Đức tin của các vận động viên Thế vận trên bục vinh quang

28

Đức tin của các vận động viên Thế vận trên bục vinh quang

Novak Djokovic, Cyréna Samba-Mayela, Yemisi Ogunleye… Một số vận động viên có huy chương ở Thế vận hội Olympic đã làm chứng cho đức tin của họ.

lavie.fr, Henrik Lindell, 2024-08-13

Cyréna Samba-Mayela, huy chương bạc 100 mét vượt rào ngày 10 tháng 8 năm 2024 tại Thế vận hội Paris.  OLIVIER ORSAN/MAXPPP

Thể thao và đức tin phối hợp tốt đẹp với nhau. Các vận động viên đã làm dấu thánh giá, chắp tay cầu nguyện nói lên đức tin của họ trước công chúng khi biết mình được huy chương. Trong một cuộc họp báo, vận động viên ném bóng người Đức Yemisi Ogunleye đã hát bài thánh ca tạ ơn Chúa, cô cho biết, nhờ ơn Chúa, cô đã kiên trì vượt thử thách. Cô Cyréna Samba-Mayela, huy chương bạc 100 mét vượt rào, người duy nhất mang huy chương môn điền kinh về cho nước Pháp đã tạ ơn Chúa trên đài truyền hình France TV: “Không có đức tin, tôi sẽ không chiến thắng.” Vận động viên Serbia Novak Djokovic đã quen tạ ơn Chúa sau mỗi chiến thắng, ông chỉ còn thiếu huy chương vàng tại Thế vận hội và năm nay ông đã có được.

Không có một cử chỉ hay một một chỉ trích nào dù nhỏ nhất trong những chứng từ này. Họ đã có tác động tích cực đến khán giả ngoài kitô giáo.

Một hiện tượng ngày càng tăng

 Ông Arnaud Bouthéon, tác giả quyển sách Như môn thể thao của Chúa (Comme un sports de Dieu, nxb. Salvator) vui mừng: “Những biểu hiện của các vận động viên đã trở nên phổ biến, không còn gây tranh cãi và giới truyền thông cũng không chế giễu họ. Đó là hiện tượng tự nhiên ngày càng tăng, các vận động viên nói lên đức tin của họ trước hoặc sau cuộc thi, không tự hào, không tuyên truyền thì không có lý do gì để họ bị chỉ trích.”

Ông cho biết, Thế vận hội cởi mở với tôn giáo hơn hội Bóng đá Quốc tế. Thế giới thể thao đã vượt lên bao nhiêu thử thách khó khăn. Đức tin được thể hiện vì tôn giáo mở cánh cửa dẫn đến siêu nhiên.

Đức tin mang đến một không gian tự do nội tâm

Nhưng vì sao có một số vận động viên cần nói lên đức tin của mình? Theo ông Bouthéon, đó là việc tạ ơn Chúa Giêsu, Đấng làm cho họ thực hiện được mơ ước của họ. Ông nhắc lại vai trò đặc biệt đức tin có thể có nơi một số vận động viên: “Để là một vận động viên cấp cao, bạn phải có kỷ luật sống, phải làm việc cật lực về bản thân, về nội tâm. Các vận động viên thường trải qua những giai đoạn vô cùng đau khổ và chán nản. Để kiên trì, họ phải có tinh thần khổ hạnh, có gia đình hoặc cộng đồng hỗ trợ. Trong bối cảnh này, chắc chắn đức tin bổ sung cho tâm hồn. Nhiều vận động viên nói đức tin mang lại không gian tự do nội tâm cho họ.”

Tự do nội tâm này rất cần thiết vì các vận động viên thường bị tổn thương, bị ám ảnh bởi thành tích, đôi khi họ có những khuyết điểm tự ái: “Mong manh, loạn thần kinh, chịu áp lực của những người xung quanh. Nhiều người trong số họ thấy đức tin và cộng đồng đã giúp họ. Đức tin có khả năng an ủi, giải thoát bản thân khỏi những ám ảnh phải làm cho bằng được. Họ tự nhủ: Tôi cống hiến tất cả vì một thực tế vượt xa cái tôi của tôi. Vào ngày thi đấu, họ có thể tập trung nhưng đồng thời họ cũng được giải phóng. Và vì họ đặt tin tưởng vào một thực tại cao cả hơn nên may rủi không phá hủy được mọi thứ.”

Các vận động viên đã tập luyện gian truân trước khi bước lên bục vinh quang. Yemisi Ogunleye vô cùng nghi ngờ bản thân, Cyréna Samba-Mayela là nạn nhân của Covid kéo dài năm ngoái, khả năng của cô bị giảm rất nhiều. Novak Djokovic, 37 tuổi, phải mổ hai tháng trước và năm nay chưa vô địch giải lớn nào. Vì thế các vận động viên có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng họ cho biết họ tìm thấy đức tin trong Chúa Giêsu, nguồn lực cần thiết để họ kiên trì, họ muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch