Cái bắt tay của giáo hoàng Phanxicô
Ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo?
Đức Phanxicô chào hồng y niên trưởng Hồng y đoàn Giovanni Battista Re ngày 23 tháng 12-2021
mondayvatican.com, Andrea Gagliarducci, 2022-06-06
Chuyện gì sẽ xảy ra hôm nay ở Giáo triều la-mã (điều kiện bắt buộc: tin đồn là tin đồn, mọi thứ có thể thay đổi trong chốc lát), là một cú sốc và là đòn dứt khoát của giáo hoàng Phanxicô cho Giáo triều và cho chính sách của các bộ. Ngày 5 tháng 6, Tông hiến Praedicate Evangelium có hiệu lực, và do đó giáo hoàng sẽ bổ nhiệm lại tất cả các người đứng đầu bộ.
Các cuộc hẹn là cần thiết. Có một Giáo triều hoàn toàn mới, với các nhiệm vụ khác nhau, vì thế phải xác nhận và công bố những ai còn ở lại chức vụ của họ. Mọi thứ bắt đầu từ đầu. Dĩ nhiên nếu tin đồn được xác nhận, ngày thứ hai 6 tháng 6 sẽ được ghi nhớ như một trong những ngày cải tổ lớn nhất của Giáo triều la mã từ xa xưa cho đến nay.
Đức Phanxicô sẽ cử hồng y Luis Antonio Tagle đứng đầu Bộ Giám Mục thay cho hồng y Marc Ouellet đã 77, như thế đã quá hai năm tuổi về hưu.
Do đó hồng y Tagle sẽ không còn đừng đầu bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc. Giả sử, người phó là một tổng giám mục, Rino Fisichella, thì sẽ có thể được thay thế bằng một tổng giám mục khác. Có lẽ tổng giám mục Giampietro Dal Toso, hiện là thư ký của bộ Loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.
Bộ Giáo dục và Văn hóa công giáo sẽ về tay hồng y Tolentino Mendonça, ngài cũng sẽ là người giữ chức vụ Thủ thư và Lưu trữ của Tòa Thánh.
Hồng y Paolo Lojudice sẽ được đưa về Rôma với tư cách là đại diện của giáo hoàng. Hồng y Angelo de Donatis sẽ thay thế hồng y đại diện đương nhiệm Mauro Piacenza đã 77 tuổi. Và chưa biết ai sẽ đứng đầu Bộ Giáo lý Đức tin. Ứng viên hiển nhiên vẫn là tổng giám mục Charles J. Scicluna, người ngài không nằm trong danh sách các tân hồng y của Đức Phanxicô công bố ngày 29 tháng 5. Không có lý do gì cho rằng tân tổng trưởng phải là một hồng y. Tuy nhiên, cũng đúng vì có lần Đức Phanxicô đã nói, ngài muốn Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin phải là một hồng y vì họ đại diện cho hai cánh tay của giáo hoàng, đó là đức tin và đức ái.
Một số người nói hồng y Y Tagle sẵn sàng ở chức vị tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin (ai là người đứng đầu Bộ Giám mục sẽ xác định sau). Một số người nghĩ đến giáo hoàng sẽ làm ngạc nhiên, ngài có thể ban hành một “phụ lục” danh sách các hồng y. Dù sao ngài cũng đã thông báo công nghị ba tháng trước, vì thế vẫn còn nhiều thời gian. Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên: năm 2001, Đức Gioan Phaolô II đã làm điều tương tự và đã trở thành sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử gần đây.
Nhưng cũng có những bộ khác liên hệ. Hồng y Leonardo Sandri, đứng đầu Bộ Giáo hội Phương Đông, cũng đã quá tuổi nghỉ hưu. Ngài có thể ở lại thêm vài tháng và hồng y Dominique Mamberti hiện là Chủ tịch Tối cao Pháp viện Tòa Thánh thay thế. Và ai sẽ đứng đầu Tối cao Pháp viện? Có thể là tổng giám mục Filippo Iannone, chủ tịch hiện tại của Hội đồng Giáo hoàng về Văn bản Lập pháp. Và người đứng đầu Bộ phận Lập pháp sẽ là giám mục Marco Mellino, thư ký của Hội đồng Hồng y và là một trong những người soạn thảo cuộc cải cách Giáo triều.
Sau đó, sẽ là một loạt các thư ký mới được đề cử, các vai trò được xác định lại và khởi động lại bộ máy Giáo triều. Vì thế ngày thứ hai này sẽ được ghi nhớ như ngày Giáo triều thực sự trở thành Giáo triều của Đức Phanxicô.
Như thế ngay khi loan báo công nghị tháng 8, chỉ trong một tuần Đức Phanxicô đưa ra một hình thức dứt khoát cho bộ mặt Giáo hội mà ngài mong muốn. Nếu ngài qua đời trước ngày công nghị, các hồng y đã được công bố nhưng chưa được phong sẽ không trở thành hồng y. Dù vậy ngài cũng đã góp phần chỉ đạo mọi thứ, đưa ra các dấu hiệu chính xác và củng cố những người trung thành với ngài.
Do đó, cuộc cải tổ có thể có này phải được kết nối với ngày 27 tháng 8, nhưng nhất là với ngày 29 và 30 tháng 8. Ngày 27 tháng 8, ngài phong 21 tân hồng y, tạm thời nâng số hồng y cử tri lên 132 hồng y nếu có mật nghị. Trong số này có 62% do ngài phong.
Điều đáng chú ý là sẽ không có thánh lễ với các tân hồng y ngày 28, vì Đức Phanxicô sẽ ở Aquila cho truyền thống perdonanza celestiniana, ơn toàn xá đặc biệt của giáo hoàng Celestin V ban cho lãnh thổ của ngài. Giáo hoàng Celestine V là giáo hoàng đầu tiên từ nhiệm. Đức Bênêđíctô XVI đã để lại dây pallium của ngài trên mộ giáo hoàng Celestin V trong chuyến đi đến đây năm 2009, một dấu hiệu được xem như Đức Bênêđíctô XVI sẽ làm như Đức Celstin V đã làm. Vì vậy, cũng đáng chú ý khi Đức Phanxicô đến đây thay vì cử hành thánh lễ cùng với các tân hồng y.
Ngày 29 và 30 tháng 8, các hồng y sẽ nhóm họp đầu tiên kể từ năm 2015. Chủ đề thảo luận là cải tổ Giáo triều. Cũng sẽ như vậy với năm 2022. Điểm khác biệt là năm 2015, vấn đề là làm thế nào để cải tổ Giáo triều. Còn năm 2022, Đức Phanxicô sẽ yêu cầu các hồng y ghi nhận những công việc đã được thực hiện.
Tuy nhiên, cuộc gặp này sẽ rất quan trọng, vì đây là lần đầu tiên, các hồng y cũ và mới có dịp tìm hiểu nhau, hiểu những gì người này người kia nghĩ, và thậm chí có thể nghĩ đến việc kế vị giáo hoàng Phanxicô.
Một số người nghĩ đến một cử chỉ nổi bật của ngài, chẳng hạn việc ngài từ nhiệm. Tuy nhiên, thay vào đó, bây giờ lại có ý tưởng bắt đầu thay đổi các quy tắc. Hồng y Oscar Andrés Rodríguez Maradiaga, người đứng đầu Hội đồng các hồng y cho biết đã đến lúc đưa ra các tiêu chuẩn cho việc từ nhiệm của một giáo hoàng và cải tổ bộ giáo luật.
Do đó có khái niệm có những người ở vị trí hợp pháp, phù hợp với tư tưởng của giáo hoàng Phanxicô, cho một cuộc đảo chính thực sự, một “cú sốc và kinh hãi” sẽ vô hiệu hóa mọi phản kháng. Những âm thanh này giống như những lời khó nghe, và có thể chúng là như vậy. Tuy nhiên, điều đáng chú ý, gần đây, vụ đình chỉ truyền chức ở giáo phận Toulon ở Pháp chủ yếu vì họ theo khuynh hướng truyền thống.
Trên thực tế, một cáo buộc giám mục địa phương đã không đào tạo các linh mục tương lai theo tinh thần phụng vụ công đồng. Và vì thế việc Cử hành thánh lễ theo phụng vụ tiền Công đồng, hủy bỏ sự tự do hóa của nghi thức truyền thống, đã là một thử nghiệm: theo cách nó được áp dụng, người ta có thể hiểu cách các giám mục có chấp thuận đường lối của giáo hoàng hay không.
Nếu sự kháng cự có phát triển bây giờ hay không, vẫn còn phải chờ xem. Rốt cuộc, cái được gọi là phản kháng là một cuộc đụng độ biện chứng, tuy nhiên, điều này đã không bao giờ ngừng đối với sự tuân thủ giáo hoàng. Bây giờ đã có điều gì đó đã thay đổi, bằng chứng là số phiếu bầu cho hồng y Zuppi làm chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý: ngài không phải là ứng viên của giáo hoàng, nhưng là ứng viên mà giáo hoàng không thể từ chối.
Vậy sau biến động này, bầu khí của Giáo hội sẽ như thế nào, nếu nó xảy ra? Liệu nỗi sợ hãi có thắng thế? Và liệu nỗi sợ này có còn cho đến mật nghị sắp tới không?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Chụp quang tuyến tân hồng y cử tri đoàn