Vì Đức Phanxicô đã nói đến một Giáng sinh buồn
interris.it, Richard Christian, 2022-12-24
Đức Phanxicô thăm Campidoglio ngày 26 tháng 2-2019 / ảnh lưu trữ Samantha Zucchi/Insidefoto
Chuẩn bị lễ Giáng sinh và hình dung làm sao Đức Phanxicô chuẩn bị năm 2022 với cuộc chiến tranh thế giới mới, ít nhiều từng mảnh, một cuộc chiến đặc biệt giữa các tín hữu kitô đến mức không thể có được một hưu chiến vào dịp lễ Giáng sinh, theo tôi đó là những gì thấy rõ trong những ngày chờ đợi, chuẩn bị này. Những nét giúp tôi hiểu rõ hơn vì sao ngài lại nói một Giáng sinh buồn cho những gì đang xảy ra ở Ukraine và trong rất nhiều cuộc xung đột khác.
Với tôi, điểm nhấn mạnh quan trọng đầu tiên là câu ngài nói trong buổi tiếp kiến chung thứ tư tuần trước: “Nhiều khi chúng ta có một khái niệm lệch lạc về Thiên Chúa, xem Ngài như quan tòa cáu kỉnh, một thẩm phán nghiêm khắc, sẵn sàng bắt chúng ta làm này làm kia”. Đó có phải là thẩm phán của những người cảm thấy mình có thiên chức đánh bại cái ác và áp đặt cái thiện, biến đây thành cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa những đứa con của Ánh sáng và những đứa con của Bóng tối đó không?
Ý tưởng này đã đồng hành cùng chúng ta trong nhiều thế kỷ, và có lẽ vào thời điểm đó, chúng ta có thể cảm thấy cần một Chúa như thế, tôi không biết, nhưng tôi có thể tưởng tượng như vậy. Nhưng bây giờ, tôi khá chắc chắn suy nghĩ này sẽ tạo vấn đề lớn, vì mối quan hệ thất bại giữa chúng ta và các thể chế chủ yếu dựa trên sự đảo ngược này đã diễn ra qua nhiều thế kỷ: giống như Chúa, mọi chính quyền chúng ta xây dựng đều là chính quyền thẩm phán cáu kỉnh, nghiêm khắc, sẵn sàng loại chúng ta ra ngoài. Đó là vấn đề, nhưng tại sao nó lại sai? “Chúa Giêsu trên thập giá không làm ai sợ, Ngài là hình ảnh của sự bất lực hoàn toàn và đồng thời là tình yêu trọn vẹn nhất, có khả năng đối diện với bất kỳ thử thách nào của chúng ta”. Nhìn Chúa theo cách này, với những người không tin, rõ ràng chúng ta không có một người bạn đáng tin cậy, chân thành và an toàn. Có lẽ đây là lý do vì sao chúng ta nói về phi kitô-hóa: tất cả chúng ta đều cần một người như người bạn, có khả năng đối diện với mọi thử thách của chúng ta, nhưng theo thời gian, chúng ta tin chắc điều này không tồn tại, không thể có được. Vì thế, chúng ta thiếu một điều kiện tiên quyết để hiểu được những gì đã mất khi chúng ta bỏ những gì được cho là không thể thiếu. Vậy lời loan báo Tin Mừng sẽ ở đâu nếu không có người bạn có khả năng đối diện với mọi thử thách cho chúng ta ngày nay? Việc ghi nhận phi-kitô giáo của nhiều cơ quan trong văn hóa chúng ta cũng phụ thuộc vào điều này: loan báo Tin Mừng ở đâu trên thế giới quanh chúng ta? Có nó không?
Một Giáng sinh không có loan báo sẽ đáng ngạc nhiên, nhưng lễ Giáng sinh với chủ nghĩa tiêu dùng này cũng làm chúng ta không hiểu mình tặng quà cho ai và tại sao. Để chứng tỏ mình yêu những người sẵn sàng đối diện với bất kỳ thử thách nào? Có thật không?
Câu thứ hai tạo ấn tượng cho tôi là câu ngài chúc Giáng sinh Giáo triều Rôma, tôi muốn nói đến câu ngài nhắc, “60 năm sau Công đồng, Công đồng đã mở cánh cửa cho một hoán cải để hiểu rõ hơn Tin Mừng và làm cho Tin Mừng sống động, hoạt động trong thời điểm lịch sử này. Như thế chúng ta phải ở lại đó, bất động, tin chắc chúng ta đã đến nơi vĩnh cửu ư? Suy tư hiện nay về tính đồng nghị của Giáo hội phát sinh chính xác từ xác tín rằng hành trình tìm hiểu sứ điệp của Chúa Kitô không bao giờ kết thúc và liên tục thách thức chúng ta”. Và đó là tâm trạng chúng ta trong lễ Giáng sinh này, với sự an ủi của một người bạn sẵn sàng làm mọi thứ cho chúng ta; là đi tìm, hoán cải, không bao giờ kết thúc. Tóm lại, đó là cải cách phụng vụ, Giáo hội là đồng nghị. Chủ tế không còn là người dẫn đường cho người không biết, nhưng quy tụ họ chung quanh bàn tiệc Thánh Thể, nơi họ cử hành cùng nhau. Và nếu họ cử hành cùng nhau, liệu có thể nào lại là một Giáo hội không công nghị sao?
Truyền ý tưởng về tính đồng nghị này cho các xã hội bị phân mảnh, rời rạc của chúng ta sẽ là một cách mới để hiểu ý tưởng của chúng ta về dân chủ. Không còn sự hiện diện của một quan tòa cáu kỉnh, mà là của anh em chúng ta trong hành trình xã hội để cùng nhau tiếp tục đi. Đó là lý do vì sao tôi đồng ý với điều ngài nói ngay sau đó: “Văn hóa hòa bình không chỉ được xây giữa các dân tộc và giữa các quốc gia. Nó bắt đầu từ trái tim của mỗi chúng ta. Khi chúng ta phải chịu đựng những cuộc chiến tranh khốc liệt và bạo lực, chúng ta có thể và phải đóng góp cho hòa bình bằng cách cố gắng nhổ tận gốc mọi gốc rễ hận thù và oán hận với anh chị em sống bên cạnh chúng ta”. Vì thế tính đồng nghị xã hội và giữa các dân tộc, đối với tôi như một điều không tưởng mới mà thế giới đang toàn cầu hóa các vấn đề, không trong các giải pháp cần, không cần tuyên bố xóa bỏ những khác biệt của chúng ta, mà là hài hòa chúng. “Nếu đúng là chúng ta muốn chiến tranh chấm dứt và nhường chỗ cho hòa bình, thì mọi người hãy bắt đầu từ chính mình. Thánh Phaolô cho chúng ta biết rõ lòng nhân từ, thương xót và tha thứ là liều thuốc chúng ta dùng để xây dựng hòa bình”.
Thật thú vị khi ghi nhận, một người theo chủ nghĩa tự do như Isaiah Berlin, nhiều năm trước đã thấy, bất cứ ai tuyên bố xây dựng một xã hội hoàn hảo sẽ nghĩ đến công lý hoàn hảo, không có tình tiết giảm nhẹ. Một công lý mà theo ông sẽ ngăn cản lòng khoan dung. Đó là điều mà Cha Paolo Dall’Oglio đã nói với chúng tôi nhiều năm trước: “Tôi nói với tư cách là tín hữu kitô: điều lành mạnh nhất mà hồi giáo đã mang lại cho chúng ta là đã đánh bại chúng ta trong việc thiêng liêng hóa quyền lực. Hồi giáo ngăn chận hoài bảo kitô giáo xây dựng một xã hội hoàn hảo, cuối cùng và cánh chung. Đã có trong nghệ thuật thời Trung cổ và Phục hưng, Chúa Kitô được thể hiện như một hoàng đế. Sau đó, Phản-Kitô giống Ngài trong các dấu hiệu của quyền lực. Mầu nhiệm về sự khiêm nhường của Thiên Chúa trở thành biểu tượng quyền lực”.
Đây là lý do vì sao theo tôi, linh mục Antonio Spadaro đã cho thấy trong bài báo mới nhất của ngài về cuộc khủng hoảng và tương lai Giáo hội, chính là trọng tâm hành trình Giáng sinh mà tôi cố gắng mô tả: “Không nên xem ký ức là bất biến. Nếu quá khứ quyết định hiện tại, là vì nó lần lượt được tiếp nhận và sau đó được hiện tại tái tạo. Một ‘hoán cải’ sâu sắc chỉ có thể có được nếu quá khứ chưa quyết định và chưa bị loại bỏ hoàn toàn khỏi khả năng hành động. Quá khứ phải để ngỏ. Đó là ‘tuổi trẻ’. Không phải là tình trạng thoáng qua, cũng không phải là nỗi nhớ bị rượt đuổi một cách vụng về và vô vọng như trên thảm cuốn. Tuổi trẻ là không che đậy quá khứ, để mở cho những diễn giải (và xung đột của chúng). Vì sao? Vì ký ức về trải nghiệm sống trong quá khứ có được trong hiện tại một ý nghĩa bất ngờ, nhưng hiện tại và hiệu quả, theo hướng kỳ vọng vào tương lai. Tôn giáo cũng là việc đọc lại, đọc lại, một suy nghĩ lại về kinh nghiệm”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Vì Đức Phanxicô đã nói đến một một Giáng sinh buồn