Đức Phanxicô và giáo hoàng sắp đến
mondayvatican.com, Andrea Gagliarducci, 2024-03-04
Có lẽ vấn đề lớn nhất với chân dung giáo hoàng tiếp theo do Demos II đề nghị dường như là một phần của một thế giới ngoài lề. Cũng như Đức Phanxicô khó nắm bắt các quyết định của ngài, Demos trở nên kém cụ thể hơn ngài, trong khi ngài, ngài cố gắng điều hành một cách cụ thể hơn.
Hồng y ẩn danh tự cho mình là Demos II sợ công khai, dù hoặc có thể bày tỏ quan điểm được nhiều hồng y trong Hồng y đoàn chia sẻ. Điều này cho chúng ta biết nhiều điều về thời đại, nhưng nó để lại một câu hỏi: Demos II là ai?
Thế mà tài liệu do Demos ký đã được lưu hành giữa các hồng y năm 2022, trong đó nêu bật những vấn đề quan trọng của triều giáo hoàng hiện nay nỗ lực tạo cơ sở cho các hồng y thảo luận. Hóa ra Demos không ai khác chính là hồng y George Pell, như ông Sandro Magister đã tiết lộ sau cái chết bất ngờ của hồng y người Úc.
Ngày 29 tháng 2, báo La Nuova Bussola Quotidiana đăng một tài liệu mới của một hồng y tự xưng là Demos II, tài liệu này nói đây là biểu hiện của nhiều người trong Hồng y đoàn và bên ngoài, đang đấu tranh để biết tình trạng thực tế bây giờ, hầu có thể hiểu triều giáo hoàng sắp tới sẽ như thế nào. Vậy thì xét theo nghĩa đen, Demos II là một vị hồng y nắm rõ nhịp đập của Hồng y đoàn.
Demos II nói gì?
Demos II là một tài liệu ngắn yêu cầu tái khẳng định những chân lý về đức tin và giáo lý đã bị pha trộn với những quan niệm có hại về lòng trắc ẩn, nhằm khôi phục khoa chú giải của tính liên tục và thực hiện tính tập thể thực sự trong các quyết định.
Demos II phàn nàn giáo hoàng thường ban hành luật bằng tự sắc và các hồng y hiếm khi có thể cùng nhau thảo luận các vấn đề có tính chất chung. Kết quả là mật nghị tương lai sẽ diễn ra mà các hồng y không biết ai là người ngồi cạnh họ, với tất cả những khó khăn mà việc bầu chọn giáo hoàng mới kéo theo trong trường hợp này.
Đó là những chủ đề được tranh luận rộng rãi, được viết đen trắng ở dạng có thẩm quyền, hoàn hảo về mặt giáo lý, chứng tỏ đây là những chủ đề được chia sẻ.
Lý do tại sao các tài liệu như Demos I và Demos II lại xuất hiện là điều dễ hiểu. Các hồng y đã trải qua kinh nghiệm với Đức Phanxicô, người được bầu trong tình trạng khẩn cấp, trước làn sóng cảm xúc của vụ từ chức chưa từng có và áp lực của giới truyền thông, trong mong muốn thúc đẩy câu chuyện của Giáo hội. Sự lựa chọn giáo hoàng Phanxicô có thể mang lại một chút không gian cho Giáo hội thở, giúp Giáo hội có một số chỗ đứng trong dư luận.
Các hồng y muốn có người thực hiện những cải cách về cơ cấu, nhưng không mang tính cách mạng; trước hết là một ứng viên đưa bộ máy và hình ảnh Giáo hội trở lại đúng hướng.
Nhưng Đức Phanxicô đã giải thích nhiệm vụ cải cách của mình theo cách hoàn toàn mang tính cá nhân, giống như bộ máy của ngài cho đến nay vẫn mang tính cá nhân. Ngài mang tinh thần và ý tưởng của ngài nhưng áp đặt chúng bằng sức mạnh, thường can thiệp cá nhân vào những vấn đề mà ngài không thể can thiệp (như cải cách Dòng Malta). Ngài tạo chia rẽ rõ ràng giữa Giáo hội cũ và Giáo hội sau này. Ngài chia rẽ, gây ra tranh luận và thể hiện mình theo cách độc đoán mà Demos II đã nói đến.
Vì vậy, những tài liệu này là thông tin cần thiết đầu tiên, một loại phương hướng cho cuộc tranh luận sẽ diễn ra trong các phiên họp chung hoặc trong các cuộc họp tiền mật nghị. Tại sao lại cần những tài liệu này?
Trước hết, những người viết tài liệu này lo sợ các cuộc thảo luận sẽ bị thao túng. Gần như ngay lập tức, Đức Phanxicô nổi lên như một ứng viên nặng ký, thu hút các hồng y Bắc Mỹ về tính cách và khu vực địa lý. Không phải tất cả các hồng y Bắc Mỹ đều thích ngài, nhưng nhiều hồng y đã thích. Sau 11 năm làm giáo hoàng, mong muốn không lặp lại lịch sử – hay sai lầm, như một số người gọi – là điều hiển nhiên.
Người ta lo giáo hoàng Phanxicô sẽ thay đổi các quy tắc mật nghị, nhất là thay đổi các quy tắc thảo luận chung, loại các hồng y không được bỏ phiếu trong mật nghị và có thể đòi hỏi các hồng y tập hợp thành nhóm do một người điều hành chỉ đạo.
Tài liệu này vượt mọi định hướng nào có thể có của Mật nghị do “những người bảo vệ cuộc cách mạng” của Đức Phanxicô.
Cuối cùng là sự thất vọng, và đó là sự thất vọng trước hết trong thế giới Anglo-Saxon. Demos đầu tiên là của hồng y Pell, và Demos II (không có gì ngạc nhiên, vì tên Demos vẫn tiếp nối với tài liệu trước đây) dường như cũng đến từ môi trường Anglo-Saxon.
Tâm lý này thấm sâu vào văn bản; tài liệu đi xa đến mức yêu cầu một tổ chức mới và sự minh bạch thực sự về tài chính; yêu cầu một giáo hoàng ít đi các chuyến đi quốc tế và cam kết hơn trong việc sắp xếp lại chính quyền và tài chính của Giáo hội. Tài liệu nhấn mạnh, Giáo hội không phải chế độ dân chủ hay chuyên chế; không thể được đọc với tiêu chuẩn xã hội học, nhưng với các tiêu chuẩn thiêng liêng.
Tuy nhiên, tài liệu dường như tập trung vào các vấn đề dành cho các chuyên gia. Đúng là mật nghị sẽ dành cho các chuyên gia; vì thế tài liệu không phải là không phù hợp cho những người đọc nó. Tuy nhiên, khi đọc văn bản, dường như thiếu một cái gì đó.
Ở thời điểm này, chúng tôi nhận ra, tính chất ngẫu nhiên trong bộ máy của Đức Phanxicô bị phản đối bằng một ngẫu nhiên khác. Demos II đưa ra những ví dụ cụ thể và những chọn lựa cụ thể: sự rõ ràng trong giáo lý là một trong những điều này.
Tuy nhiên, tài liệu Demos II dường như tách rời khỏi thực tế.
Chẳng hạn, Demos II yêu cầu giáo hoàng ít tông du hơn hoặc bắt đầu lại từ việc giải thích về tính liên tục và thần học về thân xác. Từ một quan điểm nào đó, thật dễ dàng để ủng hộ những loại đề nghị này.
Nhưng, có thể nào một triều giáo hoàng tổng thể và toàn cầu hóa hiện nay lại không cần di chuyển để điều hành Giáo hội hay không? Chính quyền này của Giáo hội, luôn được kiểm soát, có khác gì chính quyền của Đức Phanxicô không?
Còn thần học thân xác không phải là giản lược – đúng là chúng ta cũng nói về ân sủng, về Chúa Giêsu Kitô là con đường cứu rỗi duy nhất, về giáo lý như sự trợ giúp cho tín hữu – thì vấn đề hiện nay vẫn nằm ở việc loan báo.
Câu hỏi thực sự là liệu một văn bản như vậy có phải là chủ nghĩa phòng thủ hay không và liệu, thay vì phân tích gay gắt, chuyên biệt, chi tiết và ngụy biện, một văn bản có cái nhìn tích cực về tương lai, vào việc tái thiết, vào khả năng của Giáo hội có tốt hơn không? Không phủ nhận những vấn đề hiện tại nhưng để khắc phục chúng, nhìn xa hơn và bắt đầu xây dựng lại.
Tài liệu nói về việc tổ chức lại Giáo hội cũng dùng cùng một thuật ngữ như Đức Phanxicô, tôi dám nói rằng, cùng một thuật ngữ xã hội, chỉ được nhìn từ góc độ ngược lại. Đó là hai thế giới không gặp nhau, nhưng lại là hai thế giới hiện diện và sống động trong Giáo hội, và cả hai phải được hòa giải một cách nào đó.
Vậy ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo?
Chắc chắn, đó là người có đức tin, người tin vào Chúa Giêsu Kitô và sự hiện diện cứu độ của Ngài. Người ưu tiên cho việc loan báo Tin Mừng. Có phải đây là người không xem quá khứ như một thứ gì đó chỉ để bỏ đi nhân danh một thế giới mới, nhưng là người biết cách tận dụng tốt nhất mọi kinh nghiệm của Giáo hội không?
Ngay cả các hồng y sẽ gặp nhau trong mật nghị cũng có thể sẽ xem xét những thông báo tích cực hơn là những thông báo tiêu cực. Họ sẽ cố gắng thêm vào thay vì loại đi. Có lẽ trước tiên họ sẽ tìm kiếm người thể hiện sức thu hút để vượt qua mọi lời nói huênh hoang thực tế bằng đức tin và lương tâm.
Trong phân tích cuối cùng, Demos II chỉ nêu bật điều mà nhiều nhà quan sát kỹ lưỡng của triều giáo hoàng đã nhấn mạnh trong một thời gian. Tuy nhiên, đồng thời, tài liệu này không nên ảnh hưởng quá nhiều đến mật nghị tiếp theo.
Lần tiếp theo, bất cứ khi nào nó diễn ra, có thể sẽ là một cuộc họp đầy bất ngờ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Giáo hoàng còn sống nhưng đàn kền kền đã bắt đầu bay lượn trên trời