Đôi giày của giáo hoàng: Một biểu tượng chính trị?
sciencespo.fr, Philippe Perchoc, nhà phân tích EPRS, phụ trách đối thoại giữa các tôn giáo, tháng 3 – 2017
Tháng 12 năm 2016, thông tin trên các trang đầu báo chí Ý: không báo trước, Đức Phanxicô đến tiệm giày để mua đôi giày chỉnh hình. Chuyện này có gì thú vị, nếu không là một nguyên thủ quốc gia tự đi mua giày của mình? Rất đơn giản vì nó khơi cuộc tranh luận liên quan đến cuộn giấy cảo thơm thế kỷ thứ 9, đề cập đến việc “hiến tặng Constantin” được cho là đã diễn ra vào thế kỷ thứ 4.
Quan tâm đến câu chuyện về đôi giày này, chúng ta không những đi vào lịch sử cổ đại của Giáo hội phương Tây, mà còn đi vào cả chính trị đương đại của Giáo hội và Vatican. Đối với quyền lực như quyền lực của một giáo hoàng chủ quyền, vốn xuất phát từ những diễn giải về thế giới và tính siêu việt, các biểu tượng hữu hình là một thuộc tính thiết yếu, mà các nhà ngoại giao không thể không xem xét kỹ lưỡng.
Đúng vậy, trong lần điện thoại với người em gái ở Buenos Aires, Đức Phanxicô cho biết ngài không mang đôi giày đỏ như người tiền nhiệm, vì đó là “thuộc tính của hoàng gia”.
Nguồn gốc đôi giày vải của giáo hoàng đến từ đâu?
Tập tục là những con la mang cây thánh giá để tín hữu hôn chân giáo hoàng, một tập tục hoàng gia được duy trì cho đến thời giáo hoàng Gioan XXIII (1958-1962), nhưng Đức Phaolô VI đã xóa bỏ cũng như ngài đã bỏ vương miện ba tầng.
Nhưng “thuộc tính hoàng gia” này đến từ đâu? Rất đơn giản, đó là việc cho rằng các giáo hoàng là hoàng đế ở phương Tây và là người nắm giữ quyền lực trên trần thế. Vào thế kỷ thứ 9, lần đầu tiên một tài liệu gọi là “hiến tặng của Constantin” được chứng nhận, hoàng đế la-mã Constantine (310-337) – cũng là vị hoàng đế đã nhận kitô giáo là tôn giáo cá nhân của mình và làm kitô giáo thành hợp pháp – đã phó thác phương Tây cho giáo hoàng Sylvester I, người kế vị Thánh Phêrô.
Qua sự dâng tặng này, vua Constantin làm cho giáo hoàng được ưu tiên hơn các Giáo hội phương Đông, sở hữu các nhà thờ Lateran, Đền thờ Thánh Phêrô, đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành Rôma và mang phù hiệu hoàng gia. Chính từ đó mà một số phong tục biểu tượng bắt nguồn: tục lệ hôn chân hoàng đế (“proskynesis” được mang về từ Ba Tư) và việc dùng màu tím đỏ của hoàng đế (được dùng ở Rôma và Byzantium).
Dù đã được chứng tỏ vào năm 1440 bởi nhà nhân văn Lorenzo Valla – người đã gặp rắc rối với Tòa án Dị giáo vì đã khẳng định Sách Công vụ Tông đồ là sau này và tài liệu về “sự hiến tặng” là giả mạo, thì việc thực hành này sẽ vẫn tồn tại, cũng như việc tự cho cai quản phương Tây, và “những giày vải giáo hoàng” cùng với. Nó cô đọng cho vấn đề chính trị này.
Đôi giày vải của Đức Piô VII được trưng bày tại Bảo tàng Saint-Jean-de-Maurienne ở Savoie
Ai mang những đôi giày này?
Chúng ta ghi nhận, tất cả giáo hoàng hiện đại không mang đôi giày “vải giáo hoàng” nguyên thủy. Đó là trường hợp giáo hoàng Biển Đức XV (1914-1922), nhưng sau này chúng được thay bằng đôi giày da màu đỏ. Nhưng nếu những đôi giày vải ban đầu bị bỏ rơi vào những năm 1920, thì những đôi giày này vẫn còn là một đặc nét của hoàng gia cho đến thời giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Trên thực tế ngài chọn màu ít sáng hơn, có thể thấy đây là đôi giày thường. Nhưng ngược lại, Đức Bênêđíctô XVI gắn bó với truyền thống, ngài mang lại đôi giày màu đỏ tươi, những đôi giày Đức Phanxicô không mang, ngài mang giày chỉnh hình của ngài.
Cuối cùng, như một cựu nhà ngoại giao Pháp tại Tòa Thánh, những biểu tượng hữu hình này được các nhà quan sát xem xét kỹ. Chúng có một ý nghĩa chính trị, đặc biệt là trong thông điệp gởi đi khi Giáo hội ngày nay đang bị lung lay bởi những căng thẳng giữa những người bảo thủ và những người tiến bộ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô có giải thiêng hóa chức vụ giáo hoàng không?