Ở Âu châu rất khó để hiểu vì sao Putin khăng khăng muốn giải-nazi-hóa cho Ukraine
la-croix.com, Bernard Lecomte, nhà báo, nhà văn, chuyên gia về lịch sử Đông Âu và Vatican, 2022-03-15
Tại sao lại có cuộc chiến này? Theo nhà báo, nhà văn Bernard Lecomte muốn hiểu động cơ của Vladimir Putin, sẵn sàng cô lập đất nước mình để xâm lược Ukraine, thì cần phải nhìn vào lịch sử Nga, và những gì quyền lực rút ra từ đó: một tưởng tượng “chiến thắng” cực kỳ mạnh và một ám ảnh giải-nazi-hóa cho Ukraine.
Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp báo thường niên ở Mátxcơva ngày 23 tháng 12 năm 2021. NATALIA KOLESNIKOVA / AFP
Vladimir Putin muốn gì? Ông sẵn sàng đi bao xa để tiêu diệt Ukraine? Làm thế nào để buộc ông chấm dứt cơn ác mộng này? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta phải quên tất cả tính hợp lý mà người phương Tây chúng ta phân tích nguyên nhân, phương pháp và hậu quả của chiến tranh. Chính ở Nga việc này đã hình thành cách đây nhiều năm, và cũng chính ở Nga, nó kết thúc. Giờ đây, Nga là đất nước mà lý trí của thuyết Đê-các luôn bị bóp nghẹt, bởi những luồng tư tưởng đậm nét đam mê, thần thoại, tâm linh, tình cảm, thái quá và phi lý.
Chúng ta nhớ trong đầu lời nhắc này, chúng ta thử giải mã bài phát biểu của tổng thống Nga. Đầu tiên, Vladimir Putin sẽ quyết định ngừng bắn khi ông có thể tuyên bố và ăn mừng trước nhân dân “chiến thắng” của mình. Chúng ta hãy rõ ràng: khái niệm này không liên quan gì đến thực tế. Bởi vì Putin, bất kể điều gì xảy ra, ông đã thua trong cuộc chiến. Ngay cả khi chiếm được toàn bộ Ukraine, ông sẽ không xóa được thất bại quân sự và chính trị của những ngày đầu tiên, đó là chứng kiến quân đội ông lao vào Kyiv và cho phép ông thay thế tổng thống Zelensky bằng một chính phủ bù nhìn theo gót chân ông.
Một vệ tinh
Ông cũng sẽ không thể biến Ukraine trở thành vệ tinh lâu dài của Nga một lần nữa, vì “hoạt động quân sự” của ông đã kích động lòng yêu nước sâu đậm của người Ukraine, trước sự ngạc nhiên của thế giới, sẽ biến đất nước bị chiếm đóng này thành một Afghanistan ở trung tâm châu Âu. Hơn nữa, có cần phải nhấn mạnh rằng cuộc chiến “chống NATO” của ông đã làm cho Liên minh Đại Tây Dương tái sinh và đưa vào hư không giấc mơ trở lại địa chiến lược của những năm 1990. Liệu ông có thể giành được “chiến thắng” nào?
”Chiến thắng” là huyền thoại cơ bản của mọi cường quốc. Nhưng ở Nga, từ “Pobieda” còn vang dội hơn từ “Chiến thắng” ở Hoa Kỳ. Văn hóa Nga đương đại, từ sách giáo khoa đến các tác phẩm điện ảnh hay văn học, dựa trên ý tưởng này, nước Nga luôn “chiến thắng” tất cả bất hạnh của mình – Cách mạng, chủ nghĩa cộng sản, khủng bố Đỏ, thế chiến, sự sụp đổ của Liên Xô, v.v. . Chính cảm giác này, được đa số người Nga chia sẻ, giải thích các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt sẽ không kích hoạt bất kỳ cuộc cách mạng nào ở đất nước này, vốn đã từng chứng kiến những nước khác – và họ không ngừng khoe khoang điều này.
“Thắng người quốc xã”
“Chiến thắng” nào Putin có thể tự hào sau khi vi phạm luật pháp quốc tế, xâm lược một quốc gia có chủ quyền, san bằng toàn bộ các thành phố, tấn công dân thường và dí đất nước mình trong nhiều thập kỷ bị nhân loại cấm đoán? Câu trả lời hầu như không thể hiểu được cho một người châu Âu: tổng thống Nga phải có quyền tự hào về việc đã “đánh bại quốc xã”.
Ở châu Âu, khó có thể hiểu được sự khăng khăng của Putin đối với việc “giải-nazi-hóa” cho Ukraine, đó là yêu cầu chính của ông, ngay cả trước khi đất nước bị vô hiệu hóa. Đó là vì nền tảng của dân tộc Nga, bệ đỡ cho lòng yêu nước của họ, là “chiến thắng đức quốc xã” năm 1945, mà cho đến bây giờ vẫn còn hàng ngàn lễ kỷ niệm tưng bừng, các buổi lễ vinh danh lòng yêu nước, các cuộc biểu tình của quần chúng, v.v.
Bỏ sạch ký ức cũ
Huyền thoại “chiến thắng đức quốc xã” đã kết thúc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (ở Nga, người ta không nói là Thế chiến thứ hai) năm 1945, không chỉ là tấm xi măng ràng buộc Liên Xô và còn ràng buộc người Nga, nó cũng là bức màn bị kéo xuống trên một quá khứ vừa đáng sợ lại vừa nhục nhã: goulag-hóa, chủ nghĩa Stalin, các vụ thanh trừng, các vụ án ở Mátxcơva v.v. Chính vì vậy, đó là lý do vì sao Putin truy nã tất cả các nhà sử học, những người làm việc cho việc quật mồ ký ức này, bắt đầu bằng hiệp hội Tưởng niệm: quá khứ này phải xóa sạch!
Nói một cách cụ thể, sẽ không có cuộc đàm phán Nga-Ukraine nào thành công nếu nó không cho phép Putin chiến thắng tuyên bố rằng ông đã “đánh bại chủ nghĩa quốc xã”. Chắc chắn tổng thống Zelensky có thể công khai đặt lên bàn cân việc giải tán tiểu đoàn Azov nổi tiếng (vài ngàn chiến binh cực hữu) hoặc giải tán một hoặc hai nhóm chính trị tân quốc xã (đã giành được khoảng 2% trong các cuộc bầu cử ở Miền Tây của đất nước). Nhưng liệu điều đó có đủ để Putin may và mặc lên bộ đồng phục lấp lánh của “người chiến thắng quốc xã” cho phép ông tiếp tục nắm quyền ở Mátxcơva không?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Tác giả Bernard Lecomte đã viết quyển sách Các bí mật của Điện Kremlin (Les Secrets du Kremlin, nxb. Perrin, 2016) và KGB. Lịch sử thực sự của cơ quan mật vụ xô viết (La véritable histoire des services secrets soviétiques nxb. Perrin, 2021).
Bài đọc thêm: Ukraina: Putin “chơi cờ vua, đi bốn nước trước”
Theo nhà báo Bernard Lecomte, “nước Nga mê hoặc tất cả các giáo hoàng”