Kamala Harris: chiến dịch tranh cử mang lại niềm vui

48

Kamala Harris: chiến dịch tranh cử mang lại niềm vui

Bà Kathleen Bonnette, giáo sư thần học làm việc tại Trung tâm Đức tin và Công lý tại Đại học Georgetown. Bà là tác giả quyển Hy vọng tiến hóa: Con đường tâm linh của gặp gỡ và gắn kết trong một thế giới đang phát triển ((R)evolutionary Hope: A Spirituality of Encounter and Engagement in an Evolving World)

Bà Kathleen Bonnette tuyên bố: chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris mang lại niềm vui, là phụ nữ công giáo, tôi cảm nhận được điều này.

americamagazine.org, Kathleen Bonnette, 2024-08-23

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trên bục của Đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ tại United Center ở Chicago ngày 1 tháng 8-2024. Ảnh OSV News/Brendan Mcdermid Reuters

Tại Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ và trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, bà Kamala Harris nói niềm vui và hy vọng luôn cộng hưởng với nhau. Ông Doug Emhoff gọi vợ ông là “chiến binh vui vẻ”. Trong bài phát biểu trước đại hội, cựu Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã làm mọi người chú ý đến “sức mạnh lan tỏa của hy vọng, mong đợi, nghị lực và niềm vui khi một lần nữa đứng trước một ngày tươi sáng”. Và trong bài phát biểu nhận đề cử của Đảng, bà Harris hứa sẽ “là tổng thống của tinh thần đoàn kết ở mức cao nhất trong nguyện vọng của người dân”.

Gus Walz khóc hãnh diện chỉ vào người cha là ứng cử viên phó tổng thống Tim Walz và kêu lên: “Đây là cha tôi!”

Niềm vui và hy vọng đã trở thành sức mạnh hữu hình trong lòng các đảng viên Đảng Dân chủ – hình ảnh xúc động của Gus Walz khóc khi hãnh diện chỉ vào người cha là ứng cử viên phó tổng thống Tim Walz và kêu lên: “Đây là cha tôi!” Những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt ghi lại cảm xúc gắn kết Đảng để tìm cách đoàn kết đất nước. Tiếng cười của bà Harris đã là chủ đề chế nhạo của cựu Tổng thống Trump và những người cánh hữu khác, nhưng sự hiện diện vui vẻ và nhiệt tình của bà lại khơi dậy hy vọng. Đêm qua, bà ôm chiếc áo khoác và cho thấy sức mạnh thực sự đến từ lòng trắc ẩn và niềm vui, không đến từ thù hận và sợ hãi, theo bà: “Đừng bao giờ để ai nói cho bạn biết bạn là ai. Bạn cho họ biết bạn là ai.”

Là phụ nữ công giáo, tôi nghĩ sự chính trực là quan trọng; dân chủ là công cụ quan trọng để thể hiện phẩm giá con người; các hệ thống dựa trên bóc lột hoặc loại trừ là không công bằng, không bền vững; chỉ có đứng đắn chính trực và lòng tốt là những yếu tố quan trọng của khả năng lãnh đạo.

Lời thề của bà Harris “sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản thiêng liêng của nước Mỹ, từ pháp quyền, bầu cử tự do và công bằng, đến chuyển giao quyền lực một cách hòa bình,” và cam kết của bà trong việc thúc đẩy lợi ích chung – quyền của người di cư, của người LGBT, của phụ nữ và các cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội là liều thuốc an ủi khi những điều này gặp nguy hiểm. Dĩ nhiên là nhiều người công giáo thất vọng vì bà bảo vệ quyền phá thai, nhưng tôi biết ơn vì bà sẵn lòng tin tưởng phụ nữ. Những niềm tin này bắt nguồn từ đức tin công giáo của tôi, và thật vui khi nghe một ứng cử viên tổng thống phát biểu với tấm lòng trắc ẩn.

Tuy nhiên tôi nhận ra 60% người công giáo da trắng (nói chung là 50%) nghĩ khác, họ đồng nhất với Đảng Cộng hòa. Niềm tin của họ cũng phát triển từ đức tin của họ. Như tôi đã trình bày trong quyển sách Hy vọng tiến hóa, chúng ta thường bị cám dỗ “chọn phe và hy vọng phe mình sẽ thắng vì lợi ích của giáo hội”.

Nhưng công lý chỉ có thể thực hiện được qua việc chuyển đổi ý thức, thúc đẩy chúng ta làm việc vì lợi ích chung với lòng trắc ẩn chứ không bằng tức giận, sợ hãi hay mong muốn thống trị “người khác”. Đức Phanxicô nói lên quan điểm này một cách rõ ràng: “Không gia đình nào, không nhóm hàng xóm nào, không nhóm sắc tộc nào, không quốc gia nào có tương lai nếu sức mạnh đoàn kết họ, tập hợp họ để giải quyết những khác biệt của họ là sự trả thù và hận thù.… Không có gì như vậy, nếu đạt được bằng cách này thì cuối cùng mọi thứ sẽ bị mất đi.” Nói cách khác, sự báo thù và bất bình là những động cơ thúc đẩy hư vô, chúng có thể làm chúng ta xúc động lúc này, nhưng chúng ta cần đặt mình vào niềm vui và lòng biết ơn nếu muốn chúng ta muốn có đoàn kết và hòa bình.

Việc xây dựng một thế giới như chúng ta mong muốn phụ thuộc vào việc chúng ta sẵn sàng cảm thông lắng nghe người khác, đặc biệt với những người bị gạt ra ngoài lề xã hội nhất, cũng như việc nuôi dưỡng các mối quan hệ với những cộng đồng nhằm nâng đỡ mọi người. Như cựu Tổng thống Barack Obama đã nói vào tối thứ ba: “Chúng ta cần nhớ tất cả chúng ta đều có những điểm mù, những mâu thuẫn và thành kiến. Và nếu chúng ta muốn thu phục những người chưa sẵn sàng hỗ trợ các ứng cử viên của chúng ta, chúng ta cần lắng nghe mối quan tâm của họ và có thể học được điều gì đó trong quá trình này.”

Trong một thế giới kết nối với nhau, các khuôn mẫu không phù hợp với thực tế nhưng quan trọng chúng ta phải liên tục kiểm tra bản thân để đảm bảo những gì chúng ta đang xây dựng không tái tạo lại các hệ thống thống trị vật chất, mang tính cá nhân vốn có tính hủy diệt và không mang lại sự sống. Chúng ta phải tìm cách xây dựng mà không phá hủy. Như bà Harris nhấn mạnh, “sự tổn hại với bất cứ ai trong chúng ta là sự tổn hại cho tất cả chúng ta” và “không ai trong chúng ta phải thất bại để chúng ta thành công”. Chúng ta có thể tìm thấy niềm vui khi đón nhận sự kết nối này.

Trong cuộc bầu cử này, như bà Harris đã nói, đất nước chúng ta “có một cơ hội quý giá để vượt qua những trận chiến cay đắng, hoài nghi và chia rẽ trong quá khứ, một cơ hội để vạch ra một con đường mới về phía trước… được hướng dẫn bởi lạc quan và đức tin.” Tôi hy vọng người công giáo sẽ chọn hải đăng là niềm hy vọng sống trong sứ mệnh Tin Mừng và mang lại khuyến khích như Đức Phanxicô đã nói: “Niềm vui sinh ra từ lòng trắc ẩn, tình yêu dịu dàng sinh ra từ tin tưởng, khả năng hòa giải bắt nguồn từ việc chúng ta hiểu chúng ta đã được tha thứ và được sai đi.” Một cách để nhận biết liệu chúng ta có phù hợp với tình yêu của Chúa hay không là xem chúng ta có tham dự vào một phong trào gợi lên trong chúng ta Hoa Quả của Chúa Thánh Thần hay không, kể cả niềm vui.

Marta An Nguyễn dịch

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Tại Chicago, đảng viên Đảng Dân chủ là những người có đức tin

Kamala Harris, niềm hy vọng cho nền dân chủ

Kamala Harris, tầm nhìn hướng về tương lai của Hoa Kỳ