Scott Hahn: Trở lại kitô giáo nhờ nhạc sĩ Bob Dylan

410

Scott Hahn: Trở lại kitô giáo nhờ nhạc sĩ Bob Dylan

 

Tom Hoopes aleteia.org 15-10-2015

Hay làm thế nào lời hát của nghệ sĩ Mỹ đã đánh động tâm hồn của Scott Hahn, một người trẻ vị thành niên vào những năm 80.

Bạn có kỷ niệm lần đầu nào mà Chúa Giêsu đã rất quan trọng đối với bạn?

Đây không phải là một câu hỏi thuần túy ngôn từ. Đức Phanxicô đã mời gọi chúng ta chia sẻ Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, nhưng chuyện này sẽ không làm được nếu không đòi hỏi một chút cố gắng. Chúng ta phải tìm cách nào để nói về Chúa Giêsu ở một nền văn hóa mà ngày xưa đã tôn kính Chúa Giêsu nhưng bây giờ lại vứt bỏ Ngài.

Câu chuyện của tôi chắc chắn cũng giống như các câu chuyện của những người khác.

Trong những năm 70 và 80, Chúa Giêsu không có một ý nghĩa đặc biệt gì đối với tôi. Tôi nghe tên Ngài trong những lời chửi thề, trong những vở kịch chế nhạo những người rao giảng Phúc Âm, hay nơi miệng các giáo sư tôn giáo nói một cách thờ ơ về “Chúa Giêsu” và về “chia sẻ”.

Tất cả đã thay đổi với album nhạc tiểu sử của nhạc sĩ Bob Dylan vừa ra mắt trước lễ Giáng Sinh năm 1985. Lúc đó tôi mới 16 tuổi.

Tôi mua rồi đem về sao lại trên cát-xét để nghe ở máy Walkman. Tôi thích tất cả các bài hát nhưng chỉ có ba bài hát đạo là tôi để ý đến nhiều nhất.

Dylan hát: “Bạn phải phục vụ một người, có thể đó là quỷ hay là Chúa, nhưng bạn sẽ phải phục vụ một người.”

Tôi mê mẩn vừa ý có tính cách ngang nhau của lời, vừa nhịp điệu của bài hát. Tôi càng nghe thì tôi càng nhận ra Dylan đã nói một cái gì đúng.

Người trẻ thích nhạc rock, vì nhạc rock say mê nói những chuyện mà người lớn từ chối không muốn đề cập đến. Và đó là chính là điều mà Dylan khiêu khích tôi. Ông nói Chúa Giêsu là quan trọng. Tôi muốn hiểu tại sao. Đến với Chúa Giêsu theo cách này giúp tôi tránh được các trở ngại tôn giáo và văn hóa bình thường.

Còn gì khác nữa? Linh mục Benedict Groeschel nói, theo tính cách riêng của mỗi người, mà qua sự thật, qua lòng tốt hay qua cái đẹp đưa chúng ta đến được với Chúa Giêsu. Đối với Scott Hahn, đó là đúng. Tôi còn nhớ băng cát-xét video “Một mục sư tin lành trở lại” (Protestant Minister Converts) của ông, băng này đã rất thịnh hành trong những năm 90. 

Có hai hạng người đi tìm chân lý: Những người thấy ngay lập tức các lời nói dối và họ đi thẳng đến vấn đề. Họ đến với Chúa Kitô qua triết lý, qua khám phá khoa học hay qua khoa biện giáo. Có những người không nhất thiết là nhà thông thái, nhưng họ ngưỡng mộ khía cạnh “những chuyện không thể tin được” của đạo công giáo như: Khăn liệm Turin, Đức Mẹ Guadalupe, các phép lạ của tôi, vv.

Có những người tìm con đường của lòng tốt như Mẹ Têrêxa, Mẹ nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu để là người nghèo phục vụ cho người nghèo. Mẹ vừa chấp nhận Chúa Giêsu vừa chấp nhận người nghèo. Hiện tượng này lặp lại mỗi năm ở các sinh viên của Trường Biển Đức, những người “chỉ có” đức tin thật sự sau khi đi phục vụ tận nơi.

Trong thế giới chúng ta, khi càng ngày càng có những chuyện đi ngược đời, thì cũng có những người, càng ngày càng nhiều, đi về với Chúa nhờ khao khát công chính, khao khát đạo đức, niềm khao khát này dẫn họ đi tìm Chúa.

Và cuối cùng là cái đẹp. Đức Giám mục Robert Barron là một tấm gương tiêu biểu. Trong loạt DVD “Công giáo”, những gì ngài nói về đức tin mang trọn ý nghĩa của nó, vì ngài nói từ những thánh đường huy hoàng, trước các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp bao chung quanh là phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu.

Nhưng, cái đẹp cũng có thể mang nhiều khuôn mặt khác nhau.

Đối với một số người, nó có thể là một hình ảnh mộ đạo kiểu cải lương. Nhưng đối với tôi, phải là một chàng trai ở bang Minnesota hát giọng mũi kèm theo một ban nhạc thánh kinh.

Marta An Nguyễn dịch