Vụ Abbé Pierre: “Chúng ta tạo ra một thần tượng hơn là thực thi công lý”

79

Vụ Abbé Pierre: “Chúng ta tạo ra một thần tượng hơn là thực thi công lý”

Linh mục Dòng Tên Patrick C. Goujon, giáo sư thần học tâm linh và tín lý (Phân khoa Loyola Paris)

Theo Linh mục Patrick Goujon, những tiết lộ liên quan đến các vụ tấn công tình dục của Abbé Pierre với nhiều phụ nữ cho thấy mối nguy hiểm của Giáo hội khi để các thần tượng ở trong hàng ngũ của mình, linh mục đặt vấn đề về cái nhìn của chúng ta về sự thánh thiện.

la-croix.com, Linh mục Patrick C. Goujon, 2024-07-29

“Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế (Lc 6, 26). Với chúng tôi, Abbé Pierre là hiện thân của công lý, không những ông chỉ chăm sóc người nghèo mà còn lật đổ trật tự bác ái. Ông không cho đi khối tài sản dư thừa mà Giáo hội sở hữu. Ông không làm từ thiện. Ông chia sẻ cuộc sống của người nghèo và nâng cao phẩm giá họ qua công việc. Công việc ở Trung tâm Ê-mau sẽ tiếp tục để công chính của Đấng Thiên sai được thể hiện. Chúng tôi hy vọng vào điều này. Nhưng công lý này vẫn tiếp tục bị xem thường vì thể chế che đậy sự thật.

Sau báo cáo của một chuyên gia trên báo Le Monde cho biết nhiều chi tiết. Henri Grouès, tên thật của ông, đã được đưa đi điều trị tâm thần vào cuối những năm 1950 vì chứng cưỡng bức tình dục, lý do của những vụ tấn công tình dục. Các thành viên của hàng giám mục nhận thức được công việc của Trung tâm Ê-mau.

Hình Abbé Pierre bị bôi đen trên một bức tường.

Dựng thần tượng

Vì thế chúng ta thích tạo ra một thần tượng hơn là thiết lập sự thật và thực thi công lý. Chắc chắn, chưa phải lúc để bảo vệ phụ nữ, nhưng những gì Henri Grouès đã phạm, theo quan điểm đầy đủ của những người có trách nhiệm, đã bị Kinh thánh cũng bị giáo luật và luật Hình sự lên án “không được thèm muốn vợ chồng người”. Chúng ta muốn lan truyền hình ảnh một người tốt với mọi người và đặc biệt là với những người nghèo nhất. Nhìn từ xa, ông là thánh!

Trong những năm 1980, Abbé Pierre đã làm dịu đi những nét đặc trưng của chủ nghĩa đạo đức nghiêm khắc ở Pháp và Giáo hội nói chung. Một lập luận hoài nghi chăng? Chúng ta đọc những điều tương tự trong Tin Mừng của các nhà chức trách tôn giáo. “Bạn không hiểu gì cả; bạn không thấy lợi ích của bạn là gì: thà một người chết còn hơn là cả dân tộc bị diệt vong”… Ở đây, logic bị đảo lộn. Bạn không thấy vấn đề sao? Tốt hơn hết là hy sinh một vài nạn nhân và duy trì thần tượng của mình để hình ảnh Giáo hội có lợi cho chúng ta qua người này. Chủ nghĩa trọng nam và giáo quyền không gặp khó khăn gì khi nắm tay nhau. Thế nào là hôn trộm và sờ ngực xét về Sự thật được cứu rỗi trong thời kỳ nguy hiểm này? Chúng ta có hình ảnh thánh thiện nào để cho phép chúng ta đón nhận? Vào cuối đời, ông thú nhận ông gặp khó khăn về khiết tịnh. Ông đã có một mối quan hệ lãng mạn, có đồng thuận. Điều này làm cho ông càng đáng yêu hơn, giá như các linh mục được phép kết hôn. Quý vị thấy, Giáo hội là người mẹ hiền, mẹ không xua đuổi đứa con trai yếu đuối của mình…

Một người gỡ chân dung Abbé Pierre ngày 12 tháng 9 năm 2024. Jean-François FREY / L’ALSACE/MAXPPP

Ông chính là hình ảnh của người đạo đức tốt. Roland Barthes trong quyển Thần thoại năm 1957, đã xác định được những đặc điểm của ông: bộ râu dòng Phanxicô, cây gậy của người hành hương, áo choàng của công nhân, của người lính. Những ca tụng trên phương tiện truyền thông mang cho ông vẻ ngoài của một nhà tiên tri, giữ cho ông đủ vui vẻ để chính quyền không lo lắng về giọng điệu cách mạng của ông. Cũng trong những năm này, Giám mục Jacques Gaillot phải chịu một số phận khác, không phải vì những hành vi đáng trách mà vì quan điểm của giám mục. Abbé Pierre xuất hiện trên màn ảnh truyền hình như đến từ một thời đại khác. Có vẻ như ông đang nói chuyện với Thánh Phanxicô Assisi. Ông mặc áo dòng, bảo đảm tính xác đáng trong mắt chúng ta. Với tuổi tác, sức yếu, ông với nữ tu Emmanuel là hình ảnh gương mẫu của Giáo hội Pháp. Với sự thẳng thắn, tính hài hước tinh quái nhưng có phần ngây thơ của cả hai, họ làm dịu đi sự khắc nghiệt của những gương mặt chính thức mới của Giáo hội trong những năm 1980 và những năm sau đó. Trước hết, cả hai đều là bậc thầy của Chúa nhân lành. Sống trên thùng rác ở Cairo hay thu gom quần áo cũ không phải là việc ở trong tầm tay mọi người, có bao nhiêu nhà nhân đạo làm được như vậy. Abbé Pierre có chân trong Tiệm ăn của Trái Tim (Resto du Coeur). Nhiều người không tin vào Chúa có thể vui mừng với tín hữu kitô nơi khuôn mặt của lời kêu gọi yêu thương người anh em này.

Nhưng sau đó làm sao để biết sự khác biệt?

Có hai nhận xét cần thiết. Trước hết, chúng ta đừng cho cái ác sẽ thắng. Nếu việc tiết lộ liên tiếp các vụ bê bối làm người dân khó tin tưởng vào linh mục và tu sĩ – và chúng ta có thể hiểu điều này – thì điều này sẽ dẫn đến cám dỗ phán xét vội vàng và bất công. Biện pháp khắc phục ở đây rất đơn giản: chỉ cần các tổ chức của Giáo hội không che giấu những người có hành vi bị pháp luật lên án là đủ.

Thánh nhân, anh hùng hoàn hảo?

Yếu tố thứ hai là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Các vị thánh không phải là những anh hùng hoàn hảo, để họ được cho là ngang hàng với Thiên Chúa khi còn sống. Chúng ta phải chống lại cám dỗ lý tưởng hóa những người làm điều tốt. Như thể họ đang trở thành ngoại lệ và thoát khỏi những khó khăn mà tất cả chúng ta phải đối diện. Sự thánh thiện tiết lộ cho chúng ta thấy qua sự phản kháng và sự dữ đang xâm chiếm tất cả chúng ta, Thiên Chúa sẽ làm việc với chúng ta như thế nào để mang lại công lý và sự thật trên trái đất. Trên bản tin tuần trước, một người đàn ông được Abbé Pierre cứu thoát khỏi cảnh nghèo đói đã tuyên bố: “Chúng tôi xem Abbé Pierre là Chúa, chúng tôi bị rớt từ trên cao.” Sự chính xác trong lời nói của anh không phủ nhận những điều tốt đẹp đã mang lại mà là ảo tưởng chúng ta đã rơi vào. Khốn thay cho những người duy trì nó! Môsê, người bảo vệ lề luật, cũng là người tố cáo các ngẫu tượng, vì chúng làm cho tín hữu quay lưng lại với Thiên Chúa rất gần gũi. Khi khám phá vụ Abbé Pierre: “Chúng tôi tức giận, ghê tởm nhưng không cam chịu.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Abbé Pierre: Bài học từ cú sa ngã

Tổng giám mục  Moulins-Beaufort: Trách nhiệm của Giáo hội trong vụ Abbé Pierre

Vụ Abbé Pierre: “Xã hội không còn chịu được sự toàn quyền của một số người”