghi.” Ai đã làm sai Ngài? Bà tóm tắt: “Những giây phút tôi cảm thấy mình kết hiệp sâu đậm với Chúa là khi tôi ở trong các ngôi nhà thờ trống.” Bà kê danh sách các nhà thờ bà yêu thích ở Paris: Nhà thờ Thánh Tôma Aquinô, nơi tôi hát có dàn đàn ống to lớn đệm, nhà thờ Saint-Roch, nhà thờ Saint-Étienne-du-Mont, nhà thờ Saint-Sulpice, riêng nhà thờ này bà lấy làm tiếc đã bị du khách tràn ngập vì Da Vinci Code”.

Khi bà đốt điếu thuốc thứ tư, chúng tôi đặt câu hỏi: theo bà, Chúa Giêsu là người như thế nào? Bà chầm chậm trả lời và suy nghĩ từng chữ một. “Đó là một người ngoại lệ, một người của cắt đứt, một người tuyệt đối siêu việt, người mang trong mình sức mạnh của cách mạng, một tư tưởng của cái đẹp, cái đúng và cái tốt mà Ngài cố gắng truyền cho những người đương thời của mình. Ngài chấp nhận hy sinh để khai sáng cho thế giới. Ngài có một tầm cao cả vô song. Đặc biệt anh hùng. Siêu-nhân, siêu-tự nhiên. Chính vì thế mà Ngài trường tồn qua bao nhiêu thế kỷ và mang theo Ngài là một phần vô song nhân loại. Và đối với tôi, ngài là vua, là nhà tiên tri. Chúa Giêsu là sự nhập thể của Thiên Chúa.”

Trong thinh lặng sau đó, Đôi mắt xanh mà tuổi tác không ảnh hưởng nhìn bạn. “Và đối với bạn?”

 “Jésus!”, đột phá của báo chí kitô

Vào năm 2017, nhà xuất bản và sản xuất nhạc kitô giáo Première Partie cảm hứng từ một chương trình của Hà Lan đã ra mắt tờ báo Jésus!. Tạp chí giới thiệu mình là người muốn “tìm Chúa Giêsu trong xã hội chúng ta, bên ngoài thế giới thuần túy tôn giáo”. Tạp chí theo hình thức hiện đại, bắt mắt. Nhất là “trưởng ban biên tập” được giao cho một nhân vật. Với số thứ hai có chủ đề “Chúa Giêsu với các phụ nữ”, bà Arielle Dombasle kế vị ông Pascal Obispo. Tạp chí bây giờ xuất bản hàng ba tháng.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Tạp chí “Giêsu!” chọn chủ đề phụ nữ cho số thứ nhì của mình

Bài xã luận của Arielle Dombasle – Gương mặt của Chúa Giêsu không ngừng làm tôi chóa mắt