Với Thượng hội đồng, những gì tồn tại và những gì thay đổi
fr.aleteia.org, Paul Airiau, 2023-10-14
Phiên họp Thượng hội đồng ngày thứ bảy 14 tháng 10 tại Hội trường Phaolô VI
Ánh sáng lịch sử cho phép chúng ta thấy Thượng hội đồng về tương lai của Giáo hội, trong mong muốn thay đổi bắt nguồn từ đặc thù công giáo như thế nào. Sử gia Paul Airiau nêu ra nguy cơ chứng kiến một chủ nghĩa giáo quyền mới xuất hiện. Theo các nhà sử học, luôn là một thích thú khi xem đi xem lại lịch sử công giáo để cân nhắc xem điều gì sẽ tồn tại và điều gì sẽ thay đổi. Và Thượng hội đồng hiện nay về tính đồng nghị xác nhận rõ ràng điều này, khi chúng ta so sánh với Công đồng Vatican Ⅱ, dù thượng hội đồng cho rằng, đây chỉ là một biến cách trên quy mô phổ quát của hình thức đồng nghị cấp giáo phận.
Dù ngài quyết định triệu tập một công đồng như từ một cảm hứng tiên tri, nhưng Đức Gioan XXIII cũng nghiên cứu những suy nghĩ trước đó của Đức Piô Ⅺ và Đức Piô XII, các giáo hoàng đã muốn hoàn thành Công đồng Vatican đã bị gián đoạn vì chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870. Đây cũng là lập luận của những tác động trong việc tăng cường quyền lực giáo hoàng và giáo triều, được biểu tượng qua việc công bố tín điều bất khả ngộ của giáo hoàng (1870) và việc ban hành bộ giáo luật (1917), với những thay đổi chính trị-xã hội và mục vụ của tiền bán thế kỷ 20.
Dưới sự kiểm soát của giáo hoàng
Về phần Đức Phanxicô, ngài muốn củng cố hiệu quả của khoảng 1.400 thượng hội đồng và các đại hội giáo phận được tổ chức, nhất là từ những năm 1983. Dù ngài không tổ chức một thượng hội đồng ở Buenos Aires, nhưng trên thực tế, thông báo về thượng hội đồng này đã làm ngưng trệ tất cả các thượng hội đồng địa phương, hơn một nửa các giáo phận chưa bao giờ được “thượng hội đồng hóa” dưới hình thức này hay hình thức khác, 55% của các hội nghị này được tập trung ở chín nước (Pháp, Ý, Hoa Kỳ, Brazil, Ba Lan, Phi Luật Tân, Indonesia, Tây Ban Nha, Mexico), và số lượng trung bình các đại hội thượng hội đồng đã giảm đáng kể kể từ năm 2012-2013, ngài hiểu việc thượng hội đồng hóa của Giáo hội triệt để nhấn mạnh đến sự hội nhập văn hóa, đa nguyên hóa và giao dịch với tính hiện đại bắt đầu từ công đồng Vatican Ⅱ.
Đúng hơn, tình hình hiện tại phản ánh một mong muốn rõ rệt, quay trở lại thời kỳ các phương thức tranh luận của công giáo khác biệt hoàn toàn với các phương thức của xã hội.
Về vấn đề này, sự kiểm soát của Đức Phanxicô với hoạt động này mạnh hơn nhiều so với Đức Gioan XXIII, người đã cho phép Giáo triều đưa ra các văn bản đệ trình lên các Nghị phụ công đồng. Việc sàng lọc các cuộc tham vấn của các giám mục đã dẫn đến sự phù hợp về mặt thuật ngữ và khái niệm với sự không khoan nhượng của huấn quyền trong những năm 1794-1960. Chính các giám mục đã gây ra một biến động khi khai mạc phiên họp đầu tiên, qua hành động phối hợp áp đặt lên việc điều hành công đồng, với sự cho phép của giáo hoàng. Ngược lại, với Thượng hội đồng năm 2023, việc sàng lọc các đóng góp địa phương do cơ quan quản lý Thượng hội đồng tự tổng hợp trên quy mô quốc gia và sau đó là quy mô lục địa, tạo ra một Tài liệu làm việc, Instumentum lab hoàn toàn phù hợp với những lời của Đức Phanxicô.
Việc duy trì sự độc lập của giáo hoàng đối với các kết quả cuối cùng của thượng hội đồng xác nhận việc từ chối làm theo mô hình của các nền dân chủ tự do.
Các thượng hội đồng, được lựa chọn theo một quy trình phức tạp, trong đó ảnh hưởng của giáo hoàng đặc biệt thể hiện trong trường hợp của những người không thuộc hàng giáo phẩm và sự hiện diện của họ mà ngài đã đơn phương quyết định, liệu họ có hành xử giống như các giám mục năm 1962, mà chúng ta không mong chờ họ áp đặt như vậy, vì họ có mối quan hệ lâu đời với đường lối giáo hoàng không? Có lẽ một ngày nào đó chúng ta sẽ biết, liệu việc ngăn chặn thông tin – được biện minh bằng lập luận thiêng liêng và được thực hiện bằng các thủ tục tranh luận được cho là để đảm bảo hiệu quả tổng thể của nó, một nỗ lực đáng kinh ngạc nhằm kiểm soát thông tin và ý kiến trong thời điểm chúng được lưu hành sôi nổi – cũng chịu chung số phận như năm 1962, nghĩa là bị nổ mìn thường xuyên. Sự bất lực của giáo quyền và công đồng trong việc kiểm soát thông tin sau đó đã cho phép một “công đồng hóa” của Vatican II, thông qua biên niên sử báo chí, các thư từ riêng tư, các diễn đàn báo chí và nhiều báo cáo khác nhau. Đó là sự quay trở lại tình hình của công đồng Vatican I, khi các cuộc tranh luận về quan điểm thần học-mục vụ đã diễn ra công khai và căng thẳng kể từ khi công đồng được công bố, trước khi tình trạng đóng cửa thông tin bao trùm Tòa thánh vào cuối thế kỷ 19. Đúng hơn, tình hình hiện tại phản ánh một mong muốn rõ ràng là quay trở lại thời kỳ mà các phương thức tranh luận của công giáo khác biệt hoàn toàn với các phương thức của xã hội.
Tính đặc thù của công giáo
Vì thế đây là một tái khẳng định đáng kinh ngạc về tính đặc thù của công giáo vốn tự biểu hiện, về “sự thay đổi hiện đại” hơn là tính phản hiện đại, Tài liệu làm việc đang thể hiện điều này khá rõ ràng, đồng thời nó đặt câu hỏi về các mối quan hệ có thể có của các tiến trình đồng nghị với “dân chủ có sự tham gia”. Nhưng việc duy trì sự độc lập của giáo hoàng đối với các kết quả cuối cùng của thượng hội đồng xác nhận việc từ chối làm theo mô hình của các nền dân chủ tự do.
Giáo hội có thể thấy sự xuất hiện, cùng với những người đã tồn tại, các giáo sĩ mới, những “người phụ trách truyền giáo”, những nhà hoạt động của các cơ cấu ít nhiều ra quyết định, và của những người tham gia tự nguyện.
Tuy nhiên, việc nâng giá trị tính đồng nghị rõ ràng cho thấy sự vướng mắc giữa các thực tại giáo hội và thực tế chính trị, các lập luận về phẩm giá của những người đã được rửa tội biện minh cho sự liên kết của họ với chính quyền giáo hội có thể được so sánh với các lập luận về phẩm giá của người nghèo và khả năng tự chăm sóc bản thân của họ, hay của những người về sự cần thiết của một tham gia rộng rãi hơn của người dân trong quá trình ra quyết định. Chúng ta thậm chí có thể hình dung việc thượng hội đồng hóa Giáo hội với kế hoạch nhân rộng các mục vụ và mong muốn thu hút nhiều hơn những người đã được rửa tội, sẽ dẫn đến xu hướng bao trùm mà nhà xã hội học Robert Michels đã quan sát trong Đảng Dân chủ Xã hội Đức vào đầu thế kỷ 20: sự xuất hiện và cơ cấu của các chuyên gia quản lý hành chính cần thiết để đạt hiệu quả, sự đầu tư khác biệt của các nhà hoạt động và thành viên để trao thêm một số quyền hạn.
Một chủ nghĩa giáo quyền mới?
Một điểm nghịch lý, khi Đức Phanxicô và một số người công giáo muốn thúc đẩy một động lực bành trướng đạo công giáo qua việc hội nhập ngày càng tăng của các thành viên vốn đã tích cực của mình, thì Giáo hội lại thấy xuất hiện, bên cạnh những người đã tồn tại (hàng giáo sĩ mục vụ, các tu sĩ nam nữ), các giáo sĩ mới, những “người quản lý sứ vụ” (trên thực tế đã tồn tại), những nhà hoạt động của các cơ cấu ra ít nhiều ra quyết định (đã hoạt động một phần) và của những người tham gia tự nguyện. Do đó, chủ nghĩa giáo sĩ trị có thể có một tương lai tươi sáng phía trước. Nhưng chúng ta có nên ngạc nhiên không, khi lưu ý rằng kể từ cuối thế kỷ thứ 8, và thậm chí còn hơn thế nữa kể từ những năm 1920, Giáo hội đã dành phần lớn thời gian để suy nghĩ về chính mình và không ngừng làm việc lại chính mình, như một loại bù trừ cho sự suy giảm ảnh hưởng xã hội của mình?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch