Chuyến đi của Đức Gioan-Phaolô II đến Ukraine năm 2001 có phải là chuyến đi tiên tri không?

324

Chuyến đi của Đức Gioan-Phaolô II đến Ukraine năm 2001 có phải là chuyến đi tiên tri không?

fr.aleteia.org, Marzena Devoud, 2022-03-14

Đức Gioan-Phaolô II trong chuyến đi lịch sử đến Ukraine từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 6 năm 2001.

Sử gia Bernard Lecomte, theo dõi hầu hết các chuyến tông du của Đức Gioan-Phaolô II, ông kể về chuyến thăm Ukraine tháng 6 năm 2001: “Chưa bao giờ có ai nói nhiều về Ukraine như ngài.” Trong chuyến đi lịch sử này, ngài không ngừng nhắc người dân Ukraine về bản sắc dân tộc và châu Âu của họ. Những từ đã mang một ý nghĩa rất đặc biệt kể từ khi Nga bắt đầu cuộc tấn công vào Ukraine ngày 24 tháng 2.

“Nhưng Đức Gioan-Phaolô II đang làm gì ở Kyiv vậy?” Đó là câu hỏi người dân Ukraine đặt ra khi họ thấy chiếc xe giáo hoàng đi trên đường phố Kyiv, thủ đô Ukraine ngày thứ bảy 23 tháng 6 và ngày chúa nhật 24 tháng 6 năm 2001. Được dự kiến từ lâu và được mong chờ từ lâu trong lời cầu nguyện, chuyến đi đến Kyiv, chiếc nôi kitô giáo ở Nga luôn là giấc mơ của Nga.

Đức Gioan-Phaolô II ban phép lành cho giáo dân hành hương trong thánh lễ tại trường đua ngựa ở Lviv, ngày 26 tháng 6 năm 2001. AFP

Dĩ nhiên Đức Gioan-Phaolô II biết ngài chấp nhận rủi ro rất lớn khi đến Ukraine, đặc biệt là vì bối cảnh chính trị lúc đó rất hỗn loạn. Vài tuần trước đó, Thủ tướng theo chủ nghĩa cải cách Victor Yushchenko bị lật đổ, sau một năm khủng hoảng bản sắc và chính trị cùng một lúc. Về phần tổng thống, Leonid Kuchma, ông dường như mất uy tín vĩnh viễn ở đất nước ông.

Tin chắc về vai trò chính trị và tôn giáo của Ukraine là “cầu nối” giữa “hai lá phổi” của lục địa già (phương Tây với Tây Âu và phương Đông với Nga), Đức Gioan-Phaolô II cảm thấy gần gũi thiêng liêng với Ukraine ngay lập tức.

Sau đó chuyến tông du của ngài đến Ukraine mang một một ý nghĩa hoàn toàn mới mà “chỉ một người đã sống ở Ba Lan dưới chế độ cộng sản mới có thể nhìn thấy, ngoài mọi mong đợi”, bà Anne Daubenton, nhà khảo luận đã viết trong quyển sách Ukraine, độc lập bằng mọi giá (Ukraine, l’indépendance à tout prix, nxb. Buchet-Chastel). Vào thời điểm bị suy yếu bởi cuộc khủng hoảng, một số người Ukraine đặt câu hỏi về nền độc lập mà đất nước họ mới giành được mười năm trước đó, Đức Gioan-Phaolô II không ngần ngại nhắc cho họ nhớ Ukraine là đất nước nào. Nói tiếng Ukraina hoàn hảo, ngài nhắc lại quá khứ và truyền thống của đất nước láng giềng Ba Lan này. Ngài trích dẫn các nhà thơ và nhà văn vĩ đại nhất của đất nước, ngài còn hát một số bài hát dân gian mà nhiều người Ukraine đã quên. Không lay chuyển, ngài chắt lọc thông điệp của ngài bằng cách nhấn mạnh vào thiên chức châu Âu của Ukraine:

“Chữ Ukraine nhắc anh chị em nhớ tầm vĩ đại của quê hương anh chị em, qua lịch sử, Ukraine minh chứng thiên chức độc nhất của mình, là biên giới và là cửa ngõ giữa Đông và Tây. Qua nhiều thế kỷ, đất nước này là ngã tư ưu đãi của các nền văn hóa khác nhau, là điểm gặp gỡ giữa tinh thần phong phú của phương Đông và phương Tây. Có một thiên chức châu Âu rõ ràng ở Ukraine, lại được nhấn mạnh nhờ nguồn gốc kitô giáo trong nền văn hóa của anh chị em. (…) Cầu xin mảnh đất này tiếp tục hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, với niềm tự hào được bày tỏ qua nhà thơ mà tôi đã trích dẫn (Taras Shevchenkon) khi ông viết: ‘Trên thế giới không có một Ukraine khác, trên thế giới không có một dòng sông Dnieper -Danube khác’. Xin anh chị em, những người sống trên mảnh đất này đừng quên nó!”

Một chuyến đi tiên tri

Tin chắc về vai trò chính trị và tôn giáo của Ukraine là cầu nối” giữa “hai lá phổi” của lục địa già (phương Tây với Tây Âu và phương Đông với Nga), Đức Gioan-Phaolô II cảm thấy gần gũi thiêng liêng với Ukraine ngay lập tức.

 

 Một triệu người Ukraine đã tập trung tại trường đua ngựa ở Lviv ngày 27 tháng 6 – 2001 để dự lễ phong chân phước cho 28 vị tử đạo. AFP

Theo sử gia Bernard Lecomte, tác giả quyển Thế giới theo Đức Gioan-Phaolô II (Le monde selon Jean Paul II, nxb. Tallandier) thì sứ mệnh này của Đức Gioan-Phaolô II không có gì đáng ngạc nhiên. Karol Wojtyla đã là giáo sư thần học ở Lublin, thành phố rất gần biên giới Ukraine. Đối với ngài, “Ukraine là ngôi vườn bên cạnh: ngài gần như đang ở trong nhà mình, ngài hiểu Ukraine hơn người Ukraine”, nhà sử học giải thích với trang Aleteia, ông còn nhớ, “sự kiện đầu tiên diễn ra một ngày trước chuyến đi của ngài năm 2001: các cuộc biểu tình chống chuyến đi của ngài… do Tòa Thượng Phụ của Mátxcơva dẫn đầu!”. Hơn nữa, chữ mà tất cả những lời chỉ trích của những người chống ngài lúc đó là chữ “chiêu dụ”. Tác giả Bernard Lecomte giải thích: “Một điểm tương đồng đáng kinh ngạc trong việc dùng từ này, ở đây chúng ta thấy dây thần kinh cân não của cuộc chiến hiện tại. Đây là điểm mà Vladimir Putin chỉ trích người châu Âu. Đây là lý do vì sao ông được Tòa Thượng phu ủng hộ, và cũng là nơi đã buộc tội Đức Gioan-Phaolô II chiêu dụ.”

Vì thế trong bối cảnh này, Đức Gioan-Phaolô II đã cho người Ukraine một bài học lớn trong lịch sử. Trước khi rời Kyiv ngày 27 tháng 6 năm 2001, ngài đã nói với người Ukraine câu tiên tri: “Xin cám ơn đất nước Ukraine đã bảo vệ Âu châu trong cuộc chiến anh hùng không ngơi nghỉ để chống những kẻ xâm lăng!”

Ngày nay, chiều kích tiên tri của cụm từ này của ngài đã mang một chiều kích bất ngờ cũng như ấn tượng.

“Xin cám ơn đất nước Ukraine đã bảo vệ Âu châu trong cuộc chiến anh hùng không ngơi nghỉ để chống những kẻ xâm lăng!”, câu này ngài đã nói câu này bằng tiếng Ukraina.

Một tu sĩ Dòng Tên làm ở Đài phát thanh Vatican cho biết, trước khi đi Ukraine, ngài đã học tiếng Ukraine. Ngài là người nói được nhiều thứ tiếng và rất trọng ngôn ngữ. Ngài cố gắng mỗi ngày đọc một đoạn Phúc âm bằng tiếng Nga. Ngài không đọc liên tục, nhưng vào những thời điểm đặc biệt, ngài đã đọc. Ngài là giáo hoàng “hiện đại” đầu tiên cử hành theo nghi thức phương Đông ở Đền thờ Thánh Phêrô.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: “Chừng nào Putin còn nắm quyền, sẽ không ai được an toàn. Không một ai trong chúng ta “

Sự can thiệp của Nga: “Hôm qua là Aleppo, hôm nay là Kyiv và ngày mai sẽ là Âu châu”