Đầy những bất ngờ, Đức Phanxicô bắt đầu hành trình Châu Á và Châu Đại Dương

180

Đầy những bất ngờ, Đức Phanxicô bắt đầu hành trình Châu Á và Châu Đại Dương

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2024-09-04

Đức Phanxicô làm mọi người ngạc nhiên trước năng động của ngài trong ngày đầu khi ngài đến Indonesia. Ngày thứ năm 5 tháng 9 ngài sẽ gặp các nhà lãnh đạo Giáo hội hồi giáo ở quốc gia đông giáo dân hồi giáo nhất thế giới. Chúng ta sẽ không bao giờ hết ngạc nhiên với ngài. Gần 88 tuổi (17 tháng 12), ngày thứ tư 4 tháng 9, Đức Phanxicô khỏe mạnh, không tỏ ra mệt mỏi sau 13 giờ bay đêm từ Rôma đến Jakarta. Ngài có một ngày nghỉ ngơi nên sẽ không có cuộc họp nào được lên lịch trước ngày thứ tư.

Sáng thứ tư, trong lễ tiếp đón chính thức tại dinh tổng thống – 9h30 sáng giờ địa phương, 4h30 sáng giờ Rôma với độ ẩm 30 độ, ngài không tỏ ra mệt mỏi dù ngài vẫn còn đi đứng khó khăn. Bốn giờ sáng là giờ ngài thức dậy, nhiều lần ngài để bài diễn văn đã soạn qua một bên để nói chuyện trực tiếp hoặc nói đùa với các chính trị gia và các nhân vật cao cấp. Ngài chúc mừng Indonesia vì khả năng sinh sản của nước này: “Ở đất nước các bạn, các bạn có ba, bốn hoặc năm đứa con, đây là tấm gương cho nhiều nước khác vì có những nơi người dân thích nuôi chó, nuôi mèo thay vì nuôi con. Chuyện này không thể tiếp tục tốt đẹp được.” Mọi người cười ồ.

Ngày thứ năm 5 tháng 9, Đức Phanxicô đến thăm Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal, Jakarta để dự cuộc họp liên tôn, ngài bày tỏ lòng biết ơn người dân đã nỗ lực hướng tới đối thoại, chung sống hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau.

 Bài diễn văn ngắn hơn

Trước mặt ngài là Tổng thống sắp mãn nhiệm Joko Widodo, ông không tranh cử tiếp vì đã làm hai nhiệm kỳ, ông đứng gần người kế nhiệm Prabowo Subianto được bầu vào tháng 2 và sẽ nhậm chức vào tháng 10, ông Subianto là Bộ trưởng Quốc phòng, ông bị cáo buộc đàn áp đẫm máu trong những năm 1980 khi Indonesia chiếm đóng Timor Leste.

Trong bài diễn văn, Đức Phanxicô không nhắc lại quá khứ đen tối này. Ngài cũng không nêu ra những vấn đề khó khăn như tham nhũng, một vấn đề ngài thường công khai nêu lên trong những chuyến đi khác. Bài phát biểu của ngài cũng ngắn hơn bình thường, cho thấy ban tổ chức đã cẩn thận để ngài không làm việc quá nhiều.

Nước Pháp tuy xa Jakarta nhưng một số đoạn trong bài phát biểu tạo tiếng vang chính trị khi ngài nói “sự cân bằng khôn ngoan và tinh tế mà hành động chính trị phải làm để có hài hòa trong tôn trọng, vì sự đa dạng và tình huynh đệ là mục đích cao cả để phục vụ lợi ích cho mọi người”.

Ngài nhận xét: “Đây là công việc tỉ mỉ và phải tránh những bất bình: “Nhận thức về việc tham dự vào một lịch sử chung, trong đó mọi người đều đóng góp, sự đoàn kết của mỗi bộ phận đối với toàn thể là cơ bản, giúp xác định các giải pháp phù hợp, tránh bất bình, biến phản đối thành hợp tác hiệu quả.”

Trong bối cảnh xã hội Indonesia, ngài dành phần thứ hai bài diễn văn để nói về vai trò của “đối thoại liên tôn”, nhằm khắc phục sự mất cân bằng và tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại ở một số khu vực, chống lại chủ nghĩa cực đoan, tình trạng không bao dung khi tôn giáo bị bóp méo – áp đặt bằng lừa dối và bạo lực. Vì tin vào Thiên Chúa nên ngay cả việc nói ra cũng có thể bị lợi dụng để gây chia rẽ, gia tăng hận thù.

Ngài nhấn mạnh: “Có những khuynh hướng ngăn cản sự phát triển tình huynh đệ phổ quát do thiếu cam kết hiệu quả, thiếu tầm nhìn xa trong việc xây dựng công bằng xã hội. Kết quả: một số người bị bỏ lại bên lề, họ không có phương tiện để sống xứng đáng, không có khả năng tự vệ trước sự mất cân bằng xã hội nghiêm trọng, tạo những xung đột nặng nề ngày càng tăng”.

Vào cuối buổi sáng, Đức Phanxicô đã gặp các linh mục Dòng Tên ở Indonesia, truyền thống trong các chuyến tông du của ngài. Có 200 trong số 320 tu sĩ Dòng Tên ở Indonesia dự cuộc họp. Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro cho biết, ngài rất thoải mái và ấn tượng trước các linh mục Dòng Tên trẻ ở Indonesia.

Cùng bầu khí thân thiện, cùng năng lực tràn đầy, cùng nụ cười, Đức Phanxicô gặp các nam nữ tu sĩ tại nhà thờ Jakarta. Ngài nói đùa với một giáo lý viên, ngài khuyến khích các chủng sinh và dành thì giờ để thảo luận ý nghĩa của việc rao giảng Tin Mừng: “Rao giảng Tin Mừng không có nghĩa là áp đặt đức tin của mình trên người khác, hoặc chống đức tin của người khác, nhưng trao đổi và chia sẻ niềm vui được gặp Chúa Kitô.”

Ngài phát triển chủ đề “tình anh em” qua hình ảnh chiếc cầu: ở quần đảo rộng lớn Indonesia, hàng ngàn cây cầu được xây để lưu thông, và còn hơn thế, hàng ngàn cây cầu này đoàn kết tất cả những người sống ở đó! Một hình ảnh đẹp khác của tình anh em là bức tranh thêu bằng sợi chỉ tình yêu vượt biển, vượt qua rào cản để đón nhận mọi sự trong đa dạng.”

Theo ngài, tình huynh đệ dẫn đến lòng thương xót: “Có những người sợ lòng thương xót, vì họ xem lòng thương xót là điểm yếu, nhưng đây là một nhân đức. Có những người chỉ biết mưu lợi ích cho mình, họ giữ khoảng cách với mọi người, họ không để bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai đụng đến, họ nghĩ như thế họ sẽ được sáng suốt và tự do hơn để đạt mục tiêu của mình. Nhưng đây là một quan điểm sai lầm. Điều thúc đẩy thế giới tiến lên không phải là những tính toán lợi ích – thường kết thúc trong phá hủy và chia rẽ cộng đồng – nhưng điều thúc đẩy thế giới là lòng bác ái. Lòng bác ái không che tầm nhìn thực tế về cuộc sống, nhưng giúp chúng ta nhìn mọi thứ tốt hơn dưới ánh sáng của tình yêu.

Luôn nhiệt thành và năng động, vào cuối buổi chiều Đức Phanxicô gặp các học sinh của “Quỹ Giáo hoàng quốc tế Scholas Occurrentes”, quỹ ngài thành lập để giúp các học sinh ở các khu phố nghèo Buenos Aires.

Sự kiện quan trọng hôm nay: ngài đến đại thánh đường Jakarta ký một hiến chương thỏa thuận giữa Giáo hội công giáo và hồi giáo, sau “văn kiện đầu tiên về tình huynh đệ nhân loại” được ký tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất năm 2019.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Tầm quan trọng của các cử chỉ

Người dân Papua ở Indonesia gởi lời kêu cứu đến Đức Phanxicô

Đức Phanxicô gặp “những ngôi sao sáng” của Giáo hội Jakarta

Chiều thứ năm 5 tháng 9, Đức Phanxicô dâng thánh lễ tại Sân vận động “Gelora Bung Karno” trong bầu khí sôi động “Hoan hô Giáo hoàng!”