Chiến tranh của các nghi thức và sự kết thúc của đạo công giáo

82

Chiến tranh của các nghi thức và sự kết thúc của đạo công giáo

Phụng vụ, trong một thế giới phi thiên chúa hóa khao khát sự siêu việt, là công cụ quý giá để chạm đến con người. Nhưng ý chí của “những người gìn giữ truyền thống” tiếp tục dâng nghi lễ theo nghi thức của họ, thể hiện sự lệch lạc cá nhân trong một xã hội nơi “cùng nhau” dâng lễ trở nên bất khả thi.

la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, 2022-01-13

Sau quyết định của Đức Phanxicô về việc hạn chế sử dụng nghi thức Triđentinô, phụng vụ có trước công đồng, Giáo hội đã trở thành chiến trường giữa các nhà nguyện khác nhau, “người gìn giữ truyền thống” chống “người cánh tả”. Và ngược lại. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra, nghi thức ở Pháp có truyền thống chia rẽ, kể từ cuộc ly giáo của những người theo chủ nghĩa chính thống của phái Lefebvre. Nhưng bạo lực ngày càng mới của những phe đối lập là điều khá làm hoang mang. Và những người đương thời với chúng ta ở ngoài Giáo hội nên hiểu gì? Có lẽ là không hiểu gì. Cùng lắm họ xem đây là một truyền thống kỳ lạ, một kiểu làng nhỏ bám vào những cuộc cãi vã không thể hiểu nổi. Nếu chúng ta dứt khoát muốn đặt Giáo hội công giáo ra khỏi thế giới, thì chúng ta sẽ không làm theo cách nào khác.

Thật tai hại, vì chính xác đó là điều mà phụng vụ nên được dùng: để nói về đức tin với thế giới. Và đừng moi ruột chúng ta. Phụng vụ là một ngôn ngữ. Một cách dâng mà mỗi người có thể tham dự vào, kể cả và nhất là những người ngoại đạo. Đúng là ở Pháp phụng vụ thường bị làm qua quít. Đã quá lâu chúng ta nghĩ rằng phụng vụ là thứ yếu của tôn giáo, vì nó quá xa vời với cuộc sống hàng ngày của tín hữu. Vì thế chúng ta quen với những thánh lễ chúa nhật tầm thường, không sức sống và nhàm chán khủng khiếp.

Đó là một sai lầm. Tôn giáo không có phụng vụ thì sẽ biến Giáo hội thành một tổ chức nhân đạo phi chính phủ. Đặc biệt trong trong thế kỷ 21, phụng vụ trong một thế giới phi thiên chúa hóa khao khát sự siêu việt, là công cụ quý giá để chạm vào con người. Nhiều hơn tất cả các bài phát biểu về đạo đức hoặc chính trị của một tổ chức giáo hội hoàn toàn mất uy tín, cũng như tất cả các thể chế khác. Phụng vụ của thánh lễ mang đến tất cả các yếu tố để quyến rũ người đương thời chúng ta: phụng vụ nói về mầu nhiệm đức tin qua Lời, chứ không chỉ về các giá trị. Chúng ta sống một cái gì đẹp ở đó. Và chúng ta cùng sống với nhau. Một phụng vụ cao đẹp, thiêng liêng và được sống trong sự hiệp thông của tất cả mọi người. Hồng y Y Lustiger hoàn toàn hiểu rõ điều này, nếu chúng ta nghĩ về Ngày Thế Giới Trẻ 1997, với phụng vụ rửa tội được hai triệu người theo dõi tại Parc des Princes. Phụng vụ phải là công cụ mạnh mẽ để truyền đức tin.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch