Nỗi đau của các “tân linh mục”

92

Nỗi đau của các “tân linh mục”

resnovae.fr, Claude Barthe, Linh mục Tu viện trưởng, 2024-11-25

Sự ‘khó sống’ của các “tân linh mục”

Một tác phẩm tập thể rất hay và có ý nghĩa, Các bí tích được đặt vấn đề. Ai có thể nhận bí tích? Để có được hoa quả nào? (Les sacrements en question. Qui peut les recevoir ? Pour quels fruits) Dưới sự điều hành của các linh mục Thibaud Guespereau, Henri Vallançon và của triết gia Thibaud Collin, họ nói lên nỗi đau của các linh mục “khi thấy các bí tích họ ban được nhận như thế nào.” Họ thấy nhiều người đã được rửa tội nhưng sau đó không đi lễ ngày chúa nhật, các cô dâu chú rể họ chuẩn bị hôn nhân đã xa nhau một năm sau đó. Cần nói thêm, họ thấy trong thánh lễ tất cả đều đi rước lễ, nhưng một số rất ít đi xưng tội. Vì thế vấn đề mục vụ muôn thuở vẫn là vấn đề của thái độ thờ ơ: “Một mục tử phải phân biệt và từ chối những người không có đức tin hoặc có đời sống không trật tự không? Vậy thì họ có mạo hiểm khi tạo ra một Giáo hội trong sạch không? Hay ngược lại, nếu chấp nhận quá rộng rãi, họ có nguy cơ xúc phạm đến Chúa, làm tổn hại cho Giáo hội và chính những người xin vào Giáo hội không?”

Trong quyển sách này chúng ta tìm thấy những cân nhắc rất hợp thời về cuộc khủng hoảng trong việc rao giảng các cùng đích cuối cùng, sự thay đổi quan niệm về tội trọng trong thần học đương thời, cũng như tình trạng các giáo xứ miền Nam bán cầu, nơi áp dụng phân định nghiêm túc khi lãnh nhận bí tích. Áp dụng cho các yêu cầu xin kết hôn và rửa tội cho em bé: ít nhất, đó là điều giả định, vì công việc này thường vẫn mang tính ám chỉ. Tuy nhiên, chúng ta hiểu sự thận trọng cần thiết với công chúng. Với thế giới công giáo ngày nay, đó là một loại bom, vì nó làm lay chuyển để mọi việc suôn chảy, để mục vụ được trôi qua. Nhưng trên hết là do sự kiện lớn lao này cho thấy: không có giám mục nào trong số các tác giả hoặc trong lời nói đầu của quyển sách nào giải thích thế nào là tình trạng ân sủng và tội trọng đã cất đi tình trạng này như thế nào.

Đây là điểm gây tổn thương: giữa các giám mục và một phần của những nhà huấn luyện các thế hệ linh mục trẻ có một khoảng cách không thông hiểu. Ai cũng biết, tín hữu thuộc về thành phần được gọi là “lực lượng sống”, nhưng họ có cảm giác họ không có người chăn. Và chúng ta cũng nên biết, một số lượng đáng kể các linh mục giáo phận cũng ở trong tình trạng này. Vì thế các linh mục này được gọi là “linh mục cổ điển” hoặc “linh mục mới” bị bề trên bỏ rơi hay nghi ngờ, và đó là nỗi đau làm cho họ khó sống.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch